Ký sinh trùng đường ruột rất đa dạng, bao gồm loại thông thường như giun, sán đến những loại sinh vật đơn bào nhỏ bé mắt thường không nhận biết được. Dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng thường gặp nhất là tiêu chảy và đau bụng, ngoài ra ở trẻ nhỏ thường than phiền ngứa hậu môn về đêm khi bị nhiễm giun kim. Đôi khi, tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, có trường hợp ấu trùng giun sán đường ruột đi lạc chỗ và được tìm thấy tại nơi khác ngoài đường tiêu hóa.
Ký sinh trùng đường ruột rất đa dạng, bao gồm loại thông thường như giun, sán đến những loại sinh vật đơn bào nhỏ bé mắt thường không nhận biết được. Dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng thường gặp nhất là tiêu chảy và đau bụng, ngoài ra ở trẻ nhỏ thường than phiền ngứa hậu môn về đêm khi bị nhiễm giun kim. Đôi khi, tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, có trường hợp ấu trùng giun sán đường ruột đi lạc chỗ và được tìm thấy tại nơi khác ngoài đường tiêu hóa.
Tìm hiểu chung
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột gây ra bệnh gì?
Ký sinh trùng là sinh vật sống ký sinh và được bảo vệ nhờ vật chủ. Chúng có thể lây truyền từ động vật sang người, từ người sang người hoặc từ người sang động vật.
Một số ký sinh trùng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh liên quan đến thực phẩm và nguồn nước. Những sinh vật này sống và sinh sản trong các mô, cơ quan của con người, động vật bị nhiễm bệnh và thường được bài tiết qua phân.
Ký sinh trùng có thể có mặt trong thực phẩm hoặc nguồn nước. Chúng có kích thước đa dạng: từ những sinh vật đơn bào nhỏ đến những con giun có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vòng đời của chúng cũng có thể thay đổi. Trong khi một số ký sinh trùng kí sinh trên một vật chủ cố định, một số khác lại trải qua một loạt các giai đoạn phát triển trên các vật chủ trung gian. Các chứng bệnh do chúng gây ra có thể khiến bạn khó chịu, suy nhược cơ thể hoặc có thể tử vong.
Bạn có thể bị lây nhiễm ký sinh trùng nếu sử dụng nguồn nước và thực phẩm nhiễm bẩn hoặc đưa bất cứ thứ gì vào miệng sau khi tiếp xúc với phân của người hoặc động vật nhiễm bệnh.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột gây ra bệnh gì?
Ký sinh trùng là sinh vật sống ký sinh và được bảo vệ nhờ vật chủ. Chúng có thể lây truyền từ động vật sang người, từ người sang người hoặc từ người sang động vật.
Một số ký sinh trùng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh liên quan đến thực phẩm và nguồn nước. Những sinh vật này sống và sinh sản trong các mô, cơ quan của con người, động vật bị nhiễm bệnh và thường được bài tiết qua phân.
Ký sinh trùng có thể có mặt trong thực phẩm hoặc nguồn nước. Chúng có kích thước đa dạng: từ những sinh vật đơn bào nhỏ đến những con giun có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vòng đời của chúng cũng có thể thay đổi. Trong khi một số ký sinh trùng kí sinh trên một vật chủ cố định, một số khác lại trải qua một loạt các giai đoạn phát triển trên các vật chủ trung gian. Các chứng bệnh do chúng gây ra có thể khiến bạn khó chịu, suy nhược cơ thể hoặc có thể tử vong.
Bạn có thể bị lây nhiễm ký sinh trùng nếu sử dụng nguồn nước và thực phẩm nhiễm bẩn hoặc đưa bất cứ thứ gì vào miệng sau khi tiếp xúc với phân của người hoặc động vật nhiễm bệnh.
Triệu chứng thường gặp
Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm ký sinh trùng đường ruột là gì?
Dấu hiệu và triệu chứng ở mỗi người sẽ biểu hiện khác nhau, ngoài ra còn tùy thuộc vào tác nhân gây nhiễm (loại ký sinh trùng nào).
