Phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ y tế của mỗi người bệnh đều khác nhau, vì chúng được bác sĩ đưa ra dựa trên nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nặng nhẹ của từng bệnh nhân. Tham khảo ngay bài viết để có kiến thức về phác đồ điều trị HP hoặc không có HP thường được bác sĩ chỉ định.
Nguyên tắc và mục đích của phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ y tế
Dựa theo kết quả khảo sát Y tế thì có đến 90% người mắc bệnh dạ dày có liên quan đến khuẩn HP gây nên đa phần phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ y tế đều hướng đến đặc trị, tiêu diệt khuẩn HP.
Tuy nhiên để có một phác đồ điều trị phù hợp và chính xác nhất với bệnh nhân thì bác sĩ sẽ phải đảm bảo được nguyên tắc và mục đích chung sau.
Về nguyên tắc chung của phác đồ phác đồ loét dạ dày:
- Dựa trên các phương pháp chẩn đoán cùng với cơ sở bệnh lý để loại trừ và tìm ra nguyên nhân gây bệnh: Stress, xoắn khuẩn, HP, tăng tiết HCl….
- Bình thường hóa (cải thiện, phục hồi) chức năng của dạ dày.
- Tái tạo lại những vết thương tổn ở niêm mạc dạ dày, đồng thời loại trừ các bệnh đi kèm.
Về mục đích của phác đồ điều trị bệnh viêm loét dạ dày:
- Giảm yếu tố gây loét: Sử dụng các loại thuốc ức chế hoặc trung hòa Axit vô cơ mạnh trong dạ dày.
- Tăng cường các yếu tố bảo vệ: Ngoài việc cải thiện, phục hồi chức năng của dạ dày thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thêm một số loại thuốc bao phủ niêm mạc và băng ổ loét và thuốc kích thích sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc khỏi những tác nhân gây bệnh.
- Tiêu diệt, loại trừ vi khuẩn HP (đối với những bệnh nhân bị dạ dày có tìm thấy khuẩn HP).
Phác đồ điều trị viêm dạ dày tá tràng HP
Bệnh viêm dạ dày tá tràng HP là bệnh lý về tiêu hóa và nguyên nhân chính gây bệnh là do khuẩn HP đã tấn công, làm thương tổn dạ dày tá tràng trong một thời gian.
Đối với bệnh này, thì các bác sĩ thường sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh, kháng khuẩn để tiêu diệt được tác nhân gây bệnh chính (khuẩn HP) giúp người bệnh sớm lấy lại được sức khỏe của mình.
Dưới đây sẽ là những phác đồ điều trị loét dạ dày mới nhất thường được
bác sĩ đưa ra.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày của Bộ y tế sử dụng kết hợp 3 thuốc
Đối tượng áp dụng:
Như đã chia sẻ thì mỗi bệnh nhân đều có phác đồ khác nhau, như vậy việc áp dụng điều trị bệnh mới đạt được những hiệu quả nhất định. Vậy nên, đối tượng thường phù hợp nên áp dụng phác đồ kết hợp này là:
- Bệnh nhân mới khởi phát bệnh viêm dạ dày tá tràng HP lần đầu.
- Người bệnh thuộc khu vực miền Bắc – Trung, vì đối tượng bệnh nhân ở khu vực này thường có tỉ lệ kháng clarithromycin thấp hơn so với bệnh nhân khu vực miền Nam. Do đó việc áp dụng phương pháp này có thể đạt kết quả cao hơn.
Sử dụng thuốc Tây:
Có thể nói 3 loại thuốc dưới đây đều có công dụng chính là tiêu diệt khuẩn HP, kích thích tiêu hóa tốt hơn nhưng không làm tăng lượng axit dịch vị tiết trong dạ dày. Từ đó nồng độ axit trong dạ dày cũng sẽ được cân bằng, thuyên giảm được những triệu chứng của bệnh.
Dưới đây sẽ là hai đơn thuốc phổ biến được bác sĩ kê, bạn có thể tham khảo:
Đơn thuốc số 1:
- Thuốc Amoxicillin (dùng sau ăn): ngày uống 2 lần, mỗi lần 1g;
- Thuốc Clarithromycin (dùng sau ăn): ngày uống 2 lần, mỗi lần 500mg;
- Thuốc PPI – Omeprazole (dùng trước ăn 30 phút): 1 viên/ lần, mỗi ngày 2 lần.
