Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Nổi mề đay sau khi sinh mổ có nguy hiểm không?

Tình trạng nổi mề đay sau khi sinh mổ thường gây ngứa ngáy, đau rát khó chịu cho sản phụ. Trường hợp mức độ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mẹ và quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy, phụ nữ sau khi sinh mổ nên chủ động quan sát tình trạng sức khỏe, khi nhận thấy các triệu chứng của nổi mề đay mẩn ngứa cần áp dụng các biện pháp kiểm soát kịp thời.

Tình trạng nổi mề đay sau khi sinh mổ thường gây ngứa ngáy, đau rát khó chịu cho sản phụ

Nổi mề đay sau khi mổ là gì? Nguy hiểm không?

Triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa được xem là dạng phản ứng cấp và mãn tính ở da do các mao mạch ở tầng trung bì bị kích thích. Theo các thống kê cho thấy, bệnh lý ngoài da này khởi phát hơn 20% dân số và ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào, bao gồm phụ nữ sau khi sinh mổ.

Tình trạng nổi mề đay sau khi sinh mổ hay sinh thường đặc trưng bởi hiện tượng da bị nổi các sẩn đỏ gây ngứa ngáy, đau rát khó chịu. Thông thường các triệu chứng bệnh lý thường xuất hiện từ 1 – 3 tháng sau sinh, qua 2 giai đoạn chính: Nổi mề đay cấp tính (các biểu hiện khởi phát dưới 6 tuần) và chứng nổi mề đay mãn tính (các triệu chứng kéo dài hơn 6 tuần).

Các triệu chứng nổi mề đay đều có nguy có khởi phát ở phụ nữ sinh thường và sinh mổ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì bệnh lý có xu hướng xuất hiện nhiều ở phụ nữ sinh mổ hơn. Bên cạnh đó, nhóm đối tượng phụ nữ có tiền sử nổi mề đay, dị ứng hoặc cơ địa nhạy cảm trước hoặc sau khi mang thai cũng có khả năng mắc chứng mề đay cao hơn những người bình thường.

Hầu hết các trường hợp sản phụ sau khi sinh mổ bị nổi mề đay đều phải đối mặt với các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày, suy giảm chất lượng giấc ngủ cũng như việc chăm sóc con. Bên cạnh đó, tình trạng nổi mề đây còn tác động đến tâm lý của sản phụ, gây suy nhược, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh và làm giảm chất lượng sữa cho trẻ bú.

Ngoài ra, nổi mề đay sau khi sinh mổ nếu không được xử lý kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí đe dọa đến tính mạng của sản phụ như:

Tình trạng nổi mề đay sau khi sinh mổ hay sinh thường đặc trưng bởi hiện tượng da bị nổi các sẩn đỏ gây ngứa ngáy, đau rát khó chịu

Nổi mề đay sau khi sinh mổ là bệnh lý ngoài da phổ biến và thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, trường hợp các triệu chứng có mức độ nghiêm trọng hoặc điều trị và chăm sóc không đúng cách có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng sản phụ. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu nổi mề đay, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được khám và xử lý đúng cách.

Nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay sau khi sinh mổ

Phụ nữ sau khi sinh mổ nổi mề đay có thể do tác động của một số yếu tố sau:

Phụ nữ sau khi sinh thường sẽ bị bất ổn về mặt tâm lý. Khi yếu tố này kết hợp với thể trạng suy yếu và quá trình chăm sóc là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay sau khi sinh mổ

Nổi mề đay là một trong những bệnh lý ngoài da có tổn thương da đa dạng. Ngoài ra, người bị nổi mề đay còn có thể gặp phải một số triệu chứng điển hình khác. Bao gồm:

Nổi mề đay sau khi sinh mổ bao lâu thì khỏi?

Tùy vào trường hợp mà bệnh nổi mề đay mẩn ngứa sẽ có đặc điểm riêng biệt. Một số sản phụ nổi mề đay thường có xu hướng thuyên giảm sau vài ngày mà không can thiệp y tế. Tuy nhiên, một vài trường hợp phụ nữ sau khi sinh mổ bị nổi mề đay kéo dài dai dẳng trên 6 tuần và chuyển thành mề đay mãn tính.

Theo các chuyên gia đầu ngành, về vấn đề nổi mề đay ở phụ nữ sau khi sinh mổ bao lâu thì khỏi còn phải phụ thuộc các yếu tố như sau:

Trường hợp người bệnh có thể trạng, sức khỏe tốt, đáp ứng biện pháp điều trị tốt, chăm sóc đúng cách thì bệnh sẽ được kiểm soát nhanh chóng. Ngược lại, sản phụ có sức đề kháng kém, điều trị và chăm sóc không đúng cách, không khoa học sẽ khiến các triệu chứng nổi mề đay kéo dài dai dẳng và chuyển thành mãn tính.

