Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm amidan hốc mủ bã đậu: Nguyên nhân và cách trị như thế nào?

Bệnh lý viêm amidan hốc mủ bã đậu có thể gặp ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ, người lớn cho tới người cao tuổi. Bệnh sinh ra do nhiều yếu tố tác động và có thể gây ra những biến chứng nhiễm khuẩn nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

Viêm amidan hốc mủ bã đậu là như thế nào? Có nguy hiểm không?

Amidan là tổ chức hạch bạch huyết có chức năng sản sinh ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường họng. Do bề mặt của amidan có nhiều các hốc nên dễ bị vi khuẩn tấn công, gây viêm cục bộ.

Hiện tượng dịch mủ do nhiễm khuẩn tiết ra đọng lâu ngày trong các hốc amidan vón lại thành cục trông như bã đậu được gọi là viêm amidan hốc bã đậu.

Hình ảnh các dịch mủ trắng tại vùng họng khi bị viêm amidan hốc mủ

Khi xảy ra tình trạng viêm amidan hốc mủ bã đậu cũng đồng nghĩa với việc viêm amidan đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Người bệnh lúc này có thể gặp rất nhiều các biến chứng nguy hiểm như:

Nguyên nhân và triệu chứng gây viêm amidan hốc mủ

Tình trạng viêm amidan kèm mủ trắng bã đậu được hình thành từ nhiều yếu tố và tương ứng với từng trường hợp, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện đặc trưng.

Mẹ Trẻ Tiết Lộ Bí Quyết Giúp Con “Chia Tay” Viêm Amidan Mãn Không Cần Cắt
Mẹ trẻ Tô Quỳnh Dao (Hà Nội) tiết lộ bí quyết giúp con chữa khỏi viêm amidan mãn không cần thuốc tây, không phẫu thuật, cực hiệu nghiệm chỉ với thảo dược tự nhiên. TÌM HIỂU NGAY!

Nguyên nhân

Amidan mủ trắng bã đậu hình thành chủ yếu do sự tích tụ số lượng lớn vi sinh có độc tính mạnh trong các hốc amidan. Các loại vi rút gây bệnh thường gặp nhất ở người bệnh bao gồm Epstein – barr, Herpes simplex virus, Enteroviruses, Influenza virus Adenovirus, Rhinovirus, Parainfluenza viruses,… Ngoài ra, bệnh có thể hình thành do sự xâm nhập của các vi khuẩn cầu thận, tụ cầu khuẩn tan huyết nhóm A, yếm khí,…

Thông thường, người bệnh thường bị nhiễm các loại vi rút, vi khuẩn trên là do:

Sâu răng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm amidan có mủ

Triệu chứng

Khi bị nhiễm bệnh viêm amidan hốc mủ, người bệnh thường bị sốt cao từ 38.5 – 39 độ và kèm theo những đặc trưng khác như sau:

Ở giai đoạn đầu, người bệnh rất dễ nhầm lẫn viêm amidan mủ bã đậu với viêm amidan,  viêm họng thông thường. Vì vậy, mọi người cần hết sức chú ý đến các triệu chứng đặc trưng của bệnh để điều trị đúng cách.

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu

Các triệu chứng bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu thường được loại bỏ nhờ sử dụng thuốc. Người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng Tây y, Đông y hoặc các mẹo dân gian đều đem lại hiệu quả khá cao.

Hình thức chẩn đoán

Bệnh nhân khi xuất hiện những triệu chứng biểu hiện bệnh như trên nên tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám và phát hiện ra bệnh kịp thời, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, đa số tại các cơ sở y tế đều chẩn đoán bệnh viêm amidan có mủ bã đậu thông qua chẩn đoán lâm sàng, nội soi hoặc thực hiện các xét nghiệm.

Điều trị bằng Tây y

Sử dụng Tây y để điều trị viêm amidan có mủ bã đậu là phương pháp được nhiều người ưu tiên lựa chọn do công dụng hiệu quả nhanh chóng.