Đơn thuốc số 2:
- Thuốc PPI (tương tự trên);
- Thuốc Amoxicillin (tương tự trên);
- Metronidazole 250mg (dùng cùng hoặc sau lúc ăn): Uống không quá 750ml/ ngày.
Thời gian dùng:
Từ 10 – 14 ngày, tùy vào thể bệnh của mỗi người, trong trường hợp cơ thể dùng thuốc không thấy tác dụng hoặc chưa hết triệu chứng thì cần tham vấn ý kiến bác sĩ để có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Tác dụng phụ:
Tương tự như các loại thuốc Tây khác thì 3 loại thuốc kể trên cũng có thể gây ra tác dụng phụ đối với bệnh nhân sau khi sử dụng, tùy vào cơ địa và cách sử dụng của từng bệnh nhân khác nhau.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải của thuốc: Đau bụng, buồn nôn, choáng váng, khó hấp thụ được dưỡng chất và một số loại vitamin.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày ruột kết hợp 4 loại thuốc
Đối tượng sử dụng:
- Bệnh nhân đã từng có thời gian điều trị bệnh về nhiễm khuẩn HP nhưng sử dụng phác đồ điều trị kết hợp 3 loại thuốc (chia sẻ ở trên) không hiệu quả.
- Bệnh nhân đã từng điều trị bệnh và sử dụng thuốc macrolid.
Sử dụng thuốc Tây:
Nếu phác đồ điều trị kết hợp 3 bài thuốc có thể tiêu diệt được khoảng 85% thì phác đồ 4 loại thuốc này sẽ có thể loại bỏ đến 90%. Tuy nhiên người bệnh không được tự ý sử dụng các loại thuốc này, bởi hàm lượng của chúng khá cao, nếu sử dụng sai cách sẽ gây ra nhiều nguy hiểm.
Dưới đây sẽ là hai đơn thuốc phổ biến thường được bác sĩ kê, bạn có thể tham khảo:
Đơn thuốc số 1:
- Thuốc PPI – Omeprazole (dùng trước ăn 30 phút): 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên;
- Thuốc Tetracyclin (dùng sau khi ăn, thuốc tạo màng bọc): uống 4 lần/ngày, mỗi lần 500mg;
- Thuốc Metronidazol (dùng sau ăn): Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 500mg;
- Thuốc Bismuth (dùng trước ăn): Uống 4 lần/ngày, mỗi lần 120mg.
Đơn thuốc số 2:
- Thuốc PPI (tương tự trên);
- Thuốc Amoxicillin (dùng sau ăn): Uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 1000mg.
- Thuốc Clarithromycin (dùng sau ăn): Uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 500mg.
- Thuốc Metronidazol (tương tự trên).
Thời gian dùng:
Từ 10 – 14 ngày, tùy vào thể bệnh của mỗi người, trong trường hợp cơ thể dùng thuốc không thấy tác dụng hoặc chưa hết triệu chứng thì cần tham vấn ý kiến bác sĩ để có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp hơn.
Tác dụng phụ:
Có thể thấy đây là phác đồ điều trị đau dạ dày dành cho người có triệu chứng nặng, nên liều lượng thuốc cũng cao hơn và khả năng gặp phải tác dụng phụ của bệnh nhân sẽ sẽ tăng.
Một số vấn đề bệnh nhân có thể gặp phải khi áp dụng phác đồ này: cơ thể mệt mỏi, tăng nguy cơ HP kháng kép, thấy tinh thần không minh mẫn…
Vậy nên, để không gặp phải những tác dụng phụ kể trên thì người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng với chỉ định bác sĩ, đảm bảo chế độ ăn uống và sinh hoạt. Đặc biệt là ngừng sử dụng thuốc nếu có thể có triệu chứng bất thường.
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng nối tiếp của Bộ y tế
Đối tượng áp dụng:
Bệnh nhân có triệu chứng nặng, đã từng sử dụng các phác đồ điều trị kể trên nhưng không hiệu quả.
Sử dụng thuốc Tây:
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất này có phần đặc biệt hơn, bởi người bệnh sẽ sử dụng thuốc theo mốc 5 ngày, để thấy rõ sự thuyên giảm của bệnh. Đồng thời, lộ trình điều trị cũng sẽ rút ngắn hơn, nhanh chóng. Cụ thể như sau:
Trong 5 ngày đầu áp dụng phác đồ:
- Thuốc Amoxicillin (dùng sau ăn): Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1000mg;
- Thuốc PPI – Omeprazole (dùng trước ăn 30 phút): 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên.
