Nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán bệnh được áp dụng phổ biến hiện nay. Quy trình nội soi tiến hành đơn giản, không gây xâm lấn cơ thể người bệnh. Thông qua hình ảnh ghi nhận được từ thiết bị y tế, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về mức độ tổn thương, vị trí viêm loét, polyp,…trong đại tràng (nếu có). Sau đó dựa vào kết quả cuối cùng đưa ra phương án điều trị cho người bệnh.
Nội soi đại tràng là gì? Các phương pháp
Nội soi đại tràng là phương pháp sử dụng một ống nhựa mỏng, linh hoạt, có gắn camera và đèn đưa vào ruột già để kiểm tra cấu trúc, trạng thái bên trong cơ quan này. Đây được xem là biện pháp chẩn đoán bệnh tiêu hóa hiệu quả nhất hiện nay, được áp dụng rộng rãi. Thông qua hình ảnh thu được từ camera, bác sĩ có thể phát hiện các bất thường trong đại tràng, kể cả những vấn đề nhỏ nhất.
Đặc biệt, trường hợp trong lúc nội soi, bác sĩ phát hiện polyp đại tràng (khối u lồi vào lòng đại tràng) có thể thực hiện cắt bỏ để phòng tránh các rủi ro. Hiện nay có hai phương pháp nội soi chính được áp dụng tại nhiều cơ sở y tế là nội soi đại tràng không gây mê và nội sôi đại tràng có gây mê. Cụ thể:
Nội soi không gây mê
Người bệnh tỉnh táo trong quá trình nội soi, không dùng thuốc gây mê. Tuy nhiên chính vì thế mà nhiều người bệnh gặp phải cảm giác khó chịu khi bác sĩ đưa ống nội soi vào bên trong ruột. Các ưu và nhược điểm của phương pháp này như sau:
Về ưu điểm:
- Chi phí thực hiện thấp.
- An toàn do không can thiệp dùng thuốc tê hoặc thuốc gây mê, tránh rủi ro dị ứng thuốc hoặc sốc phản vệ nguy hiểm.
- Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình thực hiện.
Về nhược điểm:
- Bệnh nhân khó chịu trong quá trình nội soi, một số trường hợp cảm thấy đau.
- Nội soi cần bơm hơi vào đại tràng, do đó người bệnh sẽ có cảm giác muốn đi vệ sinh, bụng đầy hơi.
- Không phù hợp với trẻ nhỏ, do các bé có thể cử động do khó chịu khiến bác sĩ khó quan sát và thực hiện.
Nội soi có gây mê
Người bệnh được gây mê ngắn trong quá trình nội soi. Lúc này, người bệnh sẽ không cảm thấy khó chịu và chỉ như vừa trải qua một giấc ngủ sâu. Các ưu điểm và nhược điểm cụ thể như sau:
Về ưu điểm:
- Người bệnh tránh được các nhược điểm của phương pháp nội soi không gây mê.
- Không có cảm giác khó chịu trong khi thực hiện giúp kết quả chuẩn xác hơn.
- Thuận lợi trong việc cắt polyp đại tràng, niêm mạc và cầm máu trong trường hợp người bệnh xuất huyết tiêu hóa.
- Hỗ trợ chẩn đoán ung thư dạ dày chính xác hơn.
Về nhược điểm:
- Chi phí thực hiện cao.
- Chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhân có thể trạng không tốt, sức khỏe kém.
- Không phù hợp cho đối tượng bị dị ứng với thuốc gây mê.
- Người bệnh có thể bị sốc phản vệ hoặc gặp phải các tai biến khác trong và sau nội soi.
- Người bệnh phải lưu lại bệnh viện thêm 1 giờ để theo dõi, đợi thuốc mê hết tác dụng. Sau đó người bệnh có thể ra về và trở lại sinh hoạt như bình thường.
Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Bác sĩ sẽ tư vấn giúp bệnh nhân lựa chọn phương pháp phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh nên trao đổi nguyện vọng, các thắc mắc trước khi thực hiện để quá trình nội soi diễn ra suôn sẻ, giảm thiểu rủi ro gặp di chứng hay các vấn đề khác ảnh hưởng kết quả chẩn đoán.
Khi nào thực hiện nội soi đại tràng?
Vậy khi nào người bệnh phải thực hiện nội soi đại tràng? Đây là thắc mắc phổ biến hiện nay. Theo chuyên gia, việc nội soi sẽ được tiến hành trong các trường hợp sau:
- Khám sức khỏe tổng quát: Người khám có thể yêu cầu bác sĩ nội soi đại tràng để kiểm tra các vấn đề toàn diện hơn trong đường ruột. Đặc biệt là những đối tượng có người thân trong gia đình đã và đang mắc bệnh lý về đại tràng hoặc ung thư. Bởi, đa số bệnh nhân bị di truyền gen bệnh thường ít có triệu chứng hơn so với những bệnh nhân khác, chính vì thế việc nhận diện bất thường tương đối khó. Chỉ thông qua tầm soát bằng phương pháp nội soi mới phát hiện nguy cơ và điều trị kịp thời.