Nếu bị nhiễm giardia thì bạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng như:
- Tiêu chảy
- Đau bụng
- Đầy hơi
- Buồn nôn
- Tiêu chảy nhiễm trùng mạn tính có thể dẫn đến mất nước và sụt cân nghiêm trọng
- Một số trường hợp có thể không có triệu chứng.
Nếu nguyên nhân là do nhiễm Cryptosporidium parvum thì bệnh có thể biểu hiện một số triệu chứng như:
- Tiêu chảy
- Co thắt dạ dày
- Đau bụng
- Sốt nhẹ
Nếu Cyclospora cayetanensis là nguyên nhân gây ra bệnh thì bạn sẽ có các triệu chứng như:
Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm ký sinh trùng đường ruột là gì?
Dấu hiệu và triệu chứng ở mỗi người sẽ biểu hiện khác nhau, ngoài ra còn tùy thuộc vào tác nhân gây nhiễm (loại ký sinh trùng nào).
Nếu bị nhiễm giardia thì bạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng như:
- Tiêu chảy
- Đau bụng
- Đầy hơi
- Buồn nôn
- Tiêu chảy nhiễm trùng mạn tính có thể dẫn đến mất nước và sụt cân nghiêm trọng
- Một số trường hợp có thể không có triệu chứng.
Nếu nguyên nhân là do nhiễm Cryptosporidium parvum thì bệnh có thể biểu hiện một số triệu chứng như:
- Tiêu chảy
- Co thắt dạ dày
- Đau bụng
- Sốt nhẹ
Nếu Cyclospora cayetanensis là nguyên nhân gây ra bệnh thì bạn sẽ có các triệu chứng như:
- Tiêu chảy phân lỏng
- Ăn mất ngon
- Đầy bụng
- Co thắt dạ dày
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Đau cơ
- Sốt nhẹ và mệt mỏi.
Bạn nên lưu ý rằng các triệu chứng sẽ biểu hiện nghiêm trọng hơn ở những người có hệ miễn dịch bị suy yếu.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm ký sinh trùng đường ruột nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
- Tiêu chảy phân lỏng
- Ăn mất ngon
- Đầy bụng
- Co thắt dạ dày
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Đau cơ
- Sốt nhẹ và mệt mỏi.
Bạn nên lưu ý rằng các triệu chứng sẽ biểu hiện nghiêm trọng hơn ở những người có hệ miễn dịch bị suy yếu.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm ký sinh trùng đường ruột nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây nhiễm ký sinh trùng đường ruột?
Ký sinh trùng có nhiều loại khác nhau và có kích thước từ các tế bào nhỏ, đơn bào, vi sinh vật (động vật đơn bào) đến các con giun lớn hơn, đa bào (giun sán) có thể nhìn thấy mà không cần có kính hiển vi. Kích thước của chúng có thể từ 1-2μm (micromet) cho đến 2m.
Một số ký sinh trùng phổ biến có liên quan đến bệnh đường ruột do thực phẩm là giardia duodenalis, cryptosporidium parvum, cyclospora cayetanensis, toxoplasma gondii, trichinella spiralis, taenia saginata (sán dây bò) và taenia solium (sán dây lợn).
Nguyên nhân nào gây nhiễm ký sinh trùng đường ruột?
Ký sinh trùng có nhiều loại khác nhau và có kích thước từ các tế bào nhỏ, đơn bào, vi sinh vật (động vật đơn bào) đến các con giun lớn hơn, đa bào (giun sán) có thể nhìn thấy mà không cần có kính hiển vi. Kích thước của chúng có thể từ 1-2μm (micromet) cho đến 2m.
Một số ký sinh trùng phổ biến có liên quan đến bệnh đường ruột do thực phẩm là giardia duodenalis, cryptosporidium parvum, cyclospora cayetanensis, toxoplasma gondii, trichinella spiralis, taenia saginata (sán dây bò) và taenia solium (sán dây lợn).
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột qua thức ăn?
Bạn có thể có nguy cơ cao bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột nếu bạn đang gặp những điều kiện sau:
- Uống nước đá bị nhiễm ký sinh trùng. Nước đá có thể bị ô nhiễm bởi nước thải hoặc phân từ người hoặc động vật.
