Bạn có bao giờ để ý các vết đốm xuất hiện trên cơ thể bé yêu của mình chưa? Đôi khi bạn tò mò nhưng lại không hiểu rõ nguyên nhân hình thành các vết bớt bẩm sinh đó và tự hỏi liệu chúng có bình thường không?
Bạn có bao giờ để ý các vết đốm xuất hiện trên cơ thể bé yêu của mình chưa? Đôi khi bạn tò mò nhưng lại không hiểu rõ nguyên nhân hình thành các vết bớt bẩm sinh đó và tự hỏi liệu chúng có bình thường không?
Nếu bạn quan tâm đến vấn đền này thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.
Vết bớt bẩm sinh là gì?
Bớt bẩm sinh là một dạng đốm hay khiếm khuyết trên bề mặt da, thường xuất hiện ngay khi con bạn chào đời. Đôi khi, vết bớt có thể xuất hiện vài ngày sau khi bé được sinh ra.
Đa số trẻ sơ sinh đều có ít nhất một vết bớt mạch máu do một mạch máu bất thường nằm dưới bề mặt da; có màu hồng, đỏ hay tím. Bớt sắc tố cũng có thể xuất hiện ở một vài trẻ sơ sinh vào lúc chào đời. Vết bớt này đa số có màu nâu và xuất hiện do sự tập hợp của nhiều tế bào sắc tố. Bác sĩ và các chuyên da da liễu hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bớt bẩm sinh.
Những dấu hiệu và triệu chứng của vết bớt
Các bớt sắc tố, ngoài vấn đề màu sắc thì không gây ra triệu chứng gì. Một số loại bớt mạch máu gây ra các triệu chứng đáng kể.
Việc xác định các loại bớt máu có thể khó khăn và đòi hỏi một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến cũng như kiểm tra bệnh lý học của các mẫu bớt. Một số vết bớt gọi là u mạch có thể bắt đầu bằng những vết tổn thương phẳng khi mới sinh nhưng nhanh chóng phồng to trong vài tháng sau khi sinh. Các bớt này có thể bị loét và biến mất dần, chỉ để lại một vết sẹo. Nếu loại tổn thương này nằm liền kề với một cấu trúc giải phẫu quan trọng như mắt hoặc miệng, nó có thể cần được điều trị chứ không để vỡ tự nhiên.
Các loại bớt bẩm sinh khác nhau
1. Bớt màu cà phê sữa
Giống như tên gọi, bớt bẩm sinh màu cà phê sữa thường có màu nâu nhạt hoặc màu sữa. Đa số chúng đều có hình bầu dục và có thể xuất hiện ngay khi bé chào đời, vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Một số trẻ có thể có một hoặc nhiều bớt cà phê sữa ngay khi chào đời. Khi bé lớn lên, vết bớt đặc biệt này sẽ không bị mờ đi.
Tuy nhiên, nếu con bạn có nhiều hơn 4 vết bớt loại này, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng u xơ thần kinh, xảy ra khi các mô thần kinh của bé có một khối u dạng xơ tăng sinh. Bệnh này đa số do di truyền và trong nhiều trường hợp bệnh không gây hại cho sức khỏe con bạn. Mặc dù vậy, bệnh vẫn có thể trở nên nguy hiểm nếu khối u này ép mô thần kinh hay các mô khác.
2. Bớt sắc tố bẩm sinh
Đây là dạng vết đốm có thể xuất hiện bất kỳ chỗ nào trên cơ thể bé. Gần 15% trẻ sơ sinh có bớt sắc tố sơ sinh ở trên đầu hoặc ở trên cổ. Nếu con bạn có da sáng, bớt có thể có màu nâu, còn trong trường hợp bé có da sẫm màu, bớt gần như là màu đen.
Nếu bạn quan tâm đến vấn đền này thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.
Vết bớt bẩm sinh là gì?
Bớt bẩm sinh là một dạng đốm hay khiếm khuyết trên bề mặt da, thường xuất hiện ngay khi con bạn chào đời. Đôi khi, vết bớt có thể xuất hiện vài ngày sau khi bé được sinh ra.
Đa số trẻ sơ sinh đều có ít nhất một vết bớt mạch máu do một mạch máu bất thường nằm dưới bề mặt da; có màu hồng, đỏ hay tím. Bớt sắc tố cũng có thể xuất hiện ở một vài trẻ sơ sinh vào lúc chào đời. Vết bớt này đa số có màu nâu và xuất hiện do sự tập hợp của nhiều tế bào sắc tố. Bác sĩ và các chuyên da da liễu hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bớt bẩm sinh.
