Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Sa tinh hoàn – Nguyên nhân và cách khắc phục tinh hoàn xệ

Sa tinh hoàn hay sa cà ở nam giới là hiện tượng thường gặp, liên quan đến nhiều bệnh lý và ảnh hưởng đến hoạt động tình dục của nam giới. Theo các bác sĩ chuyên khoa, sa tinh hoàn không phải là một bệnh lý mà là triệu chứng của các bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của nam giới. 

Sa tinh hoàn là hiện tượng thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm

Sa tinh hoàn là gì?

Sa tinh hoàn hay sa đi, sa cà tinh hoàn là hiện tượng tinh hoàn nam giới bị xệ đi, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ em lẫn người lớn. Thông thường, kích thước tinh hoàn của nam giới dài khoảng 4,5cm, rộng 2,5cm, được bao bọc bởi lớp da bên ngoài gọi là bìu. Khi không có kích thích, tinh hoàn nam giới không săn cứng cũng không có hình dạng cố định. Hình dạng của tinh hoàn thường phụ thuộc vào tư thế ngồi, nằm đứng của bạn. 

Tinh hoàn bình thường có chiều dài tương đương với dương vật không cương cứng. Nếu như dài hơn và khi ngồi, da bìu không co lại ôm gọn tinh hoàn thì rất có thể bạn đã gặp phải hiện tượng sa tinh hoàn. Thông thường, tình trạng này thường gặp ở bên trái nhiều hơn bên phải. 

Nguyên nhân sa tinh hoàn

Theo các chuyên gia chuyên khoa nam học, sa tinh hoàn do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến như:

Sa tinh hoàn là dấu hiệu của bệnh gì?

Như đã đề cập, sa tinh hoàn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, các tế bào sinh tinh làm tinh trùng không sản xuất được. Không chỉ vậy, nó còn khiến lượng testosterone trong cơ thể nam giới suy giảm nghiêm trọng. Đây cũng là một trong những lý do mà sa tinh hoàn thường ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục. Các bệnh lý này là:

Viêm tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng mào tinh hoàn sưng viêm chủ yếu do nhiễm khuẩn

Viêm tinh hoàn là bệnh thường xảy ra ở nam giới trên 30 tuổi. Lúc này tinh hoàn thường bị các vi khuẩn có hại xâm nhập gây nhiễm khuẩn. Thông thường các vi khuẩn này xuất phát từ niệu đạo lội ngược lên phía trên theo đường ống dẫn tinh gây bệnh cho tinh hoàn. 

Triệu chứng thường gặp:

Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng mào tinh hoàn sưng viêm do nhiễm khuẩn hoặc không. Nếu không kịp thời điều trị có thể gây các biến chứng như nguy cơ vô sinh hiếm muộn, suy giảm chức năng sinh lý thậm chí liệt dương. Đôi khi viêm mào tinh hoàn còn có thể dẫn đến các bệnh lý khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt.

Triệu chứng thường gặp:

Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn cũng là một trong những nguyên nhân khiến bìu xệ hơn bình thường

Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn xoắn lại ở đoạn cuối dây thừng tinh làm mất nguồn cung máu cho tinh hoàn, khiến tinh hoàn tổn thương, thậm chí hoại tử. Đây là bệnh lý khá hiếm gặp, thường do chấn thương hoặc những nguyên nhân không xác định. Xoắn tinh hoàn làm ngừng trệ lượng máu đổ về nuôi tinh hoàn dẫn đến tổn thương ở mô gây ra tình trạng bìu tinh hoàn sa xuống.

Triệu chứng thường gặp:

Giãn mạch thừng tinh

Giãn mạch thừng tinh là bệnh lý chiếm tỷ lệ khoảng 15% ở nam giới. Đây là tình trạng hệ thống van của tĩnh mạch van bị yếu gây ra các co giãn bất thường ở tĩnh mạch thừng tinh. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh giãn mạch thừng tinh hiện chưa được nghiên cứu nhiều nên thường được cho là do tự phát. Giãn mạch thừng tinh gây ra những cơn đau tức kéo dài ở vùng dưới bìu khiến người bệnh có cảm giác bìu sa xuống khi có vận động hay đứng lên.

Triệu chứng thường gặp:

Ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn rất hiếm gặp

Ung thư tinh hoàn chiếm 1% tổng số ung thư ở nam, thường gặp ở nam giới trong độ tuổi 15 – 34. Hiện nay, nguyên nhân ung thư tinh hoàn vẫn chưa được xác định rõ. Nhiều giả thiết cho rằng, sở dĩ xuất hiện bệnh là do  các tế bào trong tinh hoàn phát triển và phân chia bất thường.

Triệu chứng thường gặp:

Xệ tinh hoàn có đi nghĩa vụ được không?

Tinh hoàn xệ có ảnh hưởng gì không, xệ tinh hoàn có đi nghĩa vụ không là thắc mắc chung của nhiều nam giới. Tinh hoàn là trực tiếp sản xuất tinh trùng, khi mắc bệnh sa tinh trùng, chất lượng và số lượng tinh trùng sẽ giảm đi đáng kể. Lúc này, tinh trùng vừa yếu vừa ít thậm chí có nguy cơ tăng các tinh trùng dị dạng khiến nam giới đứng trước nguy cơ vô sinh rất cao. Không chỉ vậy, tinh hoàn xệ còn khiến nam giới ngại gần gũi, lâu ngày dẫn đến chứng lãnh cảm, yếu sinh lý nam.

Đối với thắc mắc, xệ tinh hoàn có đi nghĩa vụ được không thì câu trả lời là tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu như chỉ mắc chứng xệ tinh hoàn do thay đổi nhiệt độ thì nam giới hoàn toàn có thể đi nghĩa vụ bình thường. Nếu xệ tinh hoàn do các bệnh lý ác tính thì thường sẽ không được đi nghĩa vụ. Các trường hợp không đi nghĩa vụ liên quan đến
tinh hoàn bao gồm:

 Tình trạng tinh hoàn xệ xuống hơn bình thường nằm trong tình trạng dị tật ở bìu, tinh hoàn ẩn hoặc lạc chỗ một bên chưa gây biến chứng và sức khỏe thuộc loại 3T. Loại 3 là loại có thể phục vụ ở một số quân, binh chủng và không được miễn nghĩa vụ quân sự. 

Điều trị sa tinh hoàn

Khi có dấu hiệu sa tinh hoàn, tốt nhất nên thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị

Sa tinh hoàn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nam khoa nguy hiểm, cần kịp thời điều trị để tránh nguy cơ vô sinh. Như đã đề cập, sa tinh hoàn do rất nhiều nguyên nhân gây ra vì vậy việc điều trị được thực hiện theo nguyên nhân cụ thể. Người bệnh cần được thăm khám kỹ để các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Một số cách chữa sa tinh hoàn thường dùng theo nguyên nhân là:

Những lưu ý khi bị xệ tinh hoàn

Khi gặp phải tình trạng xệ tinh hoàn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Tóm lại, sa tinh hoàn là hiện tượng thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm. Nếu không kịp thời điều trị và có biện pháp can thiệp đúng cách, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đặc biệt là sức khỏe sinh sản của nam giới.

Có thể bạn quan tâm

  • Xoắn tinh hoàn – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
  • Ung thư tinh hoàn – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

 

Xem thêm: Các thuốc điều trị viêm phần phụ và lưu ý khi dùng

Rate this post
Exit mobile version