Các phương pháp chữa nổi mề đay sau khi sinh mổ

Các triệu chứng nổi mề đay khi mới khởi phát có thể tự thuyên giảm sau một thời gian ngắn nếu bạn áp dụng các biện pháp kiểm soát và chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số biện pháp chữa mề đay mẩn ngứa mà người bệnh có thể tham khảo:

1. Áp dụng các mẹo chữa dân gian tại nhà

Đối với bệnh nổi mề đay có các triệu chứng ở mức độ nhẹ, bạn có thể cải thiện bằng các biện pháp chữa tại nhà. Cụ thể như:

Sử dụng gel lô hội: Các thành phần trong gel lô hội có tác dụng dưỡng ẩm, làm mát, dịu da và cải thiện các triệu chứng nổi mề đay hiệu quả. Do đó, sản phụ có thể sử dụng gel nha đam thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để giảm nóng rát và ngứa ngáy.

Để cải thiện các triệu chứng nổi mề đay sau khi sinh mổ có thể sử dụng một số loại trà thảo mộc như bạc hà, trà xanh, gừng, rễ cam thảo

Tắm nước mát/ chườm lạnh: Liệu pháp này có thể làm dịu các mẩn ngứa, đồng thời cải thiện các triệu chứng đỏ viêm. Ngoài ra, tắm nước mát hay chườm lạnh còn mang lại hiệu quả với các trường hợp nổi mề đay do dị nguyên gây ra.

Sử dụng bột yến mạch: Trong nguyên liệu này có chứa các axit amin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Người bệnh có thể sử dụng bột yến mạch kết hợp với nước ấm thoa lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy do mề đay gây ra.

Uống trà thảo mộc: Để cải thiện các triệu chứng nổi mề đay sau khi sinh mổ có thể sử dụng một số loại trà thảo mộc như bạc hà, trà xanh, gừng, rễ cam thảo. Bên cạnh đó, các loại thảo dược còn có khả năng ức chế hoạt động histamin, đây là thành phần trung gian gây ra phản ứng nổi mề đay.

Các bài thuốc uống và thuốc chườm với thảo dược tự nhiên: Người bệnh có thể sử dụng các vị thuốc dân gian như đinh lăng, lá hẹ, cây sài đất, ngải cứu, lá trầu không,… Giúp kiểm soát các triệu chứng nổi mề đay nhanh chóng.

Ưu điểm: Các mẹo chữa nổi mề đay tại nhà từ các thảo dược tự nhiên thường có độ an toàn cao, lành tính, hạn chế phát sinh tác dụng phụ.

Hạn chế: Biện pháp phù hợp với các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, không có biểu hiện viêm nhiễm. Các mẹo chữa nổi mề đay từ các thảo dược tự nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế biện pháp điều trị chính.

2. Sử dụng thuốc Tây điều trị

Đối với các trường hợp nổi mề đay sau khi sinh mổ không đáp ứng biện pháp cải thiện tại nhà, các triệu chứng có xu hướng chuyển biến nặng. Lúc này bạn nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị phù hợp.

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một số loại thuốc có tác dụng giảm ngứa ngáy nhanh chóng, hạn chế phát ban trên diện rộng và kiểm soát các triệu chứng nổi mề đay khác. Cụ thể như:

Kem bôi ngoài da có tác dụng giảm ngứa, làm dịu và mát da nhanh chóng, từ đó cải thiện tình trạng viêm da do mề đay gây ra

Các loại thuốc kháng histamin: Mequitazine, Chlorpheniramine, Cetirizine, Cyproheptadine, Loratadine,… Thuốc có tác dụng kiểm soát tình trạng nổi mẩn đỏ, giảm ngứa ngáy do histamin gây ra. Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng thuốc có thể phát sinh một số tác dụng phụ như buồn ngủ, giảm tập trung,..

Kem bôi chứa Menthol: Kem bôi ngoài da có tác dụng giảm ngứa, làm dịu và mát da nhanh chóng, từ đó cải thiện tình trạng viêm da do mề đay gây ra.

Thuốc chứa corticoid: Đối với các trường hợp nổi mề đay có tổn thương da ở mức độ nặng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc chứa corticoid giúp kiểm soát bệnh lý. Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn, việc lạm dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như teo da, mỏng da, dày sừng, viêm da bội nhiễm,… Do đó, sản phụ nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều dùng và cách dùng.

Ưu điểm: Chữa nổi mề đay sau khi sinh mổ bằng thuốc Tây có tác dụng nhanh chóng, giảm ngứa hiệu quả, giúp làm giảm cảm giác khó chịu, người bệnh có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Thuốc sử dụng tiện lợi, dễ tìm mua.