- Đưa một thứ gì đó vào miệng hoặc vô tình nuốt một thứ gì đó tiếp xúc với phân của một người hoặc động vật bị nhiễm ký sinh trùng.
- Ăn đồ ăn đã bị nhiễm ký sinh trùng. Tất cả trái cây và rau bạn ăn cần phải được rửa kỹ bằng nước sạch.
- Chạm tay bẩn vào miệng.
- Uống nước hoặc đồ uống bị ô nhiễm bởi phân của người hoặc động vật nhiễm bệnh.
- Có hệ miễn dịch bị tổn thương hoặc mắc các bệnh khác.
Bạn cũng có nguy cơ cao hơn nếu là:
- Người giữ trẻ.
- Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu, bao gồm những người bị nhiễm HIV/AIDS, ung thư, tiểu đường, bệnh thận, bệnh nhân cấy ghép tạng hoặc những người đang điều trị hóa trị.
- Đi du lịch quốc tế.
- Những người đi bộ, cắm trại hoặc bất kỳ người nào có thể uống phải nguồn nước không vệ sinh.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột qua thức ăn?
Bạn có thể có nguy cơ cao bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột nếu bạn đang gặp những điều kiện sau:
- Uống nước đá bị nhiễm ký sinh trùng. Nước đá có thể bị ô nhiễm bởi nước thải hoặc phân từ người hoặc động vật.
- Đưa một thứ gì đó vào miệng hoặc vô tình nuốt một thứ gì đó tiếp xúc với phân của một người hoặc động vật bị nhiễm ký sinh trùng.
- Ăn đồ ăn đã bị nhiễm ký sinh trùng. Tất cả trái cây và rau bạn ăn cần phải được rửa kỹ bằng nước sạch.
- Chạm tay bẩn vào miệng.
- Uống nước hoặc đồ uống bị ô nhiễm bởi phân của người hoặc động vật nhiễm bệnh.
- Có hệ miễn dịch bị tổn thương hoặc mắc các bệnh khác.
Bạn cũng có nguy cơ cao hơn nếu là:
- Người giữ trẻ.
- Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu, bao gồm những người bị nhiễm HIV/AIDS, ung thư, tiểu đường, bệnh thận, bệnh nhân cấy ghép tạng hoặc những người đang điều trị hóa trị.
- Đi du lịch quốc tế.
- Những người đi bộ, cắm trại hoặc bất kỳ người nào có thể uống phải nguồn nước không vệ sinh.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh ký sinh trùng đường ruột?
Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh này, bác sĩ sẽ khám sức khỏe và làm một số xét nghiệm ký sinh trùng đường ruột cho bạn để chẩn đoán bệnh. Các loại xét nghiệm mà bác sĩ sẽ sử dụng dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của bạn, tiền sử bệnh lý và lịch sử đi lại của bạn. Việc chẩn đoán có thể gặp khó khăn nên bác sĩ có thể dùng nhiều xét nghiệm như:
- Xét nghiệm phân (xét nghiệm kiểm tra trứng và ký sinh trùng). Thử nghiệm này được sử dụng để tìm ký sinh trùng gây ra các triệu chứng và bệnh đường ruột.
- Nội soi/ soi đại tràng. Nội soi được sử dụng để tìm ký sinh gây ra tiêu chảy, phân lỏng hoặc chảy nước, co thắt, đầy hơi và các bệnh về đường ruột khác.
- Xét nghiệm máu. Một số ký sinh trùng có thể được phát hiện bằng cách kiểm tra máu. Các xét nghiệm máu tìm kiếm sự nhiễm trùng ký sinh trùng cụ thể nào đó chứ không thể tìm thấy tất cả các bệnh nhiễm ký sinh trùng.
- Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp CT scan. Những xét nghiệm này dùng để tìm một số bệnh ký sinh có thể gây ra tổn thương trong các cơ quan.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột?
Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh để xác định các phương án điều trị, ví dụ như một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng giardia. Các thuốc điều trị hiệu quả bao gồm sử dụng metronidazole, tinidazole và nitazoxanide.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh ký sinh trùng đường ruột?
Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh này, bác sĩ sẽ khám sức khỏe và làm một số xét nghiệm ký sinh trùng đường ruột cho bạn để chẩn đoán bệnh. Các loại xét nghiệm mà bác sĩ sẽ sử dụng dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của bạn, tiền sử bệnh lý và lịch sử đi lại của bạn. Việc chẩn đoán có thể gặp khó khăn nên bác sĩ có thể dùng nhiều xét nghiệm như:
- Xét nghiệm phân (xét nghiệm kiểm tra trứng và ký sinh trùng). Thử nghiệm này được sử dụng để tìm ký sinh trùng gây ra các triệu chứng và bệnh đường ruột.
- Nội soi/ soi đại tràng. Nội soi được sử dụng để tìm ký sinh gây ra tiêu chảy, phân lỏng hoặc chảy nước, co thắt, đầy hơi và các bệnh về đường ruột khác.
- Xét nghiệm máu. Một số ký sinh trùng có thể được phát hiện bằng cách kiểm tra máu. Các xét nghiệm máu tìm kiếm sự nhiễm trùng ký sinh trùng cụ thể nào đó chứ không thể tìm thấy tất cả các bệnh nhiễm ký sinh trùng.
- Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp CT scan. Những xét nghiệm này dùng để tìm một số bệnh ký sinh có thể gây ra tổn thương trong các cơ quan.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột?
Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh để xác định các phương án điều trị, ví dụ như một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng giardia. Các thuốc điều trị hiệu quả bao gồm sử dụng metronidazole, tinidazole và nitazoxanide.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế nhiễm ký sinh trùng đường ruột qua thức ăn?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Thực hiện vệ sinh tốt
- Tránh dùng nguồn nước có thể bị ô nhiễm
- Tránh ăn thức ăn có thể bị ô nhiễm
- Ngăn ngừa sự tiếp xúc và bị lây nhiễm phân khi quan hệ tình dục
- Vệ sinh sau khi chăm sóc người hoặc vật nuôi bị ốm
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.
Bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột phổ biến ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, thực phẩm được trồng trọt và chế biến không hợp vệ sinh, đặc biệt là tại những vùng canh tác còn giữ tập quán bón phân sống chưa qua xử trí diệt mầm bệnh cho rau xanh và cây trồng. Người Việt Nam có thói quen ăn nhiều rau sống, gỏi sống và thực phẩm tái, thói quen này sẽ dễ dẫn đến nhiễm ký sinh trùng khi thức ăn nhiễm phải trứng giun sán.
Cho trẻ em uống thuốc tẩy giun định kỳ là biện pháp hiệu quả để ngăn các triệu chứng nhiễm giun sán. Tuy nhiên, thuốc sổ giun không có tác dụng với các sinh vật đơn bào khác như amip. Do đó, việc giữ gìn vệ sinh ăn uống luôn là ưu tiên hàng đầu trong việc phòng bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế nhiễm ký sinh trùng đường ruột qua thức ăn?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Thực hiện vệ sinh tốt
- Tránh dùng nguồn nước có thể bị ô nhiễm
- Tránh ăn thức ăn có thể bị ô nhiễm
- Ngăn ngừa sự tiếp xúc và bị lây nhiễm phân khi quan hệ tình dục
- Vệ sinh sau khi chăm sóc người hoặc vật nuôi bị ốm
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.
Bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột phổ biến ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, thực phẩm được trồng trọt và chế biến không hợp vệ sinh, đặc biệt là tại những vùng canh tác còn giữ tập quán bón phân sống chưa qua xử trí diệt mầm bệnh cho rau xanh và cây trồng. Người Việt Nam có thói quen ăn nhiều rau sống, gỏi sống và thực phẩm tái, thói quen này sẽ dễ dẫn đến nhiễm ký sinh trùng khi thức ăn nhiễm phải trứng giun sán.
Cho trẻ em uống thuốc tẩy giun định kỳ là biện pháp hiệu quả để ngăn các triệu chứng nhiễm giun sán. Tuy nhiên, thuốc sổ giun không có tác dụng với các sinh vật đơn bào khác như amip. Do đó, việc giữ gìn vệ sinh ăn uống luôn là ưu tiên hàng đầu trong việc phòng bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Cà phê decaf có tốt như bạn nghĩ?