Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Những thực phẩm tốt cho dạ dày – Nên bổ sung mỗi ngày

Việc bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày mỗi ngày sẽ hỗ trợ dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, thiết lập chế độ ăn uống khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cũng như cải thiện tình trạng sức khỏe hiệu quả hơn.

Những thực phẩm tốt cho dạ dày – Nên bổ sung mỗi ngày

Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho dạ dày

Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống hợp lý cho dạ dày là một trong các biện pháp giúp bạn ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa. Ăn lành mạnh sẽ làm giảm áp lực co bóp ở dạ dày. Nhờ đó có thể ngăn ngừa các bệnh về dạ dày.

Trường hợp mắc các bệnh về dạ dày hay đường tiêu hóa, người bệnh cần phải thận trọng hơn trong việc xây dựng chế độ ăn uống, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị bệnh.

Để duy trì chế độ ăn uống hợp lý cho dạ dày, bạn cần chú ý các nguyên tắc sau đây:

Các thực phẩm tốt cho dạ dày nên bổ sung mỗi ngày

Cung cấp các thực phẩm tốt cho dạ dày bên cạnh việc bổ sung sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và dạ dày, thì còn mang lại nhiều lợi ích như chống viêm, tăng cường các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp phục hồi các tổn thương ở dạ dày.

Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn nên bổ sung mỗi ngày:

Các loại rau xanh

Rau xanh là một trong các nhóm thực phẩm không thể thiếu cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Trong nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng chất xơ không hòa tan cao rất tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, nhóm rau xanh còn cung cấp một lượng magie dồi dào. Nhờ đó, giúp cải thiện các chứng co thắt đường ruột ở hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng táo bón.

Các loại rau xanh giúp cải thiện các chứng co thắt đường ruột ở hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng táo bón

Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy, ở nhóm rau xanh có chứa một loại đường hỗ trợ nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa được tốt hơn, làm suy yếu và ức chế một số loại vi khuẩn gây bệnh.

Rau ngót, mồng tơi, bông cải xanh, rau bina, cải brussel,…là những loại rau xanh giàu chất xơ được sử dụng phổ biến nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn các loại rau khác để đa dạng khẩu phần ăn hàng ngày.

Nhóm thực phẩm chứa Probiotic

Khi các loại vi khuẩn trong đường ruột bị mất cân bằng sẽ dẫn đến hệ tiêu hóa và dạ dày hoạt động không tốt, đôi khi còn gây ra các triệu chứng khó chịu. Do đó, việc bổ sung các thực phẩm giàu Probiotic sẽ rất có lợi cho dạ dày.

Nhóm thực phẩm chứa Probiotic sẽ giúp cân bằng lại các vi khuẩn bên trong đường ruột, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, rối loạn các chức năng tiêu hóa, đau dạ dày,…

 Các loại thực phẩm giàu Probiotic, bao gồm:

Thực phẩm giàu Pectin

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhóm thực phẩm giàu Pectin rất tốt cho dạ dày cũng như đường tiêu hóa. Pectin là chất xơ thực vật có nhiều trong táo và các loại trái cây có múi.

Pectin là chất xơ thực vật có nhiều trong táo và các loại trái cây có múi

Do đó, khi bổ sung các thực phẩm giàu Pectin sẽ hỗ trợ dạ dày hoạt động tốt hơn nhờ vào cơ thể tăng số lượng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này giúp ức chế quá trình phát triển của các hại khuẩn đồng thời cân bằng lại hệ vi sinh trong hệ tiêu hóa.

Pectin có nhiều trong lê, mận, táo, ổi và các loại trái cây có múi. Ngoài ra, một hàm lượng nhỏ Pectin còn có trong quả anh đào, nho và dâu tây. Trước khi dung nạp các thực phẩm có chứa Pectin, bạn nên tìm hiểu thêm các thành phần khác để tránh gây ra tình trạng kích thích dạ dày.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt sẽ chứa đủ nội nhữ, cám và mầm. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như farro, yến mạch, quinoa và các thực phẩm làm từ lúa mì được sử dụng phổ biến hiện nay.

Ngũ cốc nguyên hạt là một trong các nhóm thực phẩm được đánh giá tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp hỗ trợ cải thiện các hoạt động hệ tiêu hóa.

Các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn quá trình thoái hóa và làm lành các tế bào bị tổn thương. Vì vậy, bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa mỗi ngày giúp hỗ trợ các hoạt động của dạ dày và hệ tiêu hóa được tốt hơn.

Ngoài ra, dung nạp các thực phẩm ở nhóm này sẽ cải thiện các triệu chứng đau rát dạ dày, phục hồi các tế bào viêm nhiễm. Đồng thời tăng cường khả năng ức chế các tác nhân gây bệnh, bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hóa.

Các thực phẩm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, bao gồm:

 Ngoài các hợp chất trên, bạn cũng có thể bổ sung các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa khác như Anthocyanin, kẽm, Melatonin, Quercetin, vitamin C, Lutein, Kaempferol,…  

Các thực phẩm giàu vitamin

Vitamin là một trong các thành phần thiết yếu cho sức khỏe cũng như hoạt động của dạ dày và đường ruột. Thành phần dưỡng chất này có nhiều trong các loại trái cây như cam, bưởi, quýt, dâu tây, việt quốc, thanh long, lựu,…Hay trong các loại củ như khoai tây, khoai lang, củ dền,…

Thực phẩm giàu vitamin có nhiều trong các loại trái cây như cam, bưởi, quýt, dâu tây, việt quốc, thanh long, lựu,…

Tuy nhiên người bệnh nên lưu ý tránh dung nạp các thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin cao nhưng cũng chứa nhiều acid, điển hình như cóc, xoài chua, cam chua,…Vì nồng độ acid có trong các thực phẩm này có thể gây kích thích dạ dày tiết ra các dịch vị dẫn đến co thắt dạ dày.

Bổ sung hạt lanh

Hạt lanh là một trong các loại thực phẩm rất tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa, vì vậy bạn có thể bổ sung thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày. Hạt lanh là loại hạt nhỏ, xơ có điều chỉnh hoạt động của đường ruột.

Bạn có thể bổ sung loại hạt này dưới dạng dầu hạt hay bột cũng đều có tác dụng tốt cho dạ dày và đường ruột. Đặc biệt, hạt lanh giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu khi bị táo bón.

Đối với người lớn khi bị chứng táo bón, mỗi ngày nên dung nạp 4ml dầu hạt lanh, sử dụng liên tục trong 2 tuần sẽ cải thiện triệu chứng rõ rệt.  Hoặc bạn cũng có thể ăn bánh xốp hạt lanh sẽ giúp nhu động ruột tốt hơn.

Trên đây là các thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn có thể áp dụng vào khẩu phần ăn mỗi ngày để cải thiện các vấn đề đường ruột cũng như tăng cường kháng thể cho dạ dày để chống lại các tác nhân gây hại. Nếu gặp các vấn đề về dạ dày, bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với tình trạng bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

  • Đau dạ dày bao lâu thì khỏi và có tự hết không?
  • Đau dạ dày từng cơn – Cảnh giác kẻo nhập viện
Nguồn: https://ihs.org.vn/thuc-pham-tot-cho-da-day-19817.html

Xem thêm: Bị viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho sức khỏe?

Rate this post
Exit mobile version