Ho có đờm kéo dài ở người lớn có thể là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang có nguy cơ mắc một số bệnh về đường hô hấp. Có rất nhiều cách để điều trị tình trạng này tại nhà nhưng vẫn có hiệu quả cao. Tuy nhiên song song đó người bệnh cần kết hợp với lối sống khoa học và lành mạnh hơn thì mới có thể điều trị dứt điểm tình trạng ho có đờm.
Ho có đờm kéo dài ở người lớn có nguy hiểm không?
Ho có đờm là tình trạng khi ho kèm theo các chất dịch tiết nhầy đi ra theo dường mũi, miệng. Kèm theo đó là tình trạng luôn có cảm giác nghẹn ở cổ họng, nặng ngực, đau tức ngực có thể sốt, nhất là về đêm. Có đờm trong họng cũng khiến người bệnh ăn uống kém ngon, không còn hứng thú trong ăn uống, thu nạp dinh dưỡng không đủ dẫn tới sụt cân nhanh chóng.
Thông thường với các triệu chứng ho có đờm do dị ứng hay sự thay đổi thời tiết, tình trạng bệnh sẽ tự thuyên giảm sau 1-2 tuần nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên nếu các triệu chứng này kéo dài dai dẳng trên 3 tuần thì đây lại có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm đến sức khỏe, chính xác hơn là các cơ quan hô hấp mà người bệnh cần đề phòng.
Ho có đờm kéo dài của người lớn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau
- Các bệnh về đường hô hấp cấp: Ho có đờm lâu ngày có thể là triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp cấp như viêm amidan, viêm thanh khí quản, cảm lạnh, viêm xoang… Tình trạng này thường xuất hiện ở những người lớn tuổi khiến người bệnh mệt mỏi. Các triệu chứng ho và khó thở xuất hiện khá nhều về đêm do các dịch nhầy dễ ứ lại nơi cổ họng và kích thích vào cổ họng người bệnh.
- Lao phổi: Biểu hiện bằng cách người bệnh thường ho kèm theo khạc đờm màu trắng đục như sữa hoặc nước vo gạo, có thể có cả màu đỏ do lẫn máu tươi. Ho đờm kéo dài có thể kèm theo sốt nhẹ về chiều, tức ngực, đờm có mùi hôi khó chịu, sụt cân nhanh chóng. Bệnh này có nguy cơ lây nhiễm cao và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp và tử vong nếu không điều trị kịp thời.
- Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Nguyên nhân chính gây ra bệnh này có thể là do tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm trong thời gian dài hoặc những người thường xuyên hút phải khói thuốc. Biểu hiện của COPD thường là các cơn ho kéo dài kèm theo đờm có màu trắng đục, ho tức ngực đặc biệt xuất hiện nhiều vào sáng sớm.
- Viêm phế quản mãn tính: Nếu tình trạng ho có đờm kéo dài liên tục hoặc thành từng đợt nhưng có tổng thời gian xuất hiên trên 3 tháng trong vòng một năm, diễn ra liên tiếp 2 năm liền thì rất có thể đây là dấu hiệu của viêm phế quản mãn tính. Triệu chứng của bệnh này là đờm nhầy thường có màu trắng đục và chuyển dần sang màu vàng, hoặc xanh. Lượng đờm khạc ra tuy không quá nhiều nhưng đặc quánh.
- Giãn phế quản: Nhũng người bị giãn phế quản thường gặp những cơn ho kéo dài dai dẳng, xuất hiện vào buổi sáng sớm kèm theo dịch nhầy màu vàng đục và đặc quánh như mủ rồi kết dính thành từng khuôn rất khó đánh bật ra ngoài. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do viêm phế quản cấp và mạn tính không điều trị dứt điểm gây áp-xe phổi hoặc gây mủ phế quản, mủ phổi, mủ màng phổi, xơ phổi, khí phế thũng khiến cho ho có đờm kéo dài dẳng không thuyên giảm.
- Ung thư phổi: Nếu các tình trạng bệnh trên không điều trị dứt điểm thì đều có thể gây ra các biến chứng như ung thư phổi. Đây là tình trạng vô cùng nghiêm trọng có thể khiến người bệnh mất mạng nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.