- Đối tượng trên 50 tuổi: Yếu tố tuổi tác là một trong những nguyên nhân phát sinh bệnh lý tiêu hóa, đặc biệt việc hình thành polyp đại tràng. Người trên 50 tuổi được khuyến cáo thăm khám sức khỏe thường xuyên, kèm theo nội soi đường ruột để kiểm tra, rà soát các vấn đề để loại bỏ sớm, phòng tránh các rủi ro không mong muốn.
- Người có biểu hiện lâm sàng: Nội soi đại tràng cho đối tượng khởi phát các triệu chứng như đau bụng dưới, buồn
nôn, nôn ra máu, rối loạn đại tiện,…Đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiêu hóa phổ biến, cần nội soi để xác định nguyên nhân và bệnh lý chính xác. - Người có tiền sử bệnh đại tràng: Nội soi là một trong những phương pháp kiểm tra được thực hiện nhằm theo dõi mức độ hồi phục, khả năng tái phát cho người đã từng mắc bệnh về đại tràng. Ngoài ra, nội soi cũng được tiến hành cho đối tượng đang trong quá trình điều trị bệnh, mục đích nhằm theo dõi và kiểm soát bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.
- Các trường hợp khác: Tiến hành chẩn đoán vấn đề sức khỏe bằng nội soi trực tràng cho nhóm đối tượng thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, quá chua, đồ nhiều dầu mỡ,…người nghiện rượu, sử dụng chất kích thích,…Thông qua hình ảnh đại tràng, bác sĩ sẽ xác định bệnh, mức độ tổn thương và đưa ra phương án điều trị.
Nếu bạn nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, đặc biệt là gặp triệu chứng đau quặn bụng, tiêu chảy xen kẽ táo bón, buồn nôn,…nên chủ động đến bệnh viện thăm khám và nội soi đại tràng. Bởi, các dấu hiệu này có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh lý nguy hiểm, cần phát hiện và điều trị sớm.
Cần lưu ý gì khi nội soi đại tràng
Để không làm ảnh hưởng đến kết quả nội soi, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Chuẩn bị tâm lý: Không nên quá căng thẳng tự tạo áp lực cho cơ thể trước khi thực hiện nội soi đại tràng. Điều này vô tình làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện, có thể làm sai lệch chẩn đoán. Do đó, bạn nên giữ tâm trạng thoải mái, thả lỏng cơ thể và thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ trước, trong và sau khi nội soi.
- Lựa chọn bệnh viện: Một trong những vấn đề bạn nên lưu ý đó là chọn cơ sở thăm khám uy tín để thực hiện nội soi. Việc này góp phần giúp bạn có được kết quả nội soi chính xác, đồng thời bảo đảm an toàn sức khỏe khi thực hiện và sau quá trình nội soi. Bởi, nếu thực hiện ở cơ sở y tế không đảm bảo vệ sinh, sai sót khi tiến hành có thể gây ra những biến chứng không mong muốn đối với cơ thể người bệnh.
- Nhịn ăn: Người bệnh có thể được yêu cầu nhịn ăn trước khi nội soi 12 tiếng để đảm bảo đường ruột sạch, giúp kết quả trả về chính xác hơn. Ngoài ra, bạn nên lưu ý tránh uống những loại nước có màu sắc. Thay vào đó bạn chỉ nên sử dụng nước lọc uống khi thấy khát.
- Làm sạch ruột: Thủ thuật nội soi đại tràng nếu tiến hành vào buổi sáng, thì kể từ chiều hôm trước người bệnh sẽ được dùng dung dịch làm sạch ruột theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông qua thao tác này, đường ruột được làm sạch tuyệt đối, tống hết phân ra ngoài giúp quá trình nội soi diễn ra thuận lợi, chính xác và an toàn.
- Khai báo bệnh lý: Trước khi nội soi, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ các vấn đề sức khỏe đang gặp phải. Nhất là đối tượng có tiền sử bệnh tim. Bởi nếu nội soi có gây mê, việc dùng thuốc có thể kích thích ảnh hưởng đến các bệnh lý đó. Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng thuốc, hãy thông báo trung thực với bác sĩ để được tư vấn phương pháp nội soi phù hợp.
Quy trình thực hiện nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng thực hiện bằng cách đưa ống nội soi vào đường ruột. Quy trình sẽ được tiến hành khép kín, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho bệnh nhân. Cụ thể như sau:
Trước khi nội soi:
- Làm sạch đại tràng bằng thuốc xổ.
- Trường hợp nội soi có gây mê, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng liều an thần ngắn hạn hoặc thuốc giảm đau trước khi nội soi.
- Bác sĩ cũng sẽ trò chuyện, trao đổi với người bệnh nhằm giảm áp lực, căng thẳng để quá trình sau đó diễn ra suôn sẻ hơn.
Trong quá trình nội soi:
- Bệnh nhân nằm nghiêng người về phía bên trái.
- Bác sĩ từ từ đưa ống nội soi vào trong đường ruột theo ngã hậu môn, tiến hành nội soi đại trực tràng.
