Đau ngực đôi khi rất dai dẳng, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bạn biết gì những cơn đau ngực và cách chữa trị? Bạn nên làm gì để tránh những cơn đau ngực phiền toái này?
Đau ngực đôi khi rất dai dẳng, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bạn biết gì những cơn đau ngực và cách chữa trị? Bạn nên làm gì để tránh những cơn đau ngực phiền toái này?
Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Thông tin cần biết về những cơn đau ngực
Một số phụ nữ có thể bị đau ngực hàng tháng khi tới chu kỳ (đau theo chu kỳ) hay đau không theo một chu kỳ nào.
Đau ngực theo chu kỳ
Đây là dạng đau phổ biến nhất do thay đổi hormone trong cơ thể hàng tháng. Những cơn đau xuất hiện ở cả hai ngực. Các bạn nữ sẽ có cảm giác nặng nề và đau ở cả những vùng lân cận ngực như nách và cánh tay. Loại đau ngực này nặng nhất trước kỳ kinh và sẽ thuyên giảm khi bạn hết chu kỳ. Phụ nữ trẻ thường gặp dạng đau ngực này hơn những người lớn tuổi và không cần chữa trị mà bệnh sẽ hết khi họ bước vào thời kỳ mãn kinh.
Đau ngực không theo chu kỳ
Phụ nữ từ 30–50 tuổi thường gặp dạng đau này. Có thể cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên ngực. Nó là một cơn đau nhói, bỏng rát ở một phần ngực. Loại đau này có thể do u xơ hay u tuyến bã nhờn. Nếu bạn tìm ra và điều trị những nguyên nhân này thì những cơn đau sẽ biến mất.
Đau ngực có thể nặng thêm khi các hormone trong cơ thể bạn thay đổi hay bạn đổi loại thuốc mình đang uống. Nhìn chung thì phụ nữ thường bị đau ngực trước và sau khi mãn kinh.
Các nguyên nhân gây đau ngực
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau ngực nhưng hai nguyên nhân phổ biến nhất là thay đổi hormone trong cơ thể và u xơ ngực.
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ dẫn đến việc thay đổi lượng estrogen và progesterone. Hai hormone này làm ngực hơi sưng và đôi khi gây đau. Nhiều phụ nữ cũng than phiền rằng các cơn đau nặng hơn khi họ già đi vì cơ thể họ ngày càng nhạy cảm với việc thay đổi hormone.
Cũng có vài trường hợp phụ nữ không còn bị những cơn đau ngực chu kỳ sau khi họ mãn kinh.
Nếu cơn đau ngực là do thay đổi hormone thì bạn sẽ thấy nó ngày càng nặng hơn vào khoảng 2–3 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt. Đôi khi những cơn đau này sẽ kéo dài xuyên suốt chu kỳ. Bạn nên theo dõi chu kỳ của mình và ghi lại những khi thấy đau ngực trong suốt tháng để xem những cơn đau này có phải là do chu kỳ không.
Các giai đoạn phát triển của nữ giới có thể ảnh hưởng tới chu kỳ và gây đau ngực gồm:
- Dậy thì;
- Mang thai;
- Mãn kinh.
U ngực: Khi phụ nữ bắt đầu có tuổi, các tế bào ở ngực bị thay thế bởi các mô mỡ. Quá trình này gây ra các mô u và xơ trong ngực. Chứng này được gọi là u xơ ngực. Các khối u xơ này đôi khi cũng gây đau nhưng không đáng lo ngại. U xơ ngực có thể làm bạn thấy ngực có các khối u và đau, thường là ở những vùng ngực trên và bên ngoài ngực.
Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Thông tin cần biết về những cơn đau ngực
Một số phụ nữ có thể bị đau ngực hàng tháng khi tới chu kỳ (đau theo chu kỳ) hay đau không theo một chu kỳ nào.