Trong 5 ngày sau:
- Thuốc PPI – Omeprazole (như trên);
- Thuốc Tinidazole (dùng sau ăn): Uống 2 viên/ngày, mỗi lần 500mg;
- Thuốc Clarithromycin (dùng sau ăn): Uống 2 viên/ngày, mỗi lần 500mg.
Thời gian dùng thuốc: Tối đa là 10 ngày, sau thời gian áp dụng phác đồ thì bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc bệnh viện để được tham vấn ý kiến chuyên gia, theo dõi và có hướng xử lý sau điều trị.
Tác dụng phụ:
Trong thời gian sử dụng thuốc Tây kể trên, có thể người bệnh sẽ phải đối mặt với một số biểu hiện như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, khó chịu trong người, sụt cân…
Ngoài việc, ghi nhớ và áp dụng đúng với chỉ định của bác sĩ trong phác đồ thì các bệnh nhân cũng cần phải liên hệ ngay bác sĩ điều trị nếu thấy dùng thuốc không hiệu quả hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày không có HP
Thông thường, những bệnh nhân có dấu hiệu bệnh nhẹ và không tìm thấy khuẩn HP trong dạ dày thì có thể sẽ được áp dụng phương pháp chữa này mà vẫn mang lại hiệu quả. Dưới đây sẽ có 2 hướng đưa ra phác đồ điều trị của bác sĩ, cụ thể như sau.
Điều trị không dùng thuốc
Với bệnh nhân mới khởi phát bệnh, có triệu chứng nhẹ thì không nhất thiết phải dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, để hiệu quả nhất thì người bệnh cần phải tuân thủ đúng với những yêu cầu về chế độ ăn uống, sinh hoạt như:
- Không ăn thực phẩm có thể gây nguy hại cho dạ dày như: món ăn nhiều gia vị, chua cay, nóng, chất kích thích (bia rượu, thuốc lá)…
- Ăn uống nhẹ nhàng, không ăn quá no, ăn quá nhanh, ăn quá muộn, ăn ngay trái cây sau ăn, uống nhiều nước sau ăn no,… vì chúng có thể gây áp lực lên dạ dày, khó tiêu hóa và gây ra thương tổn cho niêm mạc dạ dày.
- Có thể bổ sung thực phẩm có tác dụng trung hòa nhanh axit dạ dày: sữa (không đường là tốt nhất), bánh mì, yến mạch, khoai lang, khoai tây…
- Cải thiện tinh thần, loại bỏ căng thẳng, áp lực, stress… thay vào đó là dành thời gian thư giãn, giải tỏa cho tinh thần để hệ tiêu hóa không bị ảnh hưởng.
Phác đồ điều trị đau dạ dày cấp tính – Điều trị sử dụng thuốc
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do lạm dụng thuốc Corticoid, thuốc kháng sinh cũng có thể sẽ được bác sĩ chỉ định áp dụng hướng điều trị này.. Cụ thể như sau:
Dùng thuốc ức chế bơm Proton:
- Thuốc Omeprazole (dùng trước ăn 30 phút): Dùng 20mg/ ngày;
- Thuốc Lansoprazole: Dùng 1 lần/ ngày, 15 mg/ ngày.
Thường bác sĩ sẽ chỉ định uống 4 tuần, tuy nhiên đối với loét dạ dày có biến chứng thì có thể bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định liều lượng lớn hơn và tăng thời gian uống từ 6 – 8 tuần.
Dùng thuốc đối kháng H2 chữa loét dạ dày tá tràng:
- Cimetidine: Uống 2 lần/ ngày;
- Ranitidine: Uống 2 lần/ ngày và 300mg/ lần.
- Famotidin (dùng trước khi ngủ): 40mg/ lần, mỗi ngày chỉ uống 1 lần.
Thời gian uống từ 6 – 8 tuần, tùy thể bệnh của từng người và đối với người bệnh loét tá tràng không có biến chứng thì không nên sử dụng nhóm thuốc này.
Thuốc trung hòa Axit dạ dày:
- Thuốc Aluminum Hydroxit (dùng trước ăn 30 phút): uống 3 lần/ ngày.
- Thuốc Magie Hydroxide (dùng trước ăn 30 phút): uống 3 lần/ ngày.
Điều trị duy trì dự phòng tái phát
Đối với những bệnh nhân từng điều trị dự phòng loét biến chứng hoặc có biến chứng, thì bác sĩ thường đưa ra phác đồ điều trị tiếp theo để ngăn ngừa cũng như duy trì không cho bệnh tái phát.
