Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

[CÁNH GIÁC] Ngứa da đầu do bệnh gì? Làm thể nào để hết ngứa, hết gàu?

Gàu, bụi bẩn, bã nhờn… là những nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị ngứa da đầu. Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài với mức độ nặng hơn, đừng chủ quan vì có thể bạn đã mắc phải một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các nguyên nhân gây ngứa, triệu chứng nhận biết và cách điều trị, xử lý khi gặp phải tình trạng này. 

Ngứa da đầu là bệnh gì? Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Cảm giác ngứa da đầu không chỉ gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống, khiến người bệnh trở nên mất tự tin, e ngại, mặc cảm. Đây còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý người bệnh nên cảnh giác như:

1. Ngứa da đầu do nấm

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ngứa ở vùng da đầu kèm theo các mảng vảy trắng, nhỏ trông như gàu, có thể bạn đã bị nấm da đầu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngứa và rụng tóc ở người bệnh. Bệnh thường xuất hiện ở những người có thói quen vệ sinh kém, lười gội đầu, để tóc ướt đi ngủ, dùng chung vật dụng cá nhân với người khác…

Khi bị nấm, vùng da đầu của người bệnh có thể xuất hiện những mảng gàu dạng vảy tròn, kích thước nhỏ, kèm theo tình trạng viêm nhiễm, lở loét, ngứa ngáy và khô cứng tóc. Ở giai đoạn đầu các vảy tiết có kích thước nhỏ, chỉ bám trên tóc. Khi bệnh nặng hơn, da đầu tạo thành các mảng lớn, rơi rụng ra ngoài, nhất là khi cào gãi nhiều.

2. Ngứa do gàu

Gàu là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ngứa ngáy khó chịu trên da đầu

Gàu thực chất là một loại tế bào chết, do nấm men Melissa hoạt động trên da đầu gây ra. Đây là nguyên nhân gây ngứa da đầu dữ dội ở hầu hết chúng ta. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, mà còn làm các nang tóc trở nên yếu, dễ gãy rụng hơn.

Chuyên gia tư vấn phương pháp chữa bệnh VIÊM DA hiệu quả, KHỎI sau MỘT LIỆU TRÌNH
TTƯT. BSCKII Lê Phương – Giám đốc Chuyên môn Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102 tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả nhất, khỏi sau 1 liệu trình, không tái phát.

3. Ngứa do dị ứng da đầu

Bạn hoàn toàn có thể bị ngứa da kèm theo bong tróc da đầu, rụng tóc nếu bị dị ứng với các thành phần có trong dầu gội, dầu xả hoặc các sản phẩm uốn nhuộm, tạo kiểu tóc. Tình trạng này dễ gặp hơn ở những người có cơ địa nhạy cảm hoặc có tiền sử mắc các bệnh cơ địa như hen suyễn, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng…

4. Ngứa da đầu do bệnh viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã da đầu là tình trạng rối loạn gây kích ứng ở vùng da có nhiều tuyến bã nhờn, trong đó có da đầu. Khi bị bệnh, da đầu người bệnh thường xuất hiện nhiều vảy gàu, ngứa và đỏ rát. Các triệu chứng này có thể nhanh chóng lan rộng xuống cổ, mặt, gáy nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Bệnh có thể làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và làm mất tự tin khi giao tiếp.

Viêm da tiết bã nhờn liên quan nhiều đến các yếu tố miễn dịch và di truyền. Do vậy, bệnh thường có xu hướng dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm.

5. Ngứa do bệnh viêm nang lông

Viêm nang lông là căn bệnh ngoài da phổ biến. Bệnh thường khởi phát ở vùng da có nhiều nang lông như tay, chân, lưng, đầu. Căn nguyên gây bệnh thường gặp nhất là do tụ cầu vàng. Ngoài ra, bệnh có thể hình thành do vi khuẩn Gram âm, nấm sợi, nấm men, nhiễm vi rút herpes, u mềm lây và ký sinh vật demodex. 

Các biểu hiện thường gặp nhất của bệnh viêm nang lông là:

6. Ngứa da đầu do bệnh vảy nến

Vảy nến da đầu là một dạng rối loạn tăng sinh các tế bào sừng do yếu tố miễn dịch và di truyền

Vảy nến da đầu xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, dẫn tới các tế bào sừng non hình thành nhiều, xếp chống lên nhau. Khi bị vảy nến, người bệnh thường xuất hiện các mảng da bong tróc màu trắng hoặc hơi hồng, phổ biến ở đường chân tóc, gây ngứa, khô, nứt nẻ, chảy máu hoặc dịch vàng. Các mảng da này thường mảng trên da đầu như gàu, sau đó lan rộng ra những vùng da ở cổ và gáy.

