Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Nứt kẽ hậu môn – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý, điều trị

Nứt kẽ hậu môn là một trong những hệ quả thường gặp của chứng táo bón kéo dài hay các vấn đề về đường ruột. Bệnh mặc dù không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng và cản trở rất nhiều đến sinh hoạt. Trong nhiều trường hợp còn chuyển thành mãn tính, chỉ có thể điều trị bằng cách can thiệp phẫu thuật.

Bệnh nứt kẽ hậu môn do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây nên

Một số thông tin chung về bệnh nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn đặc trưng bởi tình trạng có xuất hiện vết rách ở niêm mạc hậu môn. Đây là một trong những bệnh lý điển hình thường khiến cho hậu môn bị đau rát và chảy máu khi đại tiện.

Bệnh lý này có thể xuất hiện ở bất cứ nhóm đối tượng nào, kể cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, thống kê cho thấy rằng, nhóm người từ 15 – 40 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Nứt kẽ hậu môn dưới 6 tuần được gọi là dạng cấp tính. Lúc này triệu chứng thưỡng xuất hiện đột ngột nhưng ở mức độ nhẹ, dễ khắc phục. Còn bệnh kéo dài trên 6 tuần được cho là đã chuyển qua giai đoạn mãn tính khiến việc chữa trị trở nên phức tạp hơn.

1. Nguyên nhân

Nứt kẽ hậu môn thường được cho là kết quả của việc đi tiêu cứng kéo dài, nhất là ở những người mắc chứng táo bón. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều yếu tố khác liên quan đến sự khởi phát của bệnh:

Những người mắc bệnh Crohn sẽ có nguy cơ cao bị nứt kẽ hậu môn

Ngoài ra, chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao, ăn ít chất xơ cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Việc xác định ra nguyên nhân gây bệnh nứt kẽ hậu môn là một vấn đề vô cùng quan trọng. Bởi nó quyết định đến việc lựa chọn phác đồ điều trị để sớm khắc phục bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm phát sinh.

2. Dấu hiệu nhận biết

Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh thường sẽ gặp phải một số triệu chứng đặc trưng dưới đây:

Khi phát hiện ra những triệu chứng của bệnh thì tốt nhất bạn nên tranh thủ thời gian thăm khám sớm. Bác sĩ sẽ giúp xác định rõ vấn đề và có cách can thiệp phù hợp.

3. Ảnh hưởng

Bệnh nứt kẽ hậu môn thường không gây ra các vấn đề nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sinh hoạt. Triệu chứng của bệnh khiến cho người bệnh thường xuyên cảm thấy khó chịu. Việc ngồi bình thường hay đại tiện cũng gặp nhiều khó khăn. Lâu dần còn tác động trực tiếp đến tâm lý.

Ngoài ra, nứt kẽ hậu môn nếu không sớm điều trị triệt để có thể dẫn đến mãn tính và mất rất nhiều thời gian để chữa lành tổn thương. Các vết nứt cũng rất dễ tái phát trở lại khi có tác nhân tác động.

Không dừng lại ở đó, một vết nứt kẽ hậu môn có thể kéo dài đến cơ thắt hậu môn bên trong khiến cho vết thương rất khó chữa lành. Đôi khi có thể phải dùng thuốc và phẫu thuật để giảm đau, đồng thời sửa chữa hoặc loại bỏ vết nứt.

Nứt kẽ hậu môn khác bệnh trĩ ở điểm nào?

Nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ mặc dù là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau những lại rất dễ gây ra nhầm lẫn. Bởi chúng đều có đặc điểm chung là gây ra tình trạng chảy máu trực tràng.

Tuy nhiên, nếu chú ý thì bạn sẽ không khó để nhận thấy 2 bệnh lý này có nhiều điểm khác biệt. Trong khi biểu hiện của nứt hậu môn là đau nhức tại hậu môn khi đại tiện ra phân cứng, thậm chí đau cả ngày thì ở bệnh trĩ là chảy máu, lồi búi trĩ chỉ khi các khối trĩ bị sưng tấy và viêm thì mới mang lại cảm giác đau, vướng víu, khó chịu.