- Trong khi soi, hơi sẽ được bơm vào đại tràng để quan sát tổn thương chính xác hơn.
- Người bệnh sẽ hơi đau tức bụng, tuy nhiên đừng quá lo lắng. Nếu cảm giác đau, hãy bình tĩnh và thông báo với bác sĩ.
- Sau khi nội soi kết thúc, cảm giác khó chịu sẽ hết ngay sau đó.
Sau khi nội soi:
Dựa vào kết quả nội soi, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị cho từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, nếu không cần can thiệp điều trị chuyên sâu, người bệnh sẽ được bác sĩ cho lời khuyên về chế độ ăn uống, sinh hoạt,…sao cho phù hợp, giảm triệu chứng khó chịu. Bệnh nhân sau đó nên nghỉ ngơi, thư giãn đến khi không còn cảm giác đau tức bụng và ra về.
Những dấu hiệu thường gặp sau nội soi: Đau bụng âm ỉ, mót rặn, không đại tiện được. Chúng sẽ biến mất sau đó vài ngày. Hãy đến bệnh viện nếu nhận thấy cơ thể bị sốt, đau quặn, choáng váng,…Đây là những biến chứng sau nộ
i soi cần được hỗ trợ y tế.
Những biến chứng khi nội soi đại tràng
Người bệnh khi nội soi đại tràng có thể gặp phải một số rủi ro. Trong đó các biến chứng có thể gặp phải như:
- Dị ứng thuốc gây mê, gây tê.
- Khó thở, thay đổi nhịp tim.
- Mờ mắt, nhiễm trùng, xuất huyết hoặc thủng thành trực tràng.
- Không thực hiện nội soi thành công.
Hầu hết các trường hợp gặp tai biến trong lúc nội soi, gây chảy máu hoặc thủng đại tràng khá thấp. Tỷ lệ chỉ khoảng 0,1-0,5%, trong đó xuất hiện phổ biến ở bệnh nhân có polyp đại tràng cần cắt hoặc lấy mẫu sinh thiết. Trường hợp tai biến về hệ hô hấp, tim mạch cũng không đáng kể, chủ yếu xảy ra ở đối tượng bị dị ứng với thuốc gây mê.
Mặc dù các biến chứng không thường xuất hiện, chiếm tỷ lệ khá thấp, tuy nhiên bệnh nhân không thể chủ quan. Để giảm thiểu các nguy cơ không mong muốn, người bệnh hãy chọn địa chỉ y tế uy tín, chất lượng và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về các vấn đề trước, trong và sau nội soi.
Chi phí nội soi đại tràng bao nhiêu?
Người bệnh nên lựa chọn bệnh viện hoặc phòng khám tiêu hóa uy tín, chất lượng để tiến hành nội soi đại tràng. Ở mỗi cơ sở khác nhau chi phí sẽ có mức dao động riêng, tùy thuộc vào phương pháp, kỹ thuật phát sinh trong quá trình thực hiện. Người bệnh nên thăm khám trước với bác sĩ chuyên khoa, khai báo về triệu chứng để được bác sĩ cân nhắc có cần thực hiện nội soi hay không.
Trong trường hợp phải thực hiện, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu, siêu âm bụng, chụp X quang, điện tâm đồ,…trước khi nội soi đại tràng nhằm đánh giá thể trạng. Những chi phí này sẽ được kê khai riêng, không nằm trong gói nội soi. Dưới đây là khoảng chi phí tham khảo cho hai phương pháp nội soi tại một số bệnh viện, phòng khám công lập và tư nhân:
- Phương pháp nội soi không gây mê: Tại các bệnh viện công lập thường dao động mức chi phí từ 400.000đ đến 600.000đ. Còn tại một số bệnh viện và phòng khám tư nhân, chi phí sẽ cao hơn, dao động khoảng 700.000đ đến 1.000.000đ.
- Phương pháp nội soi không gây mê: Mức chi phí sẽ cao hơn do có can thiệp sử dụng thuốc. Người bệnh có thể chi trả nội soi từ 1.500.000đ đến 2.200.000đ tại bệnh viện công lập. Trường hợp khám tại bệnh viện và phòng khám tư mức giá khoảng 1.500.000đ đến gần 3.000.000đ.
Nội soi đại tràng thường diễn ra trong khoảng 10-30 phút tùy theo từng trường hợp cụ thể. Một số trường hợp cần thực hiện cắt polyp, lấy mẫu tế bào xét nghiệm, chẩn đoán ung thư,…sẽ phải tiến hành lâu hơn. Người bệnh nên thăm khám và thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, chất lượng để giảm thiểu rủi ro và có được kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Khám viêm đại tràng ở đâu tại TPHCM tốt nhất? [Update 2021]
- Thuốc kháng sinh chữa viêm đại tràng và những điều cần biết
- Top 15+ thuốc chữa viêm đại tràng được chuyên gia khuyến cáo
- Các bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng từ thảo dược dễ kiếm
Xem thêm: Hội chứng Beckwith-Wiedemann