Hạn chế: Việc sử dụng thuốc tân dược chữa nổi mề đay sau khi sinh mổ có thể ảnh hưởng nguồn sữa mẹ và trẻ nhỏ. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.

Ngoài ra, trong thời gian sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, có thể mệt mỏi, suy gan, thận, đau dạ dày, táo bón, chóng mặt. Do đó, sản phụ chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, tránh tình trạng tự sử dụng thuốc vì có thể phát sinh rủi ro.

3. Các bài thuốc Đông y chữa nổi mề đay sau khi sinh mổ

Đây cũng được xem là một trong những phương pháp cải thiện các triệu chứng nổi mề đay thích hợp với phụ nữ sau sinh, nhờ vào các thảo dược tự nhiên và hạn chế tối đa phát sinh tác dụng phụ.

Theo ghi nhận của YHCT, chứng nổi mề đay sau khi sinh mổ căn nguyên là do chức năng tạng phủ kém, thể trạng yếu, sức đề kháng bị suy giảm. Khi bị các yếu tố như phong hàn hay phong nhiệt tấn công sẽ khởi phát triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa.

Các bài thuốc chữa Đông y sẽ tập trung điều trị từ căn nguyên gây bệnh, phục hồi chức năng ngũ tạng, giải độc, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch ở sản phụ giúp ngăn ngừa tái phát lâu dài. Những bài thuốc chữa bệnh từ Đông y chủ yếu là các thảo dược từ tự nhiên có dược tính cao, tùy thuộc vào mức độ triệu chứng và thể trạng của từng người mà thầy thuốc sẽ điều chỉnh lượng thuốc phù hợp.

Các bài thuốc chữa Đông y sẽ tập trung điều trị từ căn nguyên gây bệnh, phục hồi chức năng ngũ tạng, giải độc, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch ở sản phụ giúp ngăn ngừa tái phát lâu dài

Dưới đây là một số bài thuốc chữa nổi mề đay sau khi sinh mổ từ Đông y:

Bài thuốc 1: Chuẩn bị nam hoàng bá, tế tân, độc hoạt, cam thảo, liên kiều mỗi vị thuốc 12gr, thiên niên kiện 10gr, quế nhục 8gr, thương nhĩ tử, lá kinh giới, xương bồ mỗi vị thuốc 16gr. Tất cả các thảo dược sau khi rửa sạch cho vào ấm sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị kim ngân hoa, tang diệp, cỏ mần trầu mỗi vị thuốc 20gr, xương bồ, ké đầu ngựa, tang ký sinh mỗi vị thuốc 16gr, hoàng cầm, cam thảo, bạch thược, và sài hồ mỗi vị thuốc 12gr. Mỗi ngày sắc 1 tháng uống đến khi các triệu chứng thuyên giảm hẳn.

Bài thuốc 3: Chuẩn bị cam thảo, kinh giới, thuyền thoái, phòng phong mỗi vị thuốc 6gr, lá đơn, bèo cái, kim ngân hoa, ngưu bàng, đan bì, đại thanh diệp, sinh địa, liên kiều mỗi vị thuốc 10gr. Các thảo dược sắc uống mỗi ngày 1 tháng.

Ưu điểm: Các bài thuốc Đông y được đánh giá an toàn, lành tính và ít phát sinh các tác dụng phụ. Với sản phụ sau sinh nổi mề đay khi dùng thuốc sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ.

Hạn chế: Do thành phần chính từ các thảo dược tự nhiên nên các bài thuốc Đông y thường phát huy tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì áp dụng từ 2 – 6 tháng mới có hiệu quả. Mất thời gian sắc thuốc trước khi uống.

Các biện pháp kiểm soát nổi mề đay sau khi sinh mổ

Nổi mề đay là bệnh lý ngoài da thường kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái phát nhiều lần nếu gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị theo hướng dẫn bác sĩ chuyên khoa kết hợp chăm sóc, cải thiện tại nhà. Sản phụ cần lưu ý nên lưu ý một số vấn đề sau để phòng ngừa tái phát hiệu quả hơn:

Với phụ nữ nổi mề đay sau khi sinh mổ cần tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin

Nổi mề đay sau khi sinh mổ thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, tuy nhiên các triệu chứng ngứa ngáy, nổi sẩn, đau rát khiến cơ thể sản phụ trở nên mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng giấc ngủ. Một số trường hợp nổi mề đay kéo dài dai dẳng chuyển sang thể mãn tính kèm theo một số biểu hiện nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần chủ động kiểm soát các biểu hiện của bệnh lý, nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám khi nhận thấy các triệu chứng nổi mề đay trở nên nghiêm trọng.

Nguồn: https://vimed.org/noi-me-day-sau-khi-sinh-mo-9536.html

Xem thêm: Tẩy trắng răng có tốt không? Khi nào không nên tẩy trắng răng?

Rate this post
Exit mobile version