Ngoài ra, còn có thể nhận biết 2 bệnh thông qua một số dấu hiệu sau:

Chấn đoán bệnh nứt kẽ hậu môn như thế nào?

Để chẩn đoán tình trạng nứt kẽ hậu môn, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng. Một số câu hỏi về triệu chứng cũng như lịch sử y tế của bạn có thể sẽ được đặt ra.

Cần sớm thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và can thiệp đúng cách

Để kiểm tra triệu chứng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nằm nghiêng, đầu gối hướng về phía trước ngực. Tiếp đến dùng tay chia phần mông của bạn ra để quan sát và có thể phát hiện nếu có vết nứt.

Tuy nhiên, để xác nhận chuẩn đoán cũng như tìm ra nguyên nhân thì một số thủ thuật y khoa chuyên sâu hơn sẽ được yêu cầu:

Các phương pháp điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn

Tùy thuộc vào thời gian bệnh khởi phát và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà sẽ có những cách điều trị phù hợp. Trong phần đa trường hợp, bệnh có thể tự khỏi nếu sớm phát hiện và chăm sóc, điều trị tốt tại nhá. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp sẽ phải sử dụng thuốc, hay thậm chí là can thiệp phẫu thuật.

1. Chăm sóc tại nhà

Với trường hợp nứt kẽ hậu môn nhẹ thì việc áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà hoàn toàn có thể đáp ứng. Cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

2. Các liệu pháp tự nhiên

Ngoài việc chăm sóc tốt tại nhà, bạn còn có thể sử dụng một số nguyên liệu từ tự nhiên để hỗ trợ điều trị. Điều này sẽ giúp giảm đau rát, khó chịu, đồng thời kích thích sự tái tạo các tế bào da mới.

Dưới đây là một số liệu pháp được áp dụng phổ biến nhất:

Sử dụng lá mồng tơi:

Loaị nguyên liệu này có
tác dụng làm dịu và giảm triệu chứng sưng nóng tương đối hiệu quả. Chất nhầy pectin có trong lá mồng tơi được chứng minh là có thể làm dịu niêm mạc tổn thương, đồng thời giảm đau mô mềm.

Có thể sử dụng lá mồng tơi để hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn

Thực hiện:

Sử dụng gel nha đam:

Gel nha đam có thể hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn nhờ đặc tính làm mát và làm dịu nhanh chóng. Nguyên liệu này sẽ phát huy tác dụng cải thiện sưng đau và viêm nhiễm ở vùng hậu môn đang bị tổn thương.

Thực hiện:

Ngoài mồng tơi và nha đam thì bạn có thể sử dụng thêm các nguyên liệu khác. Tiêu biểu như dầu oliu hay dầu dừa cũng đem lại tác dụng điều trị rất khả quan.

3. Sử dụng thuốc

Nếu triệu chứng trở nên nặng nề, việc chăm sóc và điều trị tại nhà không đáp ứng thì bạn có thể sẽ phải dùng đến thuốc. Một số loại thuốc có thể giúp giảm đau liên quan đến vết nứt hậu môn. Đồng thời khiến cho những tổn thương ở khu vực này chóng lành hơn.

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau đây:

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi để khắc phục triệu chứng nứt kẽ hậu môn

Tất cả các thuốc điều trị nứt kẽ hậu môn dù là thuốc không kê đơn hay kê đơn cũng đều phải dùng theo chỉ định từ bác sĩ. Nếu triệu chứng không được đáp ứng hay có bất cứ tác dụng phụ nào phát sinh. Cần báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh.

4. Can thiệp phẫu thuật

Trong trường hợp các biện pháp điều trị bảo tồn không đáp ứng với bệnh thì bác sĩ có thể sẽ cân nhắc phẫu thuật. Có rất nhiều lựa chọn khác nhau cho việc phẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin về bệnh nứt kẽ hậu môn. Tốt nhất khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh xuất hiện, bạn nên sớm thăm khám và điều trị. Tránh tình trạng bệnh kéo dài, khó điều trị ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.

Có thể bạn chưa biết: 5 mẹo chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà – Hết nhanh đau rát

Xem thêm: Rối loạn tuyến vú

Rate this post
Exit mobile version