7. Ngứa da đầu do bệnh mề đay

Mề đay mẩn ngứa là tình trạng dị ứng da do các tác nhân bên ngoài. Khi tiếp xúc với da đầu, những tác nhân này sẽ kích thích cơ thể kích hoạt các phản ứng dị ứng gây viêm, phù, ngứa ngáy, sưng, nổi mẩn đỏ… Vào mùa hè, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn hoạt động mạnh là điều kiện thuận lợi để gây nên tình trạng này.

8. Ngứa da đầu do bệnh á sừng

Tương tự như vảy nến, á sừng cũng là tình trạng viêm da đầu làm xuất hiện nhiều vảy trắng bong tróc như gàu, gây ngứa ngáy dữ dội. Bệnh thường xảy ra hơn vào mùa đông, dễ tiến triển thành mãn tính. 

Á sừng da dầu có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên bệnh thường có xu hướng phổ biến hơn ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, hóa chất….

9. Ngứa da đầu do bệnh ung thư da

Ung thư da có thể phát triển ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể. Tuy nhiên, ung thư da ở đầu thường có xu hướng nặng hơn do vùng da này tập trung nhiều dây thần kinh. 

Một số nguyên nhân có thể gây ung thư da đầu như:

10. Ngứa da đầu liên quan đến bệnh dây thần kinh

Bao gồm:

Sẹo sau rụng tóc có khiến người người bệnh cảm thấy ngứa, châm chích thường xuyên

11. Các nguyên nhân khác

Ngoài những bệnh lý phổ biến trên, người bệnh có thể gặp phải tình trạng ngứa da đầu do một số nguyên nhân khác như:

Các triệu chứng đi kèm ngứa

Tùy thuộc vào từng bệnh lý, mức độ ngứa và các triệu chứng đi kèm có thể khác nhau. Cụ thể, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác đi kèm những cơn ngứa da đầu như:

Bị ngứa da đầu có nguy hiểm không? Khi nào cần đi gặp bác sĩ

Phần lớn các trường hợp ngứa da đầu đều không gây nguy hiểm đến tính mạng hay đe dọa sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này gây ra không ít phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, khiến người bệnh trở nên khó  chịu, tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp. Nếu kéo dài, người bệnh hình thành thói quen cào gãi có thể gây nguy cơ tổn thương da đầu, làm tăng các kích thích thần kinh ở vùng đầu, có thể dẫn tới bệnh viêm da thần kinh.

Ngoài ra, với các trường hợp ngứa da do bệnh lý, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, người bệnh nên điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Cần cảnh giác với những trường hợp ngứa do bệnh lý, hoặc xuất hiện mụn mủ trên đầu

Nếu xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám ngay:

Các phương pháp trị ngứa da đầu hiệu quả

Tùy vào nguyên nhân và mức độ ngứa khác nhau, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị như:

Trị ngứa da đầu tại nhà bằng mẹo dân gian

Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp ngứa ở mức độ nhẹ, chưa có biến chứng hoặc dấu hiệu nhiễm trùng.

Nha đam không chỉ giúp cải thiện ngứa da đầu mà còn giúp nuôi dưỡng và phục hồi tóc hiệu quả

Cách điều trị ngứa da đầu bằng thuốc Tây

Các loại thuốc tây được sử dụng với mục đích giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng bên ngoài. Do đó tủy vào nguyên nhân bệnh, mỗi trường hợp sẽ được sử dụng phác đồ điều trị khác nhau. 

Các loại thuốc Tây được sử dụng phổ biến trong chữa ngứa da đầu gồm:

Các loại thuốc Tây có ưu điểm cho tác dụng nhanh và tiện lợi khi sử dụng. Tuy nhiên, chúng có thể mang lại nhiều tác dụng không mong muốn, đặc biệt là khi dùng kéo dài hoặc dùng sai cách. Do vậy, người bệnh nên đi khám để được kê đơn và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn.

Dầu gội trị ngứa da đầu

Với những trường hợp ngứa da đầu do bệnh vảy nến, á sừng hoặc các bệnh nấm, gàu, người bệnh có thể sử dụng những loại dầu gội sau:

Mỗi loại dầu gội phù hợp với từng thể bệnh khác nhau

Bị ngứa da đầu nên làm gì? Ăn gì? Kiêng gì?

Để nhanh chóng chấm dứt tình trạng ngứa da đầu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt và dinh dưỡng hằng ngày như:

Bị ngứa da đầu nên – không nên làm gì?

Bị ngứa da đầu nên ăn gì?

Người thường xuyên bị ngứa da đầu nên bổ sung các dưỡng chất từ thực phẩm để ngăn ngừa tái phát

Không nên ăn gì?

Chăm sóc và phòng bệnh

Người bệnh nên chủ động phòng ngừa ngứa da đầu bằng cách:

Trên đây là những thông tin cơ bản cần biết về ngứa da đầu. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống mà còn cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan trong việc thăm khám và điều trị, đặc biệt là khi các dấu hiệu có xu hướng kéo dài.

Xem thêm: Top 10+ thuốc chữa đau dạ dày cho trẻ em được chuyên gia đánh giá cao

Rate this post
Exit mobile version