Những dấu hiệu và triệu chứng của vết bớt
Các bớt sắc tố, ngoài vấn đề màu sắc thì không gây ra triệu chứng gì. Một số loại bớt mạch máu gây ra các triệu chứng đáng kể.
Việc xác định các loại bớt máu có thể khó khăn và đòi hỏi một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến cũng như kiểm tra bệnh lý học của các mẫu bớt. Một số vết bớt gọi là u mạch có thể bắt đầu bằng những vết tổn thương phẳng khi mới sinh nhưng nhanh chóng phồng to trong vài tháng sau khi sinh. Các bớt này có thể bị loét và biến mất dần, chỉ để lại một vết sẹo. Nếu loại tổn thương này nằm liền kề với một cấu trúc giải phẫu quan trọng như mắt hoặc miệng, nó có thể cần được điều trị chứ không để vỡ tự nhiên.
Các loại bớt bẩm sinh khác nhau
1. Bớt màu cà phê sữa
Giống như tên gọi, bớt bẩm sinh màu cà phê sữa thường có màu nâu nhạt hoặc màu sữa. Đa số chúng đều có hình bầu dục và có thể xuất hiện ngay khi bé chào đời, vài ngày hoặc vài tuần sau đó. Một số trẻ có thể có một hoặc nhiều bớt cà phê sữa ngay khi chào đời. Khi bé lớn lên, vết bớt đặc biệt này sẽ không bị mờ đi.
Tuy nhiên, nếu con bạn có nhiều hơn 4 vết bớt loại này, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng u xơ thần kinh, xảy ra khi các mô thần kinh của bé có một khối u dạng xơ tăng sinh. Bệnh này đa số do di truyền và trong nhiều trường hợp bệnh không gây hại cho sức khỏe con bạn. Mặc dù vậy, bệnh vẫn có thể trở nên nguy hiểm nếu khối u này ép mô thần kinh hay các mô khác.
2. Bớt sắc tố bẩm sinh
Đây là dạng vết đốm có thể xuất hiện bất kỳ chỗ nào trên cơ thể bé. Gần 15% trẻ sơ sinh có bớt sắc tố sơ sinh ở trên đầu hoặc ở trên cổ. Nếu con bạn có da sáng, bớt có thể có màu nâu, còn trong trường hợp bé có da sẫm màu, bớt gần như là màu đen.
Bớt sắc tố bẩm sinh có thể có bất kỳ hình dạng nào. Nó có thể phẳng và có hình dạng bất thường, hay thậm chí nổi thành cục và tăng sinh. Đối với trẻ sơ sinh, những bớt như vậy sẽ trông giống như những nốt ruồi lớn có màu đen hoặc màu nâu. Khi bé bắt đầu lớn lên, kích thước các vết bớt đặc biệt này sẽ giảm đi. Đôi lúc nó có thể sậm màu hơn theo tuổi và mọc lông khi trẻ đến tuổi dậy thì. Những vết bớt dạng này thường không gây ung thư, nhưng trong vài trường hợp, vết bớt lớn và không nhỏ dần khi bé lớn có thể trở nên ác tính.
3. Bớt Mông Cổ
Bớt Mông Cổ hoàn toàn vô hại và đa số xuất hiện trên trẻ sơ sinh có da sẫm màu. Loại bớt này trông giống những vết bầm tím và có thể nhìn thấy ở vùng hông hay dưới lưng của bé. Khi con bạn 4 tuổi, các vết bớt này sẽ mờ dần đi.
4. Bớt dạng u máu
Nhiều người hay gọi bớt dạng u máu là vết bớt dâu tây vì chúng thường có màu đỏ và gồ lên trên da. Khi bé chào đời, bớt có thể nhỏ và phẳng (chẳng hạn như trường hợp bớt đỏ sau gáy)
Tuy nhiên, bớt có thể phát triển rất nhanh trong suốt 4 – 5 tháng đầu của trẻ, sau đó ngừng tăng sinh. Phần da nơi bớt xuất hiện có thể giãn ra hay thậm chí biến dạng nếu như vết bớt khá lớn. Bạn không nên quá lo lắng vì những vết bớt dâu tây sẽ mờ đi theo thời gian.