Như vậy có thể thấy, các triệu chứng ho có đờm dai dẳng kéo dài tưởng chừng chỉ là những dấu hiệu cảm cúm thông thường nhưng lại ẩn chứa những căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Người bệnh cần nhanh chóng chấm dứt các triệu chứng này để phòng ngừa các biến chứng khác.
Cách trị ho có đờm kéo dài ở người lớn dứt điểm
Để có thể trị ho có đờm kéo dài ở người lớn dứt điểm trước tiên cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Với các triệu chứng ho kéo dài thì rất có thể là người bệnh đã mắc một số bệnh lý rồi, tuy nhiên vẫn cần biết chính xác bệnh đó thì mới có thể đưa ra phác đồ điều trị nhanh chóng và chính xác được.
Điều trị dứt điểm ho có đờm kéo dài do bệnh lý cần phải kết hợp giữa các loại thuốc Tây, các bài thuốc điều trị tại nhà và cả việc thay đổi một lối sống khoa học lành mạnh thì mới thực sự có hiệu quả. Bên cạnh đó, quá trình điều trị cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và làm theo các chỉ định của bác sĩ thì mới cho kết quả điều trị nhanh chóng nhất.
Dùng thuốc Tây điều trị ho có đờm kéo dài
Sau khi chẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây ho có đờm là gì, bác sĩ sẽ tiến hành hỗ trợ làm tiêu đờm cho người bệnh. Nếu tình trạng đờm ứ đọng trong cổ họng nhiều khiến cho người bệnh khó chịu hay khó thở sẽ được dùng một số công cụ hỗ trợ hút đờm để làm tiêu đờm nhanh hơn.
Các dụng cụ được dùng làm tiêu đờm thường là
- Máy hút đờm: có tác dụng hút sạch chất nhầy, đờm dãi ứ đọng trong các khu vực cổ họng và xoang mũi. Dịch đờm được làm sạch giúp loại bỏ được vi khuẩn có hại, đường thở được thông thoáng và dễ chịu hơn.
- Máy khí dung: Đây là một dạng máy hỗ trợ dùng để đưa thuốc vào cơ thể bằng dạng sương mù để giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn các thành phần trong thuốc. Nhờ đó các triệu chứng ho có đờm được thuyên giảm nhanh chóng.
Bệnh nhân bị ho có đờm lâu ngày sẽ được chỉ định một số loại thuốc làm loãng đờm cùng một số loại thuốc kháng sinh giảm ho để thuyên giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh nhanh chóng. Các loại thuốc thường được chỉ định như
- Thuốc kháng viêm: Ho có đờm có thể khiến vùng niêm mạc họng trở nên sưng tấy kèm theo ngứa rát, có cảm giác bị nghẹn ở cổ, khó nuốt nên sẽ được chỉ định thêm một số nhóm thuốc kháng viêm giúp giảm sưng, phù nề như Ibuprofen, diclophenac,… betamethason
- Thuốc giảm ho có tác dụng giáng đờm: Các loại thuốc này hoạt động với cơ chế kích thích người bệnh ho nhiều hơn để khạc nhổ và loại bỏ hết dịch đờm còn ứ đọng bên trong cổ họng. Các loại thuốc thường được chỉ định như Ambroxol, Bromhexin, Acetylcystein, Carbocistein..
- Thuốc kháng sinh: Có tác dụng tiêu diệt các vie khuẩn gây viêm nhiễm trong cổ họng, thường dùng cho những bệnh nhân viêm phế quản, hạn chế tình trạng tiết ra đờm, như amoxicillin, penicillin, roxithromycin,…
- Thuốc ho làm loãng đờm: Làm loãng đờm sẽ giúp giảm độ bám dính, tính chất, số lượng và đặc tính của đờm trên cổ họng. Nhờ đó hỗ trợ quá trình dẫn lưu và dễ đẩy nó ra khỏi cổ họng hơn, giúp tình trạng ho có đờm thuyên giảm nhanh chóng. Các loại thuốc thường được chỉ định như Terpin hydrate, Natri benzoate, Guaifenesin,…
- Thuốc có tác dụng ức chế phản xạ ho: Một số loại kẹo ngậm, siro, glycerol giúp làm giảm các triệu chứng ho, làm dịu cổ họng không còn cảm giác đau rát hay ứ nghẹn.