Đau ngực theo chu kỳ
Đây là dạng đau phổ biến nhất do thay đổi hormone trong cơ thể hàng tháng. Những cơn đau xuất hiện ở cả hai ngực. Các bạn nữ sẽ có cảm giác nặng nề và đau ở cả những vùng lân cận ngực như nách và cánh tay. Loại đau ngực này nặng nhất trước kỳ kinh và sẽ thuyên giảm khi bạn hết chu kỳ. Phụ nữ trẻ thường gặp dạng đau ngực này hơn những người lớn tuổi và không cần chữa trị mà bệnh sẽ hết khi họ bước vào thời kỳ mãn kinh.
Đau ngực không theo chu kỳ
Phụ nữ từ 30–50 tuổi thường gặp dạng đau này. Có thể cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên ngực. Nó là một cơn đau nhói, bỏng rát ở một phần ngực. Loại đau này có thể do u xơ hay u tuyến bã nhờn. Nếu bạn tìm ra và điều trị những nguyên nhân này thì những cơn đau sẽ biến mất.
Đau ngực có thể nặng thêm khi các hormone trong cơ thể bạn thay đổi hay bạn đổi loại thuốc mình đang uống. Nhìn chung thì phụ nữ thường bị đau ngực trước và sau khi mãn kinh.
Các nguyên nhân gây đau ngực
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau ngực nhưng hai nguyên nhân phổ biến nhất là thay đổi hormone trong cơ thể và u xơ ngực.
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ dẫn đến việc thay đổi lượng estrogen và progesterone. Hai hormone này làm ngực hơi sưng và đôi khi gây đau. Nhiều phụ nữ cũng than phiền rằng các cơn đau nặng hơn khi họ già đi vì cơ thể họ ngày càng nhạy cảm với việc thay đổi hormone.
Cũng có vài trường hợp phụ nữ không còn bị những cơn đau ngực chu kỳ sau khi họ mãn kinh.
Nếu cơn đau ngực là do thay đổi hormone thì bạn sẽ thấy nó ngày càng nặng hơn vào khoảng 2–3 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt. Đôi khi những cơn đau này sẽ kéo dài xuyên suốt chu kỳ. Bạn nên theo dõi chu kỳ của mình và ghi lại những khi thấy đau ngực trong suốt tháng để xem những cơn đau này có phải là do chu kỳ không.
Các giai đoạn phát triển của nữ giới có thể ảnh hưởng tới chu kỳ và gây đau ngực gồm:
- Dậy thì;
- Mang thai;
- Mãn kinh.
U ngực: Khi phụ nữ bắt đầu có tuổi, các tế bào ở ngực bị thay thế bởi các mô mỡ. Quá trình này gây ra các mô u và xơ trong ngực. Chứng này được gọi là u xơ ngực. Các khối u xơ này đôi khi cũng gây đau nhưng không đáng lo ngại. U xơ ngực có thể làm bạn thấy ngực có các khối u và đau, thường là ở những vùng ngực trên và bên ngoài ngực.
Cho con bú có liên quan gì tới những cơn đau ngực không?
Bạn có thể bị đau ngực khi cho con bú vì những lý do sau:
- Nhiễm trùng: nhiễm trùng ống dẫn sữa có thể gây những cơn đau kinh khủng cũng như nứt, ngứa, rát, rộp ở đầu ngực. Bạn sẽ có các triệu chứng như các vết đỏ trên ngực, sốt và ớn lạnh. Bạn có thể chữa trị bằng thuốc kháng sinh kê toa của bác sĩ;
- Tức ngực: bạn sẽ thấy tức ngực khi ngực quá đầy sữa. Bạn sẽ thấy ngực mình to lên, da bị căng và đau. Bạn có thể hút sữa bằng máy hay bằng tay;
- Con bạn bú không đúng cách: nếu con bạn bú sai cách, bạn sẽ bị đau. Một số dấu hiệu cho thấy con bạn bú không đúng cách gồm nứt đầu ti hay đau đầu ti.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia nếu bạn gặp khó khăn khi cho con bú.
