Hỏi: Chào bác sĩ, tôi có người nhà mắc bệnh ung thư phổi ở giai đoạn 2, tôi biết đây là bệnh nguy hiểm và tỉ lệ tử vong rất cao, nhưng không biết Ung thư phổi có lây không? mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ!
Đáp: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chương trình, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc nào như sau
Ung thư phổi là căn bệnh đã và đang trở thành mối nguy hiểm đối với tất cả mọi người, không giống như những bệnh thông thường khác là bệnh ở dấu hiệu phát triển một cách âm thầm khiến cho người bệnh không nhận biết sớm, việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
ở Việt Nam đây là bệnh có tỉ lệ tử vong cao chỉ sau ung thư gan, với câu hỏi ung thư phổi có bị lây không chúng tôi xin giải đáp như sau
>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Ung thư phổi gia đoạn cuối có lây không và sống được bao lâu?
ung thư phổi có lây không?
với câu hỏi này chúng tôi có thể khẳng định rằng ung thư phổi là bệnh không lây nhiễm nhưng có khuynh hướng di truyền.
Không lây nhiễm qua đường máu, đường hô hấp hay đường máu nhưng nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh ung thư thì khả năng bạn mắc bệnh cũng rất cao nhưng nói như vậy không có nghĩa là ai cũng có thể mắc bệnh.
Cũng rất nhiều người đặt ra câu hỏi rằng ung thư phổi có lây qua đường hô hấp không hay ung thư phổi lây qua đường nào sau khi nghe những chia sẻ mà chúng tôi nêu ra ở trên thì chắc hẳn bạn cũng biết được câu trả lời.
Làm sao để phát hiện được ung thư phổi
Bệnh ung thư phổi là bệnh nguy hiểm nhưng nếu biết cách khắc phục thì chúng ta có thể phòng ngừa được bệnh một cách hiệu quả.
Có thể nói ung thư phổi là bệnh đi vay mượn triệu chứng của các căn bệnh thông thường khác, đặc biệt là ở giai đoạn đầu bệnh thường rất khó phát hiện bởi các triệu chứng của bệnh không rõ ràng.
Các triệu chứng của ung thư phổi đa phần là ho dai dẳng, ho ra máu, khó thở, viêm phổi, mệt mỏi và chán ăn kéo dài…
Càng về sau thì các triệu chứng của bệnh càng rõ ràng nhưng lúc này thì mức độ bệnh cũng nặng hơn rất nhiều tỉ lệ điều trị thành công cũng không cao vì thế thời gian sống của người bệnh cũng vì thế mà giảm sút.
Phòng ngừa ung thư phổi như thế nào?
Như đã đề cập ở trên nếu như mắc bệnh do yếu tố di truyền thì rất khó để khắc phục và phòng tránh bệnh còn như những người bình thường thì để phòng ngừa hiệu quả thì bạn cần phải loại bỏ những thói quen sinh hoạt không tốt mà hằng ngày bạn đang thực hiện để giúp có một lá phổi khỏe mạnh.
+ Không hút thuốc lá: Chắc hẳn ai cũng biết thuốc lá gây ra rất nhiều nguy hiểm cho người bệnh, trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều thành phần có thể gây ung thư. Theo tổ chức nghiên cứu ung thư thế giới thì có đến 85% số người hút thuốc lá bị bệnh ung thư phổi. trong khói thuốc có chứa đến 7.000 chất độc trong đó có đến 69 chất gây ung thư, ngoài ra hút thuốc còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với người xung quanh chứ không riêng gì người hút, vì thế để có một lá phổi khỏe mạnh thì ngay từ bây giờ hãy nói không với thuốc lá, đây không chỉ là cách bảo vệ bản thân mà còn bảo vệ những người xung quanh.
Có những trường hợp trẻ sơ sinh ngửi phải khói thuốc lá khiến cho hệ miễn dịch cũng như lá phổi bị như hại nghiêm trọng.
+ Tránh xa không khí ô nhiễm: Không khí ô nhiễm cũng là yếu tố khiến cho khả năng mắc bệnh tăng cao, trong không khí bị ô nhiễm có rất nhiều chất độc hại làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, cần phải có biện pháp khắc phục như đeo khẩu trang, khử trùng nơi ở thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của bản thân..