Tuy nhiên việc dùng thuốc sẽ theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc dùng tại nhà có thể gây ra một số tác dụng phụ hoặc không đem lại hiệu quả cao do dùng sai cách.
Các cách trị ho có đờm lâu ngày tại nhà
Bên cạnh việc dùng thuốc Tây, bạn có thể áp dụng thêm một số phương pháp điều trị tại nhà để điều trị ho có đờm nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các bài thước này đa phần đều sử dụng các nguyên liệu dân gian đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện và vô cùng an toàn.
Cách trị đờm ho với tỏi
Trong tỏi có chứa hàm lượng Allicin rất cao, đây là chất tựa như chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng tác dụng ức chế vi khuẩn, giảm viêm và tiêu trừ các gốc tự do gây hại hiệu quả. Hợp chất sulfur trong tỏi cũng đem đến những tác dụng rất tốt trong việc kháng viêm, ức chế sự sinh sản và lây lan của các vi khuẩn virus gây nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp.
Các chất trong tỏi như phốt pho, mangan, vitamin C cũng đem đến tác dụng tăng cường miễn dịch, cải thiện chức năng tiêu hóa và hô hấp cho người bệnh. Các bài thuốc dùng tỏi trị ho có đờm mà bạn có thể áp dụng như
- Nước ép tỏi: Dùng 3 – 5 tép ỏi giã nát hoặc ép lấy nước, hòa thêm với nước sôi và đường uống ngày 2 lần có tác dụng rất tốt trong việc giảm ho tiêu đờm, đặc biệt là những dạng đờm đặc, vàng gây nghẹn cổ họng, ngứa rát.
- Ngậm tỏi tươi và muối: Thái tỏi thành lát mỏng, trộn cùng một ít muối rồi ngậm đến khi không còn vị cay, ngày thực hiện từ 3-5 lần sẽ giúp cải thiện đau rát cổ họng, làm loãng dịch tiết hô hấp, tiêu đờm và giảm mức độ cơn ho.
- Tỏi và gừng: Gừng và tỏi đem đi giã nhuyễn, thêm một ít nước lọc vào đun sôi, cho thêm vài lát gừng và đường để dễ uống hơn. Uống mỗi ngày 1 lần liên tục trong 3- 4 ngày sẽ thấy các triệu chứng ho đờm, ngứa họng thuyên giảm nhanh chóng.
Cách trị ho đờm với mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn và sát trùng khá mạnh, vì vậy sẽ nhanh chóng làm giảm sưng viêm vùng niêm mạc, làm dịu cổ họng, ức chế sự sinh sản của vi khuẩn, nhờ đó giảm ho tiêu đờm nhanh chóng. Dùng mật ong cũng giúp bổ sung thêm các dưỡng chất cho người bệnh trong thời gian ăn uống kém khiến cơ thể không đủ dinh dưỡng.
Các nghiên cứu cung cho thấy dùng mật ong trị ho có đờm còn đem đến hiệu quả cao hơn và an toàn một số loại thuốc dạng uống trong các nhà thuốc. Các cách chữa ho có đờm với mật ong mà bạn có thể thực hiện như
- Mật ong và chanh đào: Thái lát nhỏ vỏ chanh đào, đem đi hấp cách thủy cùng mật ong trong 15- 20 phút, ăn ngày 2- 3 lần khi còn nóng bạn sẽ thấy cổ họng không còn đau rát, các triệu chứng ho có đờm cũng dần biến mất.
- Mật ong và gừng: Gừng đem rửa sạch, cạo vỏ, nhiễn nhuyễn rồi cho vào một cốc nước ám, quấy nhẹ để các tinh chất tan ra hết. Vớt bỏ xác gừng rồi cho thêm mật ong vào uống đem đến công dụng tuyệt vời trong giảm ho đờm, chữa cảm lạnh và một số bệnh về đường hô hấp khác.