Các nguyên nhân gây đau ngực khác
Vẫn còn các nguyên nhân khác có thể gây đau ngực như:
- Chế độ ăn uống. Những phụ nữ ăn uống không lành mạnh với nhiều chất béo và tinh bột có nguy cơ đau ngực cao hơn;
- Chứng Extramamary: đôi khi những cơn đau ngực không xuất phát từ ngực mà vì bạn bị kích ứng ở quanh ngực, cánh tay hay lưng. Điều này rất phổ biến nếu bạn phải hoạt động mạnh như chơi thể thao;
- Kích cỡ ngực: những phụ nữ có ngực lớn hơn hay ngực không hài hòa với cơ thể sẽ khó chịu ở cổ và vai;
- Phẫu thuật ngực: nếu bạn từng phẫu thuật ở vùng ngực thì bạn sẽ đau ngay cả khi vết thương đã lành;
- Uống thuốc: các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều hòa hormone, thuốc kháng sinh cũng có thể gây đau ngực.
Đau ngực có thể là triệu chứng của ung thư vú không?
Đau ngực không phải là một triệu chứng thường thấy của ung thư vú.
Bạn nên làm gì khi bị đau ngực?
♦ Bạn có thể mua các loại thuốc giảm đau ngực ở tiệm thuốc tây. Bạn nên đọc kỹ và làm theo các hướng dẫn đi kèm với thuốc.
Bạn có thể tìm mua có loại thuốc sau:
- Acetaminophen, ví dụ như Tylenol;
- Các thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) như ibuprofen (Advil hay Motrin), naproxen (Aleve hay Naprosyn) hay aspirin (Anacin, Bayer).
♦ Nếu cơn đau trở nặng hay kéo dài hơn 3 tuần thì bạn nên đi khám ở bệnh viện để có phương pháp điều trị thích hợp.
Cho con bú có liên quan gì tới những cơn đau ngực không?
Bạn có thể bị đau ngực khi cho con bú vì những lý do sau:
- Nhiễm trùng: nhiễm trùng ống dẫn sữa có thể gây những cơn đau kinh khủng cũng như nứt, ngứa, rát, rộp ở đầu ngực. Bạn sẽ có các triệu chứng như các vết đỏ trên ngực, sốt và ớn lạnh. Bạn có thể chữa trị bằng thuốc kháng sinh kê toa của bác sĩ;
- Tức ngực: bạn sẽ thấy tức ngực khi ngực quá đầy sữa. Bạn sẽ thấy ngực mình to lên, da bị căng và đau. Bạn có thể hút sữa bằng máy hay bằng tay;
- Con bạn bú không đúng cách: nếu con bạn bú sai cách, bạn sẽ bị đau. Một số dấu hiệu cho thấy con bạn bú không đúng cách gồm nứt đầu ti hay đau đầu ti.
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay chuyên gia nếu bạn gặp khó khăn khi cho con bú.
Các nguyên nhân gây đau ngực khác
Vẫn còn các nguyên nhân khác có thể gây đau ngực như:
- Chế độ ăn uống. Những phụ nữ ăn uống không lành mạnh với nhiều chất béo và tinh bột có nguy cơ đau ngực cao hơn;
- Chứng Extramamary: đôi khi những cơn đau ngực không xuất phát từ ngực mà vì bạn bị kích ứng ở quanh ngực, cánh tay hay lưng. Điều này rất phổ biến nếu bạn phải hoạt động mạnh như chơi thể thao;
- Kích cỡ ngực: những phụ nữ có ngực lớn hơn hay ngực không hài hòa với cơ thể sẽ khó chịu ở cổ và vai;
- Phẫu thuật ngực: nếu bạn từng phẫu thuật ở vùng ngực thì bạn sẽ đau ngay cả khi vết thương đã lành;
- Uống thuốc: các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều hòa hormone, thuốc kháng sinh cũng có thể gây đau ngực.
Đau ngực có thể là triệu chứng của ung thư vú không?
Đau ngực không phải là một triệu chứng thường thấy của ung thư vú.
Bạn nên làm gì khi bị đau ngực?
♦ Bạn có thể mua các loại thuốc giảm đau ngực ở tiệm thuốc tây. Bạn nên đọc kỹ và làm theo các hướng dẫn đi kèm với thuốc.
