Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Mụn nước ở kẽ ngón chân là bệnh gì? Làm sao khỏi?

Xuất hiện mụn nước ở kẽ ngón chân là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc do làn da bị ma sát. Kèm theo đó là triệu chứng ngứa ngáy, đau đớn vì ngón chân là khu vực tập trung khá nhiều dây thần kinh. Vậy mụn nước ở kẽ ngón chân là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào hiệu quả và an toàn?

Mọc mụn nước ở kẽ ngón chân là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra

Sự xuất hiện của những đốm mụn nước ngứa ngáy trên ngón chân thực chất không phải là một bệnh lý nào cụ thể mà chỉ là một trong những triệu chứng cảnh báo các bệnh lý ngoài da. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này, tuy nhiên bệnh được đánh giá có mối liên hệ mật thiết với các bệnh như: tổ đỉa, chàm eczema, vảy nến, viêm da cơ địa… cùng một số bệnh lý rối loạn ngoài da khác.

Mọc mụn nước ở kẽ ngón chân là bệnh gì?

Nếu nhận định chính xác nguyên nhân hay tác nhân gây bệnh sẽ giúp người bệnh hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh và chủ động thăm khám điều trị để ngăn ngừa các biến chứng ngoài ý muốn. Sau đây là một số bệnh lý hoặc các tác nhân bên ngoài làm tăng nguy cơ bị nổi mụn nước ở kẽ ngón chân.

1. Do bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là một trong những bệnh da liễu với triệu chứng đặc trưng như nổi mụn nước sâu li ti, cứng, có kích thước nhỏ chủ yếu ở các kẽ ngón chân, ngón tay và kéo theo làm bùng phát các cơn ngứa ngáy trên bề mặt da. Những triệu chứng bệnh thường kéo dài từ 2 – 4 tuần hoặc nhanh hơn nếu được chăm sóc điều trị đúng cách.

Bệnh không lây nhiễm trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng như bội nhiễm, nhiễm trùng, biến dạng móng nếu ổ khuẩn lây lan đến móng chân.

2. Bệnh chàm Eczema

Bệnh chàm – Eczema là một dạng bệnh viêm da với triệu chứng điển hình là những mảng chàm da đỏ, nổi mụn nước ở ngón chân. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, da đỏ rát, khô ráp gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, suy giảm chất lượng cuộc sống và khiến người bệnh tự ti, e ngại vì ngoại hình của mình.

Tùy theo từng thể trạng của người bệnh và thể bệnh mắc phải mà các triệu chứng sẽ khác nhau. Căn bệnh này được chia làm nhiều dạng như chàm khô, chàm ướt, chàm nước, chàm tiếp xúc…

Một số bệnh lý da liễu tự miễn có biểu hiện nổi mụn nước như tổ đỉa, chàm eczema, viêm da tiếp xúc, ghẻ lở…

3. Bệnh ghẻ

Ghẻ cũng là bệnh lý da liễu phổ biến, có tỷ lệ mắc cao và đặc trưng với triệu chứng nổi mụn nước ở kẽ ngón chân. Bệnh thường bùng phát chủ yếu vào thời điểm giao mùa, từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ghẻ là do sự xâm nhập tấn công của các loại vi khuẩn, nấm men thông qua các hoạt động hằng ngày như tiếp xúc với các loại hóa chất, nguồn nước bẩn ô nhiễm… và các tác nhân gây bệnh khác.

Những đốm mụn ghẻ này không chỉ khu trú mà còn có khả năng lây lan nhanh chóng sang các vùng da khỏe mạnh khác trên cơ thể. Không chỉ mụn nước mà bệnh còn gây ngứa ngáy dữ dội, bong tróc da đặc biệt là vào ban đêm vì đây là thời gian ghẻ cái hoạt động mạnh nhất.

4. Viêm da tiếp xúc

Bệnh viêm da tiếp xúc nói riêng và các bệnh lý viêm da khác nói chung khởi phát do da tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như hóa chất công nghiệp, dung dịch tẩy rửa, dung môi, kim loại coban, niken, vết cắn của côn trùng…

Lúc này, trên bề mặt da lần lượt xuất hiện một số triệu chứng như nổi mụn nước ở kẽ ngón chân, ngón tay, da bong tróc, viêm đỏ… Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách các triệu chứng sẽ nhanh chóng được kiểm soát, tuy nhiên cũng có thể tái lại bất kỳ lúc nào nếu gặp điều kiện thuận lợi.

5. Nhiễm nấm

Bàn chân bị nhiễm nấm cũng là một trong những nguyên nhân khởi phát triệu chứng bệnh nổi mụn nước ở kẽ ngón chân, da khô, nứt nẻ, bong tróc, chảy máu, da sậm màu hơn… Bên cạnh những bệnh lý da liễu vừa kể trên thì tình trạng nổi mụn nước ở kẽ ngón chân xảy ra có thể là do các nguyên nhân sau:

Ngón chân bị ma sát liên tục, đổ nhiều mồ hôi hay nhiễm nấm gây ngứa ngáy và làm mọc mụn nước

Nổi mụn nước ở kẽ ngón chân có chữa khỏi được không?