- Mật ong và hành tây: Hành tây bóc vỏ, rửa sạch thái hột lựu rồi đem đi hấp cách thủy cho chín mềm. Trộn hành tây với mật ong ăn ngày hai lần giúp giúp giảm đờm, giảm ho, chống cảm lạnh các dấu hiệu về viêm phế quản, viêm đường hô hấp cũng thuyên giảm.
Cách trị ho đờm với quả lê
Lê vị ngọt, hơi chua, tính mát, có tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, giảm ho, tiêu đờm nên thường được dân gian dùng trong chữa các bệnh liên quan đến phế (phổi) như ho khan, ho gió và ho có đờm. Hàm lượng canxi, phốt pho, chất xơ, axit amin, vitamin và một số chất chống oxy hóa cso trong quả lê cũng giúp cải thiện chức năng hô hấp và nâng cao khả năng miễn dịch, đau rát cổ họng, trừ đờm ứ nhanh chóng.
Cách làm bài thuốc trị ho đờm từ quả lê vừa đơn giản, hiệu quả lại có vị rất ngon và dễ ăn.
- Nguyên liệu: 1 quả lê, đường phèn, vài hạt xuyên bối
- Cách làm: Lê đem khoét bỏ, bỏ bớt ruột và hạt, cho đường phèn và hạt xuyên bối vào rồi đem hấp cách thủy vòng 30 phút.
- Liều dùng: Ăn mỗi ngày một quả lê hấp cách thủy bạn sẽ thấy các triệu chứng ho có đờm dần thuyên giảm, cổ họng được thông thoáng, dễ thở, ăn cũng ngon miệng hơn rất nhiều.Chú ý là uống cả nước bên trong và ăn cả quả lê bên ngoài để có hiệu quả tốt nhất.
Cách trị ho đờm với củ cải trắng
Theo Đông Y, củ cải trắng có vị ngọt, tính bình, tác dụng trực tiếp vào kinh phế, tỳ, vị đêm đến những hiệu quả bất ngờ trong tiêu đờm, giải độc, hạ khí, sinh tân. Các dược chất có trong củ cải trắng cũng hô trợ tác dụng trong vai trò kháng khuẩn, tiêu viêm, thường được dân gian dùng trong điều trị viêm phế quản, ho nhiều, có có đờm.
Các bài thuốc trị ho có đờm với củ cải trắng vừa có thể sử dụng củ cải tươi vừa có thể dùng hạt củ cải đều đem đến những công dụng rất tốt. Người lớn bị ho đờm kéo dài có thể áp dụng những cách sau
- Dùng củ cải trắng tươi: Củ cải đem gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi rồi ngâm với mật ong hoặc đường phèn bỏ hộp để qua đêm rồi chắt nước uống. Người bệnh sẽ thấy cổ họng dịu hẳn, không còn ho nhiều, dịch đờm cũng ít dần rồi biến mất.
- Dùng hạt củ cải trắng: Hạt củ cải trắng dùng 12g đem đi sao vàng rồi sắc lấy nước uống cùng 12g hạt tía tô. Dùng hết bài thuốc trong một ngày, qua hôm sau các triệu chứng ho có đờm khó chịu đã bắt đầu thuyên giảm hẳn.
Cách trị ho đờm bằng lá bạc hà
Theo đông y, bạc hà tính mát, không độc, có khả năng tán phong nhiệt, trừ tiêu giải độc, tiêu đờm nên thường được dùng trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Các chất có trong bạc hà như canxi, vitamin B, vitamin A và kali, sắt giúp tăng cường đề kháng và ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Chất Methol trong bạc hà giúp giảm đau, loãng chất nhầy, cải thiện tình trạng ho đờm, khó thở khi ho.
Các cách làm bài thuốc trị ho có đờm kéo dài ở người lớn từ bạc hà tuy đơn giản nhưng đem lại hiệu quả nhanh chóng
- Trà bạc hà: Dùng vài lá bạc hà giã nhuyễn lấy nước uống trực tiếp hằng ngày hoặc hãm vài lá bạc hà với nước nóng làm trà vừa giúp thanh nhiệt giải độc lại có tác dụng tiêu đờm rất tốt.
