Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không là mối quan tâm hàng đầu của các bệnh nhân. Bệnh này sẽ gây ra những biến chứng gì và có chữa khỏi được không? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp.

Thoái hóa cột sống xuất hiện khi cấu trúc hình thái của các tổ chức liên quan đến cột sống (sụn, dịch khớp, xương dưới sụn, gai xương, dây chằng, đĩa đệm) bị thay đổi theo thời gian. Bệnh lý này là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa tự nhiên, phổ biến ở những người trung niên, cao tuổi (từ 30 tuổi trở lên) thuộc các nghề như: tiểu thương, tài xế, công nhân bốc vác, nhân viên văn phòng…

Thoái hóa cột sống xuất hiện khi cấu trúc hình thái của các tổ chức liên quan đến cột sống (sụn, dịch khớp, xương dưới sụn, gai xương, dây chằng, đĩa đệm) bị thay đổi theo thời gian.

Bệnh lý này gây ra nhiều cơn đau nhức tại vị trí cột sống bị thoái hóa, bao gồm: vai, lưng, cổ, cánh tay, chân… cùng một số triệu chứng khác như: chóng mặt, mất ngủ, đau đầu, sút cân và biến dạng đường cong sinh lý.

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, thoái hóa cột sống là bệnh lý mạn tính không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các tình trạng sau:

Các biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống

Tuy thoái hóa cột sống không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh lý này sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tổng quát và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ còn được gọi là thoái hóa đốt sống cổ. Đây là tình trạng tổn thương, thoái hóa dây chằng, sụn khớp, đĩa liên đốt tới các màng tại vùng cổ, khiến các sụn khớp bị bào mòn và hình thành một số gai xương cạnh khớp.

Thoái hóa đôt sống cổ là tình trạng tổn thương, thoái hóa dây chằng, sụn khớp, đĩa liên đốt tới các màng tại vùng cổ, khiến các sụn khớp bị bào mòn và hình thành một số gai xương cạnh khớp.

Theo thống kê từ Viện Phẫu thuật Chỉnh hình Hoa Kỳ (American Academy of Orthopaedic Surgeon), hơn 85% người trên 60 tuổi mắc phải chứng bệnh này. Việc tủy cột sống cổ bị các khối lồi thoát vị và gai xương đè nén lâu ngày có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm như:

Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý mạn tính, xuất hiện khi khớp và đĩa đệm bị thoái hóa, đồng thời xương phát triển trên các đốt cột sống. Sự thay đổi về mặt cấu trúc này khiến người bệnh thường xuyên đau nhức và vận động khó khăn.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý mạn tính, xuất hiện khi khớp và đĩa đệm bị thoái hóa, đồng thời xương phát triển trên các đốt cột sống.

Thoái hóa cột sống thắt lưng thường phát triển ở các vị trí sau:

Tình trạng thoái hóa cột sống vùng thắt lưng nặng có thể dẫn đến những hậu quả sau:

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, bệnh nhân thoái hóa cột sống vùng thắt lưng có thể bị teo cơ, liệt chi dưới, thậm chí tàn phế vĩnh viễn.

Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh

Khi bị chèn ép lâu ngày, các dây thần kinh xung quanh cột sống bị sưng viêm, khiến phần cột sống tổn thương lệch khỏi vị trí ban đầu. Đây chính là thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh. Tình trạng này bắt nguồn từ quy luật lão hóa tự nhiên của cơ thể.

Người bệnh thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh thường xuyên đau nhức, vận động khó khăn.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác bao gồm: gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, lười vận động, béo phì, thiếu hụt canxi… Những vị trí thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh thường gặp là: chèn dây thần kinh cổ, chèn dây thần kinh ngực và chèn dây thần kinh lưng. Bệnh lý này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: 

Thoái hóa cột sống có chữa được không?

Trong giai đoạn đầu, bệnh thoái hóa cột sống có thể được chữa khỏi bằng hai phương pháp điều trị phổ biến sau:

Thuốc Tây y

Thuốc Nam

Thoái hóa cột sống mạn tính hiện chưa có thuốc đặc trị. Trong trường hợp này, người bệnh có thể kiểm soát cơn đau, ngăn cản quá trình thoái hóa, hạn chế nguy cơ tàn phế bằng các phương pháp cải thiện bảo tồn sau:

Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi các phương pháp cải thiện bảo tồn không phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, biện pháp điều trị này ẩn chứa một số rủi ro, có thể dẫn đến biến chứng bại liệt, thậm chí gây tử vong.

Thoái hóa cột sống có được điều trị dứt điểm hay không tùy thuộc vào cơ địa, ý thức chữa bệnh và tình trạng tổn thương cột sống của mỗi bệnh nhân. Đối với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc kết hợp với việc tập vật lý trị liệu, đồng thời điều chỉnh thói quen sinh hoạt – làm việc hợp lý. Nếu bệnh tình đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng, bạn buộc phải phẫu thuật cột sống. Tuy nhiên, biện pháp này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và có thể gây ra tàn phế.

Nguồn: https://ihs.org.vn/thoai-hoa-cot-song-co-nguy-hiem-khong-34942.html

Xem thêm: Chữa viêm đại tràng bằng vừng đen (mè đen) có thực sự tốt?

Rate this post
Exit mobile version