Bạn có thể tìm mua có loại thuốc sau:
- Acetaminophen, ví dụ như Tylenol;
- Các thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) như ibuprofen (Advil hay Motrin), naproxen (Aleve hay Naprosyn) hay aspirin (Anacin, Bayer).
♦ Nếu cơn đau trở nặng hay kéo dài hơn 3 tuần thì bạn nên đi khám ở bệnh viện để có phương pháp điều trị thích hợp.
♦ Nếu bạn đang có thai hay có ý định thụ thai thì hãy tham khảo bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Các loại thuốc Danazol và tamoxifen cần phải có toa thuốc của bác sĩ và dùng để chữa trị các cơn đau bụng kinh quá nặng. Các thuốc này ít được dùng vì chúng có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên bạn hãy cân nhắc cẩn thận khi dùng.
Bạn cũng có thể giảm đau bằng các cách sau:
- Dùng thuốc tránh thai. Thuốc này có thể giúp bạn giảm những cơn đau ngực kinh và giảm tình trạng sưng ngực trước chu kỳ;
- Uống magiê. Uống các thực phẩm bổ sung magiê vào nửa sau của chu kỳ (thường khoảng 2 tuần trước khi bạn bắt đầu chu kỳ mới) có thể giảm các cơn đau ngực kinh và các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác;
- Ăn ít thực phẩm có nhiều chất béo;
- Một số phụ nữ cũng ít bị đau ngực hơn khi tiêu thụ ít caffeine hơn.
Làm sao để tránh đau ngực?
Bạn có thể tránh những khó chịu ở vùng ngực bằng cách mặc áo lót thể thao khi tập thể dục. Bạn hãy chọn loại áo thật vừa với mình. Bạn cũng cần thay áo lót thường xuyên vì chúng sẽ giãn và không còn giữ ngực tốt nữa. Các bạn nữ đang trong thời kỳ phát triển ngực nên thay áo lót 6 tháng một lần nhé.
Đau ngực có thể chỉ là một dấu hiệu bình thường khi bạn bắt đầu vào chu kỳ kinh nguyệt hoặc có thể là một khối u. Nếu đau thường xuyên, bạn hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị nhé!
♦ Nếu bạn đang có thai hay có ý định thụ thai thì hãy tham khảo bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Các loại thuốc Danazol và tamoxifen cần phải có toa thuốc của bác sĩ và dùng để chữa trị các cơn đau bụng kinh quá nặng. Các thuốc này ít được dùng vì chúng có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên bạn hãy cân nhắc cẩn thận khi dùng.
Bạn cũng có thể giảm đau bằng các cách sau:
- Dùng thuốc tránh thai. Thuốc này có thể giúp bạn giảm những cơn đau ngực kinh và giảm tình trạng sưng ngực trước chu kỳ;
- Uống magiê. Uống các thực phẩm bổ sung magiê vào nửa sau của chu kỳ (thường khoảng 2 tuần trước khi bạn bắt đầu chu kỳ mới) có thể giảm các cơn đau ngực kinh và các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác;
- Ăn ít thực phẩm có nhiều chất béo;
- Một số phụ nữ cũng ít bị đau ngực hơn khi tiêu thụ ít caffeine hơn.
Làm sao để tránh đau ngực?
Bạn có thể tránh những khó chịu ở vùng ngực bằng cách mặc áo lót thể thao khi tập thể dục. Bạn hãy chọn loại áo thật vừa với mình. Bạn cũng cần thay áo lót thường xuyên vì chúng sẽ giãn và không còn giữ ngực tốt nữa. Các bạn nữ đang trong thời kỳ phát triển ngực nên thay áo lót 6 tháng một lần nhé.
Đau ngực có thể chỉ là một dấu hiệu bình thường khi bạn bắt đầu vào chu kỳ kinh nguyệt hoặc có thể là một khối u. Nếu đau thường xuyên, bạn hãy đi khám để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị nhé!
Xem thêm: Bị viêm da cơ địa nên bôi thuốc gì?