Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Táo bón ở trẻ em – Nguyên nhân, cách trị và phòng ngừa

Táo bón ở trẻ em là một trong những vấn đề về đường tiêu hóa thường gặp nhất. Tuy nhiên nếu không kịp thời khắc phục, táo bón có thể kéo dài và gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển, nhẹ cân ở trẻ.

Táo bón ở trẻ em và những thông tin cần biết

Táo bón ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết

Táo bón là tình trạng rối loạn đại tiện thường gặp ở trẻ nhỏ. Táo bón khiến phân cứng và khô hơn bình thường, do đó có thể gây đau rát, chảy máu và khó khăn khi đi đại tiện.

Phụ huynh có thể nhận biết táo bón ở trẻ em thông qua các dấu hiệu sau:

Táo bón ở trẻ em được chia làm mấy loại?

Táo bón ở trẻ nhỏ thường được chia thành 2 loại, bao gồm táo bón bệnh lý và táo bón chức năng. Trong đó hơn 90% trường hợp thuộc nhóm táo bón chức năng.

Nguyên nhân gây bệnh táo bón ở trẻ em

1. Nguyên nhân thực thể

Nguyên nhân thực thể bao gồm các bệnh lý có thể gây rối loạn nhu động ruột và làm phát sinh triệu chứng táo bón ở trẻ em.

Phình đại tràng bẩm sinh là một trong những nguyên nhân thực thể gây táo bón ở trẻ em

2. Nguyên nhân chức năng

Nguyên nhân chức năng bao gồm chế độ ăn uống, thói quen đại tiện và sinh hoạt không khoa học:

Chế độ ăn ít chất xơ có thể khiến phân cứng, khô và tăng nguy cơ bị táo bón

Cách điều trị bệnh táo bón ở trẻ em

Táo bón ở trẻ nhỏ chủ yếu bắt nguồn từ chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Do đó phụ huynh nên thiết lập lại chế độ dinh dưỡng và khuyến khích trẻ thay đổi một số thói quen thiếu lành mạnh.

Trong trường hợp tình trạng không có cải thiện đáng kể, bạn có thể áp dụng một mẹo chữa tại nhà và sử dụng thuốc điều trị táo bón cho trẻ.

1. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống là yếu tố có tác động trực tiếp đến hoạt động của đường ruột và tình trạng táo bón. Vì vậy việc đầu tiên bạn cần làm là thay đổi các thói quen ăn uống thiếu khoa học của trẻ.

Cho trẻ ăn thực phẩm lỏng và nhiều chất xơ giúp làm mềm phân, giảm táo bón và đau rát khi đi tiêu

Thiết lập chế độ ăn uống khoa học cho trẻ bị táo bón:

Sau khoảng 2 – 3 ngày thay đổi chế độ ăn uống, bạn sẽ nhận thấy trẻ ít gặp phải tình trạng ngứa ngáy và đau rát khi đi đại tiện. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng lành mạnh còn hỗ trợ nâng cao thể trạng và giúp trẻ phát triển toàn diện.

2. Điều chỉnh thói quen đại tiện và sinh hoạt của trẻ

Như đã đề cập, trẻ có thể bị táo bón do thường xuyên nhịn đi tiêu. Vì vậy bạn nên điều chỉnh một số thói quen đại tiện và sinh hoạt của trẻ để khắc phục tình trạng này.

Tập cho trẻ thói quen đi tiêu đúng giờ giấc và tự giác đi tiêu ngay khi có nhu cầu

3. Mẹo giảm táo bón cho trẻ tại nhà

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo giảm táo bón cho trẻ ngay tại nhà.

– Massage vùng bụng

Chức năng tiêu hóa của trẻ thường chưa phát triển toàn diện. Vì vậy trẻ dễ gặp phải tình trạng đau bụng, đầy hơi, ợ, táo bón và tiêu chảy sau khi ăn. Với những trường hợp này, bạn có thể massage vùng bụng cho trẻ.

Hoạt động từ bàn tay giúp tăng cường tuần hoàn máu và kích thích nhu động ruột. Từ đó có thể ổn định và duy trì hoạt động tiêu hóa của cơ thể.

Massage vùng bụng cho trẻ có thể hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và đào thải của đường ruột

Bạn nên massage cho trẻ vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên nên massage cách thời điểm trẻ ăn khoảng 2 giờ đồng hồ để hạn chế tình trạng đau thượng vị và nôn trớ.

– Ngâm nước muối

Nếu trẻ thường xuyên “rặn” và quấy khó khi đại tiện, bạn có thể cho trẻ ngâm hậu môn với nước muối trước giờ tiêu. Nước muối ấm có tác dụng giảm ngứa ngáy và làm thư giãn cơ vòng hậu môn. Khi cơ vòng được giãn ra, phân sẽ dễ dàng đi ra ngoài và tránh gây đau đớn cho trẻ.

Thực hiện:

– Thoa kem Vaseline

Vaseline là sản phẩm chứa dầu khoáng, có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da. Vaseline được sử dụng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai với nhiều mục đích khác nhau.

Thoa Vaseline vào hậu môn có thể giảm đau rát khi đi tiểu và hạn chế nguy cơ nứt kẽ hậu môn ở trẻ

Trong trường hợp trẻ khó khăn khi đại tiện, bạn có thể dùng một lượng Vaseline thoa ở xung quanh hậu môn để giúp phân đi ra dễ dàng. Ngoài ra sử dụng Vaseline thường xuyên còn hạn chế nguy cơ nứt kẽ hậu môn ở trẻ do táo bón kéo dài.

4. Sử dụng thuốc điều trị

Trong trường hợp trẻ bị táo bón mãn tính và không có đáp ứng tốt với các biện pháp tại nhà, bạn có thể sử dụng thuốc điều trị táo bón cho trẻ.

Có thể dùng thuốc cho trẻ nếu táo bón kéo dài và không có đáp ứng với các biện pháp tại nhà

Các loại thuốc được dùng để trị táo bón cho trẻ nhỏ:

Sử dụng thuốc trị táo bón cho trẻ có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác liều dùng và tần suất sử dụng thuốc. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho con trẻ khi chưa có sự cho phép của nhân viên y tế.

5. Điều trị bệnh lý gây táo bón

Nếu trẻ bị táo bón do nguyên nhân thực thể, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để tiến hành thăm khám và điều trị. Việc chủ động thăm khám có thể giúp bệnh tình của trẻ nhanh chóng được kiểm soát và ức chế.

Ngược lại tình trạng chủ quan ở một số phụ huynh có thể tạo điều kiện cho bệnh chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Phòng ngừa táo bón ở trẻ em

Táo bón ở trẻ em không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, đau rát khi đại tiện mà còn khiến trẻ chán ăn, chậm phát triển và suy dinh dưỡng.

Cho trẻ uống đủ nước có thể hạn chế tình trạng táo bón và các bệnh lý ở hậu môn – trực tràng

Vì vậy phụ huynh nên bảo vệ sức khỏe của con trẻ bằng cách chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

Táo bón ở trẻ em có thể được điều trị bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và áp dụng một số mẹo chữa tại nhà. Tuy nhiên nếu để kéo dài, táo bón có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và khiến trẻ mắc các bệnh về hậu môn – trực tràng như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn,…

Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân trẻ bị ngứa hậu môn và cách khắc phục tận gốc

Xem thêm: Nhiễm toan

Rate this post
Exit mobile version