- Bạc hà và mật ong: Lấy vài lá bạc hà vò nhẹ rồi đem hấp cách thủy cùng mật ong ăn ngày hai lần giúp giảm ho đờm nhanh chóng.
Chăm sóc người bị ho có đờm lâu ngày
Việc dùng thuốc tây và các bài thuốc tại nhà thôi chưa đủ để điều trị ho có đờm dứt điểm. Bởi nếu người bệnh có lối sống thiếu khoa học, hệ miễn dịch bị suy yếu thì ho có đờm vẫn có thể tái phát thậm chí có thể biến thành mãn tính khiến tình trạng bệnh nặng hơn và khó điều trị hơn rất nhiều.
Ho có đờm có dứt điểm được hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc thay đổi một lối sống lành mạnh, khoa học. Điều này không chỉ giúp tình tạng ho có đờm nhanh chóng biến mất và không tái phát mà còn giúp nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa mắc các bệnh về hệ hô hấp hiệu quả.
Chăm sóc người bị ho có đờm cần chú ý những vấn đề sau
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khu vực cổ họng, nhất là khi có sự thay đổi thời tiết bất thường.
- Cổ họng của người bệnh lúc này đang khá nhạy cảm, khó nuốt vì thế nên ưu tiên ăn những thực phẩm mềm, loãng như cháo, súp, canh rau củ.
- Không nên ăn những thực phẩm cay nóng, đồ chiên xào, các thức ăn cứng có thể khiến cổ họng tổn thương hơn.
- Tăng cường uống nước, có thể là nước lọc, nước trái cây hoặc nước ép rau củ. Nước sẽ làm dịu cổ họng đồng thời làm loãng đờm giúp đẩy đờm ra nhanh hơn. Không nên uống nước ngọt có ga hay bia rượu.
- Hạn chế nói nhiều, nói to.
- Hạn chế tiếp xúc với các môi trường có thể gây dị ứng như khói bụi, mùi thuốc lá, phấn hoa, lông động vật.
- Đeo khẩu trang trước khi ra ngoài để bảo vệ cổ họng khỏi các tác nhân gây viêm nhiễm cũng như ngăn ngừa lây lan bệnh qua đường hô hấp.
Phòng tránh ho có đờm kéo dài ở người lớn
Dù xuất phát nguyên nhân do các tác nhân bên ngoài hay do bệnh lý thì nguyên nhân khiến cho tính trạng ho có đờm kéo dài ở người lớn vẫn là do sự suy yếu của hệ miễn dịch, sức đề kháng khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn và virus hơn. Người bệnh hoàn toàn có thể tự phòng tránh tình trạng này bằng các phương pháp vô cùng đơn giản thông qua việc duy trì những thói quen sống khoa học, lành manh hơn.
Những phương pháp phòng tránh ho có đờm ở người lớn bao gồm
- Tăng cường tập thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch. Có thể bắt đầu bằng những bài tập đơn giản như chạy bộ, chơi cầu lông đều có tác dụng rất tốt.
- Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường đạm, chất xơ, các vitamin. Hạn chế chất béo, đồ ăn dầu mỡ từ các thức ăn nhanh hay đồ chiên xào nhiều.
- Hạn chế sử dụng bia rượu và các chất kích thích.
- Khi đến những nơi đông người nên đeo khẩu trang để phòng tránh các bệnh lây nhiễm.
- Tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng cho bản thân.
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng các loại nước trasii cây hay nước ép rau củ.
Ngay khi thấy có các dấu hiệu của ho khan bạn cũng cần áp dụng ngay các bài thuốc điều trị tại nhà, tránh chủ quan vì nó có thể lây lan và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác. Nếu hay tình trạng ho có đờm kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường về màu đờm, tức ngực, đau mỏi, buồn nôn người bệnh cần đến ngay các bệnh viên uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về các trị ho có đờm kéo dài ở người lớn. Đừng quên đeo khẩu trang thường xuyên khi ra ngoài để tránh các bệnh lây nhiễm khác, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cả những người xung quanh.
Xem thêm: Viêm khớp vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị