Tác hại của thuốc xịt muỗi, côn trùng với trẻ nhỏ có thể rất nghiêm trọng, thậm chí những hóa chất có trong các sản phẩm này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh máu trắng.
Tác hại của thuốc xịt muỗi, côn trùng với trẻ nhỏ có thể rất nghiêm trọng, thậm chí những hóa chất có trong các sản phẩm này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh máu trắng.
Thuốc xịt muỗi có độc không? Đốt nhang muỗi có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không? Đây là thắc mắc phổ biến của rất nhiều gia đình có con nhỏ, đặc biệt là vào những thời điểm mà dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh. Nếu bạn cũng đang đau đầu vì điều này, xem ngay những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để phần nào có lời giải đáp cho những thắc mắc trên.
Chai xịt muỗi, côn trùng hay thuốc xịt muỗi có độc không?
Hít thuốc xịt muỗi có độc không? Đa phần, thành phần chính của các loại bình xịt muỗi, thuốc diệt muỗi được bán trên thị trường vẫn là pyrethroid, allethrin, prallethrin và deltamethrin, hợp chất có thành phần hóa học tương tự với allethrin. Các loại thuốc xịt muỗi côn trùng hoạt động bằng cách hòa tan các hoạt chất trong dung môi dễ bay hơi như diclorometan (DCM) hoặc methylen clorua. Nếu hít phải những hợp chất này trong thời gian dài có thể gây ngộ độc khí carbon monoxide.
Nhìn chung, dù các sản phẩm này có hiệu quả nhanh nhưng tác hại của thuốc xịt muỗi với sức khỏe trẻ nhỏ cũng rất lớn. Bên cạnh đó, đa phần, các loại thuốc xịt này có mùi hăng có thể gây khó chịu do trong thành phần của thuốc có chứa dầu hỏa, một chất được chứng minh là độc hại đối với cơ thể. Nếu sử dụng thường xuyên, các loại thuốc này có thể thâm nhập vào cơ thể trẻ qua da, mũi, miệng.
Cẩn thận với tác hại của thuốc xịt muỗi đối với trẻ nhỏ
Phun thuốc muỗi có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh? Một nghiên cứu mới đây dựa trên cơ sở dữ liệu của ba vùng châu Úc, châu Âu và châu Mỹ đã chỉ ra nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiếp xúc nhiều với các hóa chất có trong các loại thuốc xịt muỗi, côn trùng thì sẽ dễ mắc phải các bệnh ung thư ở trẻ nhỏ như u lympho hoặc bệnh máu trắng. Cụ thể, tỷ lệ mắc bệnh máu trắng và u lympho ở trẻ em tiếp xúc nhiều với các hóa chất có trong bình xịt côn trùng cao hơn trẻ em không tiếp xúc lần lượt là 47% và 43%.
Thuốc xịt muỗi có độc không? Đốt nhang muỗi có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không? Đây là thắc mắc phổ biến của rất nhiều gia đình có con nhỏ, đặc biệt là vào những thời điểm mà dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh. Nếu bạn cũng đang đau đầu vì điều này, xem ngay những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi để phần nào có lời giải đáp cho những thắc mắc trên.
Chai xịt muỗi, côn trùng hay thuốc xịt muỗi có độc không?
Hít thuốc xịt muỗi có độc không? Đa phần, thành phần chính của các loại bình xịt muỗi, thuốc diệt muỗi được bán trên thị trường vẫn là pyrethroid, allethrin, prallethrin và deltamethrin, hợp chất có thành phần hóa học tương tự với allethrin. Các loại thuốc xịt muỗi côn trùng hoạt động bằng cách hòa tan các hoạt chất trong dung môi dễ bay hơi như diclorometan (DCM) hoặc methylen clorua. Nếu hít phải những hợp chất này trong thời gian dài có thể gây ngộ độc khí carbon monoxide.
Nhìn chung, dù các sản phẩm này có hiệu quả nhanh nhưng tác hại của thuốc xịt muỗi với sức khỏe trẻ nhỏ cũng rất lớn. Bên cạnh đó, đa phần, các loại thuốc xịt này có mùi hăng có thể gây khó chịu do trong thành phần của thuốc có chứa dầu hỏa, một chất được chứng minh là độc hại đối với cơ thể. Nếu sử dụng thường xuyên, các loại thuốc này có thể thâm nhập vào cơ thể trẻ qua da, mũi, miệng.
Cẩn thận với tác hại của thuốc xịt muỗi đối với trẻ nhỏ
Phun thuốc muỗi có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh? Một nghiên cứu mới đây dựa trên cơ sở dữ liệu của ba vùng châu Úc, châu Âu và châu Mỹ đã chỉ ra nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiếp xúc nhiều với các hóa chất có trong các loại thuốc xịt muỗi, côn trùng thì sẽ dễ mắc phải các bệnh ung thư ở trẻ nhỏ như u lympho hoặc bệnh máu trắng. Cụ thể, tỷ lệ mắc bệnh máu trắng và u lympho ở trẻ em tiếp xúc nhiều với các hóa chất có trong bình xịt côn trùng cao hơn trẻ em không tiếp xúc lần lượt là 47% và 43%.
Theo các chuyên gia, tác hại của thuốc xịt muỗi nằm ở chỗ khi xịt, các phân tử khí sẽ lơ lửng trong không khí và bám vào bề mặt. Một phần trẻ sẽ hít vào, phần còn lại có thể bám vào da, quần áo. Trong khi đó, trẻ nhỏ lại thường xuyên đưa ngón tay vào miệng. Vì vậy, các hóa chất độc hại này rất dễ đi vào cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và nội tiết của trẻ.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh hít phải thuốc diệt muỗi còn có thể gặp phải các vấn đề như:
- Các bệnh về hô hấp như ho, tăng tiết dịch và tăng co thắt cơ trơn phế quản khiến trẻ khó thở, đau đớn…
- Kích ứng da: Tiếp xúc với các loại thuốc xịt muỗi (thuốc diệt muỗi), côn trùng có thể khiến da trẻ bị kích ứng như ngứa, phát ban…
- Kích ứng mắt: Bị thuốc xịt muỗi dính vào mắt còn có thể khiến mắt trẻ đỏ và sưng. Ngoài ra, trẻ có thể bị chảy nước mắt hoặc ngứa ngáy.
Bên cạnh đó, thuốc xịt côn trùng, muỗi còn gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, đau cơ, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, rối loạn giấc ngủ, mất trí nhớ, co giật và rối loạn hệ thần kinh.
Đốt nhang muỗi liệu có phải là cách thay thế tốt?
Ngoài chai xịt muỗi, bình xịt muỗi, côn trùng thì nhang muỗi cũng là sự lựa chọn của nhiều mẹ. Thế nhưng, dùng nhang muỗi liệu có an toàn hơn? Khói nhang muỗi có độc không?
Thực tế, nếu tác hại của thuốc xịt muỗi với sức khỏe trẻ nhỏ khiến nhiều người kinh ngạc thì nhang muỗi cũng không phải là lựa chọn tốt. Hệ hô hấp của trẻ vẫn còn rất non nớt, do đó tiếp xúc với khói nhang muỗi có thể khiến trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, kích ứng mắt và dị ứng. Điều này càng đặc biệt nghiêm trọng nếu mua các loại nhang muỗi kém chất lượng, nguồn gốc không đảm bảo.
Theo các chuyên gia, tác hại của thuốc xịt muỗi nằm ở chỗ khi xịt, các phân tử khí sẽ lơ lửng trong không khí và bám vào bề mặt. Một phần trẻ sẽ hít vào, phần còn lại có thể bám vào da, quần áo. Trong khi đó, trẻ nhỏ lại thường xuyên đưa ngón tay vào miệng. Vì vậy, các hóa chất độc hại này rất dễ đi vào cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và nội tiết của trẻ.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh hít phải thuốc diệt muỗi còn có thể gặp phải các vấn đề như:
- Các bệnh về hô hấp như ho, tăng tiết dịch và tăng co thắt cơ trơn phế quản khiến trẻ khó thở, đau đớn…
- Kích ứng da: Tiếp xúc với các loại thuốc xịt muỗi (thuốc diệt muỗi), côn trùng có thể khiến da trẻ bị kích ứng như ngứa, phát ban…
- Kích ứng mắt: Bị thuốc xịt muỗi dính vào mắt còn có thể khiến mắt trẻ đỏ và sưng. Ngoài ra, trẻ có thể bị chảy nước mắt hoặc ngứa ngáy.
Bên cạnh đó, thuốc xịt côn trùng, muỗi còn gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, đau cơ, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, rối loạn giấc ngủ, mất trí nhớ, co giật và rối loạn hệ thần kinh.
Đốt nhang muỗi liệu có phải là cách thay thế tốt?
Ngoài chai xịt muỗi, bình xịt muỗi, côn trùng thì nhang muỗi cũng là sự lựa chọn của nhiều mẹ. Thế nhưng, dùng nhang muỗi liệu có an toàn hơn? Khói nhang muỗi có độc không?
Thực tế, nếu tác hại của thuốc xịt muỗi với sức khỏe trẻ nhỏ khiến nhiều người kinh ngạc thì nhang muỗi cũng không phải là lựa chọn tốt. Hệ hô hấp của trẻ vẫn còn rất non nớt, do đó tiếp xúc với khói nhang muỗi có thể khiến trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, kích ứng mắt và dị ứng. Điều này càng đặc biệt nghiêm trọng nếu mua các loại nhang muỗi kém chất lượng, nguồn gốc không đảm bảo.
Ngoài ra, nhang muỗi còn có thể sản sinh ra khí carbon monoxide và nhiều loại hóa chất độc hại khác gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ hay tò mò, nếu bạn không cẩn thận để nhang muỗi ngoài tầm với thì trẻ sẽ dễ cầm nắm, có thể cho vào miệng hoặc nếu nhang đang cháy sẽ dễ gây bỏng.
Sử dụng thuốc xịt muỗi hiệu quả, hạn chế tác hại của thuốc xịt muỗi
Nếu vẫn muốn dùng thuốc xịt muỗi, côn trùng, bạn cần lưu một số điều sau để hạn chế các tác hại của thuốc xịt muỗi:
- Đọc kỹ thông tin ghi trên bao bì để xác định xem nó có an toàn với trẻ hay không
- Trước khi phun, bạn nên đưa trẻ ra khỏi phòng, sau khi xịt, nên đợi hơn 1 giờ rồi mới cho trẻ quay lại để đảm bảo mùi hương và hóa chất không ảnh hưởng đến trẻ
- Luôn để bình xịt muỗi ngoài tầm với của trẻ
- Ngừng sử dụng thuốc xịt muỗi ngay nếu bạn nghi ngờ trẻ bị dị ứng
- Chỉ xịt một lượng vừa đủ, tránh xịt quá nhiều.
Làm thế nào để chống muỗi nếu không dùng thuốc xịt muỗi, nhang muỗi?
Bên cạnh bình xịt muỗi, nhang muỗi, có rất nhiều cách an toàn hơn để bảo vệ trẻ khỏi bị muỗi đốt mà bạn có thể thử:
- Hạn chế cho trẻ chơi ở những vùng có nhiều muỗi như thùng rác, vũng nước đọng, vườn cây…
- Cho trẻ mặc quần áo dài tay để tránh tiếp xúc với muỗi. Hạn chế cho trẻ mặc quần áo có màu sắc tươi sáng vì dễ thu hút côn trùng.
- Sử dụng các vật dụng bảo vệ như mùng chống muỗi, lưới chống muỗi là cách bảo vệ trẻ khỏi muỗi an toàn và hiệu quả nhất bởi bạn không cần phải lo lắng trẻ có thể tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Cho trẻ dùng các loại kem chống muỗi nếu trẻ lớn hơn 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, khi dùng không được thoa kem lên mắt và miệng
- Sử dụng tinh dầu đuổi muỗi có nguồn gốc từ thiên nhiên cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, các loại tinh dầu này không phải an toàn tuyệt đối bởi trẻ cũng có thể nhạy cảm với một số thành phần nhất định. Vì vậy, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng.
Ngoài ra, nhang muỗi còn có thể sản sinh ra khí carbon monoxide và nhiều loại hóa chất độc hại khác gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ hay tò mò, nếu bạn không cẩn thận để nhang muỗi ngoài tầm với thì trẻ sẽ dễ cầm nắm, có thể cho vào miệng hoặc nếu nhang đang cháy sẽ dễ gây bỏng.
Sử dụng thuốc xịt muỗi hiệu quả, hạn chế tác hại của thuốc xịt muỗi
Nếu vẫn muốn dùng thuốc xịt muỗi, côn trùng, bạn cần lưu một số điều sau để hạn chế các tác hại của thuốc xịt muỗi:
- Đọc kỹ thông tin ghi trên bao bì để xác định xem nó có an toàn với trẻ hay không
- Trước khi phun, bạn nên đưa trẻ ra khỏi phòng, sau khi xịt, nên đợi hơn 1 giờ rồi mới cho trẻ quay lại để đảm bảo mùi hương và hóa chất không ảnh hưởng đến trẻ
- Luôn để bình xịt muỗi ngoài tầm với của trẻ
- Ngừng sử dụng thuốc xịt muỗi ngay nếu bạn nghi ngờ trẻ bị dị ứng
- Chỉ xịt một lượng vừa đủ, tránh xịt quá nhiều.
Làm thế nào để chống muỗi nếu không dùng thuốc xịt muỗi, nhang muỗi?
Bên cạnh bình xịt muỗi, nhang muỗi, có rất nhiều cách an toàn hơn để bảo vệ trẻ khỏi bị muỗi đốt mà bạn có thể thử:
- Hạn chế cho trẻ chơi ở những vùng có nhiều muỗi như thùng rác, vũng nước đọng, vườn cây…
- Cho trẻ mặc quần áo dài tay để tránh tiếp xúc với muỗi. Hạn chế cho trẻ mặc quần áo có màu sắc tươi sáng vì dễ thu hút côn trùng.
- Sử dụng các vật dụng bảo vệ như mùng chống muỗi, lưới chống muỗi là cách bảo vệ trẻ khỏi muỗi an toàn và hiệu quả nhất bởi bạn không cần phải lo lắng trẻ có thể tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Cho trẻ dùng các loại kem chống muỗi nếu trẻ lớn hơn 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, khi dùng không được thoa kem lên mắt và miệng
- Sử dụng tinh dầu đuổi muỗi có nguồn gốc từ thiên nhiên cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, các loại tinh dầu này không phải an toàn tuyệt đối bởi trẻ cũng có thể nhạy cảm với một số thành phần nhất định. Vì vậy, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng.
Xem thêm: Ung thư ruột non