Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Rối Loạn Tiền Đình: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị HIỆU QUẢ

Rối loạn tiền đình là chứng bệnh về hệ thần kinh gây ra nhiều triệu chứng bất thường như hoa mắt, đau đầu, khó giữ thăng bằng,… Đặc biệt, nếu người bệnh đang mắc các bệnh lý tiểu đường, thiếu máu não, huyết áp,… song song với rối loạn tiền đình có nguy cơ gặp biến chứng cao. 

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình (Vestibular Disorders) là chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh phổ biến hiện nay, ai cũng có thể mắc phải. Cụ thể, tiền đình là một trong những hệ thống chính nằm trong hệ thần kinh, vị trí bên ốc tai. Tiền đình có vai trò quan trọng trong việc cân bằng khi cơ thể hoạt động, thay đổi tư thế hoặc kết hợp hoạt động giữa các bộ phận khác.

Rối loạn tiện đình là gì?

Sự tắc nghẽn đường dẫn truyền thần kinh làm tiền đình không tiếp nhận được thông tin như bình thường, gây ra tình trạng rối loạn chức năng. Theo các chuyên gia, rối loạn tiền đình có thể liên quan đến sự cố xảy ra ở dây thần kinh số 8, động mạch hay các tổn thương ở não bộ hoặc vị trí tai trong.

Tình trạng rối loạn tiền đình khiến hoạt động duy trì cân bằng cơ thể suy giảm. Người bệnh gặp phải các triệu chứng bất thường như choáng, chóng mặt, buồn nôn, ù tai,… Chúng có thể đột ngột xuất hiện hoặc lặp lại nhiều lần gây khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt và công việc.

Bệnh rối loạn tiền đình hiện được chia thành hai dạng chính là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Cụ thể:

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. Như đã đề cập, bệnh có thể hình thành do ảnh hưởng bởi dây thần kinh số 8 hoặc động mạch và những tổn thương xuất hiện ở tai trong, não bộ. Một số yếu tố chính tác động làm khởi phát bệnh như:

Áp lực công việc, cuộc sống, tổn thương thần kinh,… dẫn đến tình trạng rối loạn chức năng tiền đình

Trên đây là những yếu tố chính làm khởi phát tình trạng rồi loạn tiền đình. Bên cạnh đó, bạn đọc nên chú ý một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc phải chứng bệnh này để kịp thời có biện pháp phòng tránh như:

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp giúp người bệnh sớm chữa trị khỏi bệnh, đồng thời phòng tránh được nhiều rủi ro. Ngoài ra, các nhóm đối tượng nguy cơ cao kể trên nên chủ động bảo vệ sức khỏe để giảm thiểu rủi ro mắc phải chứng bệnh này.

Triệu chứng nhận biết rối loạn tiền đình

Người bị rối loạn tiền đình gặp phải nhiều triệu chứng, chúng có thể đột ngột xuất hiện sau đó lặp lại nhiều lần, gây ra vô số ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe. Thăm khám sớm nếu bạn nhận thấy cơ thể có những biểu hiện như:

Người bệnh thường có cảm giác choáng váng, ù tai, hoa mắt, kém tập trung,…

Khi nhận thấy cơ thể có các biểu hiện kể trên, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ. Bởi chúng không phải là các biểu hiện bình thường, đặc biệt còn có nguy cơ tái phát thường xuyên. Nếu không kịp thời chẩn đoán và điều trị có thể gây ra nhiều hệ lụy cho đời sống và phát sinh biến chứng gây hại sức khỏe của người bệnh.

Rối loạn tiền đình nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn tiền đình là bệnh lý về hệ thần kinh, nếu không điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng. Đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh nhân mắc cùng lúc các bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc huyết áp,… Bệnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim nguy hiểm tính mạng.

Rối loạn tiền đình nguy hiểm như thế nào?

Các biến chứng do rối loạn tiền đình gây ra điển hình như:

Với các nguy cơ khó lường như trên, chuyên gia khuyến khích người bệnh nên chủ động thăm khám sớm khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường. Kịp thời can thiệp điều trị tăng hy vọng kiểm soát bệnh và phòng tránh các rủi ro gây hại sức khỏe và tính mạng.

Chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Người bệnh khi đến thăm khám sẽ được bác sĩ chỉ định các biện pháp kiểm tra, xác định mức độ rối loạn tiền đình đang gặp phải. Đầu tiên người bệ
nh sẽ được đo huyết áp, siêu âm động mạch cảnh để nhận diện có xảy ra tình trạng hẹp động mạch cảnh hay không. Một số xét nghiệm được tiến hành để đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác như:

Thăm khám bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường lặp lại nhiều lần

Ngoài các phương pháp này, người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm hình ảnh (chụp X quang, MRI) để quan sát, phát hiện bất thường trong não bộ nếu có. Sau khi có kết quả chẩn đoán, dựa vào tình trạng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình phổ biến:

Sử dụng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc Tây có tác dụng nhanh, giúp người bệnh khắc phục các triệu chứng rối loạn tiền đình hiệu quả. Một số thuốc được kê toa như:

Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc tân dược, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng, thay đổi thuốc. Bởi, tình trạng lạm dụng, dùng không đủ liều, dùng sai thuốc cực kỳ nguy hiểm, có thể phát sinh các tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng quá trình điều trị bệnh.

Giảm nhẹ triệu chứng bằng mẹo dân gian

Dùng các phương pháp dân gian giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng rối loạn tiền đình tại nhà. Áp dụng cho đối tượng mắc bệnh không quá nặng nề. Một số cách đơn giản như:

Cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình bằng các bài thuốc dân gian

Sử dụng mộc nhĩ: Ngoài dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn, mộc nhĩ còn là vị thuốc có tác dụng giảm hoa mắt, ù tai cho người gặp vấn đề về thần kinh, trong đó có chứng rối loạn tiền đình. Tham khảo ngay cách làm sau:

Nêm gia vị, ăn canh mộc nhĩ nấu với thịt heo thăn giúp bồi bổ cơ thể, kích thích lưu thông máu lên não bộ giúp giảm tình trạng hoa mắt, chóng mặt, ù tai hiệu quả.

Dùng thảo dược: Bên cạnh bổ sung năng lượng cho cơ thể qua món ăn, người bệnh có thể dùng một số loại lá thảo dược trị bệnh tại nhà. Nấu nước xông hơi với các loại như lá đinh lăng, lá hương nhu, chanh, sả, lá bưởi,… giúp thư giãn đầu óc, tăng cường lưu thông máu, giảm mệt mỏi, căng thẳng cho người bệnh.

Sử dụng mẹo dân gian giúp người bệnh xoa dịu các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên phương pháp này không thể thay thế thuốc chữa bệnh, do đó người bệnh nên kết hợp thăm khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Dùng thuốc Đông y

Chữa rối loạn tiền đình bằng thuốc Đông y là lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Thuốc Đông y không chỉ điều trị từ căn nguyên gây bệnh mà còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe thần kinh và não bộ. Một số bài thuốc như:

Sử dụng thuốc Đông y chữa rối loạn tiền đình lành tính, ít phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên người bệnh nên tìm kiếm địa chỉ thăm khám uy tín, có thầy thuốc giỏi để điều trị. Ngoài ra trong quá trình uống thuốc nên tuân thủ theo hướng dẫn, không tự ý thay đổi liều dùng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi để phòng tránh các biến chứng không mong muốn.

Áp dụng các biện pháp không dùng thuốc

Bên cạnh các biện pháp dùng thuốc Tây, thuốc dân gian, thuốc Đông y, người bệnh có thể hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình tại nhà bằng các phương pháp không dùng thuốc. Tham khảo ngay:

Hỗ trợ cải thiện sức khỏe bằng các phương pháp không cần dùng thuốc

Điều trị sớm rối loạn tiền đình giúp bạn phòng tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm sức khỏe, tính mạng. Đặc biệt trường hợp bạn đang mắc phải bệnh tiểu đường, các bệnh lý tim mạch, tuần hoàn máu,… nên chủ động khai báo với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị, tránh các tai biến khó lường.

Một số lưu ý khi bị rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là bệnh về hệ thần kinh có khả năng gây ra nhiều biến chứng nếu người bệnh không sớm phát hiện và điều trị. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm, phòng nguy cơ bệnh biến chứng nguy hiểm sức khỏe. Ngoài ra cần lưu ý thêm một số vấn đề như:

Rối loạn tiền đình là bệnh thần kinh nguy hại, nếu không kiểm soát tốt nguy cơ biến chứng cao, đặc biệt đối với các đối tượng có bệnh lý tiểu đường, huyết áp, bệnh tim,… Do đó, khi nhận thấy cơ thể đột ngột xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Xem thêm: Khí hư có mùi hôi (thối, tanh, khắm…) cần xử lý ngay!

Rate this post
Exit mobile version