5. Bớt ne-vi giãn mao mạch
Bớt ne-vi giãn mao mạch mà nhiều người thường gọi là “mảng màu cá hồi” hay “dấu mổ con cò” xuất hiện do sự giãn rộng của các mao mạch trong cơ thể của bé. Vết bớt trên da bé thường giống những mảng da nhỏ màu đỏ. Nếu bé yêu của bạn có vết bớt tựa như miếng thịt cá hồi trên mặt, nó sẽ mờ đi trong suốt thời thơ ấu và thường được ví như “nụ hôn thiên thần”.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bớt còn có thể xuất hiện khi bé khóc. Còn nếu con bạn có bớt ở sau cổ, đó chính là dấu mổ con cò. Dấu mổ cò có thể sẽ ở lại trên cơ thể bé suốt đời, nhưng đa số đều được tóc che phủ.
6. Vết bớt rượu vang đỏ
Giống như tên gọi, bớt rượu vang đỏ giống như một chấm đỏ hay tím chủ yếu xuất hiện trên mặt trẻ sơ sinh (có khi là bớt đỏ trên đầu). Nó cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận khác của cơ thể bé do sự rò rỉ mạch máu và đa dạng về kích thước từ vài mm đến vài cm.
Các vết bớt dạng này có thể sẫm màu hơn khi bé lớn lên nếu bạn không cho bé điều trị. Gần 10% trẻ có những bớt như vậy ở khu vực mí mắt cần theo dõi và điều trị bổ sung, đặc biệt khi bác sĩ chẩn đoán có khả năng xảy ra những bất thường trong não.
Bớt sắc tố bẩm sinh có thể có bất kỳ hình dạng nào. Nó có thể phẳng và có hình dạng bất thường, hay thậm chí nổi thành cục và tăng sinh. Đối với trẻ sơ sinh, những bớt như vậy sẽ trông giống như những nốt ruồi lớn có màu đen hoặc màu nâu. Khi bé bắt đầu lớn lên, kích thước các vết bớt đặc biệt này sẽ giảm đi. Đôi lúc nó có thể sậm màu hơn theo tuổi và mọc lông khi trẻ đến tuổi dậy thì. Những vết bớt dạng này thường không gây ung thư, nhưng trong vài trường hợp, vết bớt lớn và không nhỏ dần khi bé lớn có thể trở nên ác tính.
3. Bớt Mông Cổ
Bớt Mông Cổ hoàn toàn vô hại và đa số xuất hiện trên trẻ sơ sinh có da sẫm màu. Loại bớt này trông giống những vết bầm tím và có thể nhìn thấy ở vùng hông hay dưới lưng của bé. Khi con bạn 4 tuổi, các vết bớt này sẽ mờ dần đi.
4. Bớt dạng u máu
Nhiều người hay gọi bớt dạng u máu là vết bớt dâu tây vì chúng thường có màu đỏ và gồ lên trên da. Khi bé chào đời, bớt có thể nhỏ và phẳng (chẳng hạn như trường hợp bớt đỏ sau gáy)
Tuy nhiên, bớt có thể phát triển rất nhanh trong suốt 4 – 5 tháng đầu của trẻ, sau đó ngừng tăng sinh. Phần da nơi bớt xuất hiện có thể giãn ra hay thậm chí biến dạng nếu như vết bớt khá lớn. Bạn không nên quá lo lắng vì những vết bớt dâu tây sẽ mờ đi theo thời gian.
5. Bớt ne-vi giãn mao mạch
Bớt ne-vi giãn mao mạch mà nhiều người thường gọi là “mảng màu cá hồi” hay “dấu mổ con cò” xuất hiện do sự giãn rộng của các mao mạch trong cơ thể của bé. Vết bớt trên da bé thường giống những mảng da nhỏ màu đỏ. Nếu bé yêu của bạn có vết bớt tựa như miếng thịt cá hồi trên mặt, nó sẽ mờ đi trong suốt thời thơ ấu và thường được ví như “nụ hôn thiên thần”.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bớt còn có thể xuất hiện khi bé khóc. Còn nếu con bạn có bớt ở sau cổ, đó chính là dấu mổ con cò. Dấu mổ cò có thể sẽ ở lại trên cơ thể bé suốt đời, nhưng đa số đều được tóc che phủ.
6. Vết bớt rượu vang đỏ
Giống như tên gọi, bớt rượu vang đỏ giống như một chấm đỏ hay tím chủ yếu xuất hiện trên mặt trẻ sơ sinh (có khi là bớt đỏ trên đầu). Nó cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận khác của cơ thể bé do sự rò rỉ mạch máu và đa dạng về kích thước từ vài mm đến vài cm.