Các đốm mụn nước ở kẽ ngón chân là triệu chứng ngoài da và có mức độ, biểu hiện, thời gian phát bệnh khác nhau ở từng trường hợp bệnh. Dựa vào những yếu tố này mà bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám đánh giá, chẩn đoán dạng bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Vì vậy, việc chủ động thăm khám tại bệnh viện ngay khi xuất hiện triệu chứng mọc mụn nước ở kẽ ngón chân cùng các dấu hiệu ngoài da khác là điều phải thực hiện càng sớm càng tốt.

Nếu tình trạng nổi mụn nước là do mắc các bệnh lý tự miễn (tổ đỉa, chàm da, viêm da…) thường sẽ không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn được. Nếu điều trị và chăm sóc đúng cách thì triệu chứng sẽ biến mất, nhưng lại tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Còn những trường hợp mắc bệnh da liễu thông thường như ghẻ, lở hoặc nhiễm nấm, chỉ cần người bệnh phát hiện kịp thời và tiến hành điều trị, chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh.

Tình trạng nổi mụn nước ở kẽ ngón chân có chữa khỏi hay không phụ thuộc vào cách chữa, mức độ nặng nhẹ, dạng bệnh…

Thông thường, thời gian để người bệnh lấy lại làn da khỏe mạnh như ban đầu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thời điểm phát hiện bệnh, mức độ nặng hay nhẹ, dạng bệnh là gì, cơ địa, đặc điểm làn da, phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc da, ăn uống.

Biện pháp chẩn đoán mụn nước ở kẽ ngón chân được áp dụng phổ biến

Để chẩn đoán tình trạng nổi mụn nước ở kẽ ngón chân là bệnh gì, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, hình dạng, kích thước, số lượng mụn nước, có kèm theo các triệu chứng khác như ngứa ngáy, bong tróc da hay không.

Đây là quá trình vô cùng quan trọng không thể bỏ qua để có bác sĩ biết được căn nguyên gây bệnh xuất phát từ vấn đề gì. Để tăng độ chính xác cho kết quả chẩn đoán, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện thêm vài xét nghiệm như:

Biện pháp xử lý mụn nước ở kẽ ngón chân hiệu quả, an toàn

Tùy vào kết quả chẩn đoán mụn nước ở kẽ ngón chân là bệnh gì mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến, hiệu quả được nhiều người tin tưởng áp dụng.

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Dùng thuốc Tây điều trị tình trạng mụn nước ở kẽ ngón chân là biện pháp được ưu tiên áp dụng phổ biến nhất. Cách chữa này giúp đem lại hiệu quả cải thiện triệu chứng ngoài da nhanh chóng, trong một khoảng thời gian ngắn và tiện lợi trong việc sử dụng.

Tuy nhiên, biện pháp này cũng tồn tại mặt hạn chế là dễ gây ra tác dụng phụ cho da, cho sức khỏe nếu dùng không đúng cách. Vì vậy, việc sử dụng thuốc tân dược điều trị bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo toa thuốc và liều dùng của bác sĩ chuyên khoa.

Sử d
ụng thuốc Tây đem lại tác dụng cải thiện triệu chứng hiệu quả trong thời gian ngắn

Một số nhóm thuốc da liễu được dùng phổ biến như:

2. Áp dụng các mẹo chăm sóc đơn giản tại nhà

Với những trường hợp bệnh không quá nặng, các đốm mụn nước có kích thước nhỏ, không viêm loét, người bệnh nên ưu tiên điều trị bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Mục đích chủ yếu là để giảm ngứa ngáy, làm xẹp mụn nước, phòng ngừa lây lan và để vết thương biến mất hẳn.

Massage tinh dầu tại các kẽ ngón chân làm dịu da, giảm ngứa ngáy và giảm bong tróc hiệu quả

Hướng dẫn một số biện pháp phòng ngừa nổi mụn nước ở kẽ ngón chân

Theo các chuyên gia, hầu hết các trường hợp mọc mụn nước trên chân đều là do chân chịu tác động mạnh, ma sát thường xuyên gây ra. Tuy nhiên, cũng không loại trừ các trường hợp do mắc phải một số bệnh lý da liễu như viêm da cơ địa, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc… Vì vậy, để phòng ngừa tái phát tình trạng này, người bệnh nên tạo thói quen thực hiện một số vấn đề sau:

Vệ sinh chân hằng ngày, dưỡng da và giữ cho da luôn khô ráo để hạn chế tái phát các bệnh da liễu làm nổi mụn nước ở kẽ ngón chân

Mong rằng những kiến thức hữu ích về vấn đề “nổi mụn nước ở kẽ ngón chân” được tổng hợp trong bài viết trên đã giúp quý bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng này và có cách xử lý điều trị hiệu quả nếu chẳng may mắc phải. Tốt nhất nên chủ động thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhằm loại bỏ triệu chứng, phòng ngừa tái phát lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

  • Nổi mụn nước ngứa ở tay là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả
  • Bệnh tổ đỉa có lây sang người khác không? Lây bằng hình thức gì?
  • Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? Có chữa được không?
  • Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi dứt điểm được không? Giải đáp

Xem thêm: Viêm họng hạt ở lưỡi: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Rate this post
Exit mobile version