+ Ăn uống lành mạnh: Một chế độ dinh dưỡng khoa học với các thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh hoa quả, cá, các loại hải sản,ngũ cốc nguyên hạt… sẽ cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa ung thư.
Điều này là vô cùng cần thiết mà tất cả chúng ta cần thực hiện ngay từ bây giờ để phòng bệnh một cách tốt nhất.
+ Thói quen sinh hoạt lành mạnh: Một thói quen sinh hoạt lành mạnh như ngủ nghỉ đúng giờ giấc, tập thể dục thể thao hằng ngày, giữ tinh thần thoải mái tránh những áp lực công việc…. nếu như thực hiện được những điều này bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật
+ Giam phơi nhiễm hóa chất: Nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại cũng khiến tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. vì thế nên tuân thủ chỉ dẫn an toàn và bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
+Tầm soát ung thư: Các biện pháp phòng chống ung thư đạt hiệu quả ở mức tương đối chính vì thế mà muốn phòng ngừa bệnh hiệu quả cần phải tầm soát ung thư phổi định kì đặc biệt đối với những người thường xuyên hút thuốc, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi…
Thực phẩm người bệnh ung thư phổi nên dùng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh nên dùng
+ Táo: Trong táo có thành phần là polyphenol có thể ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư, đặc biệt chất flavonoid giúp chống oxy hóa cao giúp ngăn ngừa sự hình thành của tế bào ung thư, theo một nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ăn táo có thể hạn chế đến 46% nguy cơ mắc ung thư phổi
+ Cần tây: Nghiên cứu cho thấy cần tây có khả năng trung hòa khói thuốc lá và làm giảm độc hại khi đi qua phổi, với thành phần giàu chất luteobin với nhiều chất chống oxy hóa đây là thực phẩm tốt với người bệnh.
+ Sử dụng giá đỗ: với tính hàn lạnh và vị ngọt có lợi trong việc giải độc tiêu sưng, trong giá đỗ có chứa chất interferon inducer kích thích sản xuất interferon giúp chống khuẩn và ức chế sự phát triển của cơ thể.
Giá đậu cũng là thực phẩm giàu vitamin E giúp bảo vệ tê bào biểu mô ngăn ngừa ung thư, những ngườ thường xuyên hút thuốc lá nên dùng để giải độc tốt nhất.
+ Cà rốt: với tác dụng bổ máu, giải độc cho dù được chế biến ở nhiệt độ cao thì cũng không bị phá hủy thành phần dinh dưỡng khiến cho chúng dễ hấp thụ vào cơ thể.
+ Cà tím: Có tính mát vị ngọt với tác dụng giải độc, tiêu sưng và lợi tiểu, cà tím có chứa chất ung thư phù hợp làm thức ăn thường xuyen cho người muốn phòng ngừa ung thư
+ Cam quýt: Là những loại quả chứa vitamin C với tác dụng ngăn chặn việc tạo chất nitrosamine giúp ngăn ngừa ung thư vú và ung thư phổi rất tốt.
Thay vì uống nước ép thì bạn có thể ăn cả múi để cung cấp chất xơ cần thiết cho cơ thể.
+ Tỏi: Không chỉ là một gia vị quen thuộc và tỏi còn được khuyên nên dùng để tăng cường sức đề kháng phòng ngừa ung thư hiệu quả, tỏi có khả năng chống ung thư vì thành phần có chứa tinh dầu hòa tan trong chất béo giúp kích hoạt các đại thực bào.
+ Cà chua: Cà chua chứa lycopene có tác dụng chống ung thư. Không những thế, cà chua còn chứa một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, nó có thể giết chết các gốc tự do dẫn đến lão hóa.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một lượng vừa đủ chất lycopene có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư dạ dày, phòng chống ung thư phổi.
Ung thư phổi là bệnh nguy hiểm vì thế ngay từ bây giờ để phòng ngừa bệnh mỗi người chúng ta cần phải có một chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học hạn chế những tác động xấu từ môi trường đến cơ thể.
Ung thư phổi có lây lan không chắc hẳn mọi người đã biết câu trả lời sau khi tham khảo bài viết này,nếu có bất kì thắc mắc nào vui lòng để lại số điện thoại hoặc gửi câu hỏi về cho chương trình để được tư vấn một cách cụ thể nhất
<!– Facebook Comment
–>
Xem thêm: Đau dạ dày nên uống bột nghệ hay tinh bột nghệ? Uống lúc nào tốt nhất?