Các vết bớt dạng này có thể sẫm màu hơn khi bé lớn lên nếu bạn không cho bé điều trị. Gần 10% trẻ có những bớt như vậy ở khu vực mí mắt cần theo dõi và điều trị bổ sung, đặc biệt khi bác sĩ chẩn đoán có khả năng xảy ra những bất thường trong não.
7. Vết bớt bạc
Đây là bớt di truyền và trông giống như một vệt tóc bạc. Nó xuất hiện hầu hết ở phía mặt bên trái hoặc phải của bé, gần phần chân tóc ngay trán.
Những phương pháp dùng để điều trị bớt
Một số lượng đáng kể các bớt tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bớt gây ra các vấn đề về sức khỏe hoặc nếu bệnh nhân rất muốn loại bỏ nó, bác sĩ có thể khuyên bạn tham gia điều trị.
Điều trị có thể gây đau và không phải lúc nào cũng cho kết quả như ý. Trừ khi các bớt gây ra các vấn đề về thị lực, ăn uống, thính giác, hít thở, bạn cần phải cân nhắc kỹ các nguy cơ và những lợi ích cho trẻ. Phải hiểu rằng không phải tất cả các bớt đều điều trị được.
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có có những dự đoán khá chính xác về sự tiến triển của các vết bớt.
- Corticosteroid: có thể được tiêm trực tiếp vào bớt máu (chẳng hạn bớt đỏ sau gáy) hoặc uống để làm vết bớt co lại hoặc không phát triển to hơn.
- Interferon alfa-12: nếu costocosteroid không hiệu quả, thuốc này có thể được sử dụng để làm vết bớt máu co lại hoặc không phát triển to hơn.
- Laser trị liệu: thường được sử dụng cho vết bớt màu rượu vang đỏ (như bớt đỏ trên đầu) và các vết bớt gần bề mặt da.
- Phẫu thuật: nếu các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả và vết bớt gây ra các vấn đề y khoa, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.
Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết bớt.
Bé yêu của bạn có loại vết bớt nào trong những loại ở trên? Bạn đã thảo luận chuyện này với bác sĩ nhi khoa chưa? Nếu bạn đang lo lắng về vết bớt của con mình, hãy nói với bác sĩ về điều này, để có thể tìm thấy phương pháp điều trị hữu hiệu nhất.
7. Vết bớt bạc
Đây là bớt di truyền và trông giống như một vệt tóc bạc. Nó xuất hiện hầu hết ở phía mặt bên trái hoặc phải của bé, gần phần chân tóc ngay trán.
Những phương pháp dùng để điều trị bớt
Một số lượng đáng kể các bớt tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bớt gây ra các vấn đề về sức khỏe hoặc nếu bệnh nhân rất muốn loại bỏ nó, bác sĩ có thể khuyên bạn tham gia điều trị.
Điều trị có thể gây đau và không phải lúc nào cũng cho kết quả như ý. Trừ khi các bớt gây ra các vấn đề về thị lực, ăn uống, thính giác, hít thở, bạn cần phải cân nhắc kỹ các nguy cơ và những lợi ích cho trẻ. Phải hiểu rằng không phải tất cả các bớt đều điều trị được.
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có có những dự đoán khá chính xác về sự tiến triển của các vết bớt.
- Corticosteroid: có thể được tiêm trực tiếp vào bớt máu (chẳng hạn bớt đỏ sau gáy) hoặc uống để làm vết bớt co lại hoặc không phát triển to hơn.
- Interferon alfa-12: nếu costocosteroid không hiệu quả, thuốc này có thể được sử dụng để làm vết bớt máu co lại hoặc không phát triển to hơn.
- Laser trị liệu: thường được sử dụng cho vết bớt màu rượu vang đỏ (như bớt đỏ trên đầu) và các vết bớt gần bề mặt da.
- Phẫu thuật: nếu các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả và vết bớt gây ra các vấn đề y khoa, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.
Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết bớt.
Bé yêu của bạn có loại vết bớt nào trong những loại ở trên? Bạn đã thảo luận chuyện này với bác sĩ nhi khoa chưa? Nếu bạn đang lo lắng về vết bớt của con mình, hãy nói với bác sĩ về điều này, để có thể tìm thấy phương pháp điều trị hữu hiệu nhất.
Xem thêm: Bệnh Á Vảy Nến Là Gì? Triệu Chứng Điển Hình Và Cách Chữa Hiệu Quả