Mặc dù thuốc có thể giống so với phác đồ điều trị viêm dạ dày kể trên nhưng liều lượng sẽ có sự điều chỉnh phù hợp:
- Cimetidin: Uống từ 400 – 800mg/ lần, ngày uống 1 lần. Ngoài ra, cũng có bác sĩ lựa chọn thuốc Ranitidine thay cho Cimetidin.
- Nizatidine: Uống từ 150 – 300mg / lần, ngày uống 1 lần.
- Famotidine (uống trước ngủ): Uống từ 20 – 40mg/ lần.
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày từ Đông y
Trong Đông y, trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là làm giảm yếu tố tấn công (nguyên nhân gây bệnh) và làm tăng yếu tố bảo vệ, phục hồi (cải thiện chức năng của các bộ phận). Do vậy công thức của bài thuốc cũng sẽ dựa vào những yếu tố đó để lựa chọn thành phần thảo dược thiên nhiên.
Như vậy, trong quá trình điều trị người bệnh hoàn toàn yên tâm về sự lành tính và an toàn, mà không gặp phải những tác dụng phụ giống như thuốc Tây. Bên cạnh đó, bệnh nhân được điều trị từ tận gốc, loại bỏ toàn bộ yếu tố gây bệnh, các vết thương tổn cũng dần dần được khôi phục và hạn chế tối đa được sự tái nhiễm bệnh.
Chính nhờ vào đặc tính điều trị bệnh như vậy nên nhiều bài thuốc Đông y luôn nhận được đánh giá tích cực từ người bệnh lẫn giới chuyên gia, có thể kể đến như Sơ can Bình vị tán (phân phối độc quyền bởi Thuốc dân tộc). Bài thuốc được kết tinh từ các công trình nghiên cứu khoa học dày công của đội ngũ y bác sĩ hàng đầu Y học cổ truyền.
Thành phần bào chế đến từ hơn 30 dược liệu thiên quý, đảm bảo đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế. Lộ trình điều trị còn phụ thuộc vào từng thể bệnh khác nhau, khi đến thăm khám sẽ được bác sĩ tận tình tư vấn và hướng dẫn. Vậy nên đây cũng là bài thuốc chữa bệnh uy tín, chất lượng mà người bệnh nên tham khảo.
Một số lưu ý khi áp dụng phác đồ điều trị viêm dạ dày của Bộ y tế
Mặc dù các phác đồ điều trị bệnh đã được các bác sĩ đưa ra một cách rõ ràng cụ thể đối với từng bệnh nhân, nhưng sự hiệu quả và tính an toàn cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Chính vì vậy, trong quá trình áp dụng phác đồ và những chỉ định từ bác sĩ thì người bệnh cũng cần phải lưu ý một điều sau:
Tuân thủ chế độ ăn uống kiêng khem và lối sống sinh hoạt khoa học:
Dựa theo ý kiến của các chuyên gia thì việc bạn thay đổi thói quen ăn uống và biết cách sinh hoạt lành mạnh sẽ đồng nghĩa với việc tỷ lệ chữa bệnh hiệu quả hơn 40%.
- Ăn thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa: Cơm dẻo, món từ thịt trắng (thịt lợn nạc, gà, vịt, cá, tôm…), thực phẩm tươi ngon và đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, bổ sung nhiều rau xanh, vitamin, chất khoáng và nước…
- Ăn đúng và đủ bữa, không ăn trước khi ngủ, có thể chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày…
Rèn luyện cơ thể, tập thể dục nâng cao sức khỏe thường xuyên:
Khi tập thể dục, thì các tế bào bên trong cũng sẽ được vận động. Từ đó khả năng miễn dịch và sức đề kháng cũng sẽ tăng cao. Đồng nghĩa với việc dạ dày sẽ có khả năng kháng lại các tác nhân gây bệnh, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn.
Uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ trong phác đồ:
Đặc biệt, bệnh nhân không tự ý dừng hoặc thay đổi thuốc uống bởi nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí biến chứng sang các bệnh lý về đường tiêu hóa khác như đau dạ dày, viêm đại tràng,…
Ngoài ra, trong quá trình uống thuốc, nếu cơ thể có biểu hiện bất thường thì nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ hoặc đến bệnh viện để tìm nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời. Như vậy, quá trình áp dụng phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng Bộ y tế mới đạt hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.
Xem thêm: Những điều cần biết về thuốc kháng viêm không chứa steroid NSAIDs