Điều trị nội khoa

Thông thường, khi bị mắc bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kê toa và chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc như:

Nhiều người lựa chọn dùng thuốc tây để nhanh khỏi bệnh

Tuy nhiên, thuốc Tây chỉ đem lại hiệu quả tốt nhất trong thời gian ngắn. Nếu lạm dụng thuốc Tây quá nhiều, trong thời gian dài sẽ dẫn đến lờn thuốc, phản tác dụng với các tác dụng phụ nguy hiểm như đau dạ dày, suy gan, suy thận,…

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn, không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh những rủi ro không mong muốn.

Khi can thiệp nội khoa không đem lại hiệu quả như mong muốn, người bệnh có thể tiến hành can thiệp ngoại khoa phẫu thuật cắt bỏ amidan để giảm áp lực cho cơ thể.

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp điều trị ngoại khoa cắt amidan thường là biện pháp sau cùng dành cho những bệnh nhân dùng thuốc mà không thuyên giảm hoặc bị viêm amidan xuất hiện khuẩn cầu nhóm A. Hiện nay, các cơ sở y tế thường thực hiện cắt amidan bằng các thiết bị công nghệ cao như máy siêu âm, dao Laser, dao Plasma hoặc máy Coblator.

Phương pháp này có khả năng loại bỏ triệt để amidan bị bệnh. Tuy nhiên cũng có thể  xuất hiện biến chứng như mất máu, chảy máu muộn, rất đau sau mổ, tổn thương mô xung quanh,…. Nhưng đây chỉ là trường hợp hi hữu ít xảy ra nếu bạn biết cách chăm sóc và tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Viêm amidan nên ăn gì, tránh ăn gì để nhanh khỏi nhất?

Ứng dụng liệu pháp phương pháp Đông y

Theo Đông y, viêm amidan thuộc phạm vi chứng “nhũ nga” tức là do chính khí hư, tà độc, phong nhiệt theo đường mũi, miệng xâm nhập vào phế
hệ. Khí độc này đánh kết khô hầu hạch, khiến mạch lạc bị ngăn trở, làm màng cơ bị thiêu đốt.

Do đó nó sinh ra biểu hiện cổ họng đau nhức, khô rát, hầu họng phù và đỏ, xuất hiện nhiều nốt mủ sắc trắng hoặc vàng toàn thân và kèm theo triệu chứng phong nhiệt (sốt cao) ở người bệnh.

Những bài thuốc Đông y cũng có hiệu quả tốt

Sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị viêm amidan hốc mủ hiện nay cũng được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng do hiệu quả tốt mà lại lành tính và an toàn.

Một số bài thuốc Đông y có cơ chế điều trị từ căn nguyên, ngăn ngừa tái phát, bồi bổ sức khỏe cho người bệnh viêm amidan đó là:

Bài thuốc 1

Bài thuốc 2

Bài thuốc 3

Các bài thuốc Đông y có hiệu quả tác động sâu đến các tế bào amidan bị bệnh và loại trừ các mầm bệnh tận gốc và ngăn bệnh tái phát rất tốt. Tuy nhiên, khi dùng thuốc Đông y trị bệnh, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài, đủ liều lượng để thuốc phát huy được công dụng tốt nhất.

Đồng thời, bài thuốc cũng chỉ đem lại hiệu quả chữa bệnh cho các trường hợp nhẹ, với các trường hợp bệnh mãn tính thì chỉ đem lại hiệu quả giảm các triệu chứng khó chịu.

Chữa viêm amidan hốc mủ bã đậu bằng mẹo dân gian

Để khắc phục tình trạng tác dụng phụ của thuốc Tây, người bệnh có thể thực hiện điều trị bằng các bài thuốc dân gian. Các bài thuốc thường có thành phần chính là các nguyên liệu lành tính, an toàn nên mọi người có thể yên tâm tiến hành điều trị. Tuy nhiên, các bài thuốc thường có tác dụng chậm nên người bệnh cần phải kiên trì trong quá trình dùng thuốc thì mới có thể đem lại kết quả tốt.

Sử dụng húng chanh và đường phèn

Lá húng chanh và đường phèn là hai dược liệu có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm đau buốt vùng viêm và đẩy dịch mủ ra ngoài nhanh chóng, hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng lá húng chanh và đường phèn để điều trị viêm amidan mủ bã đậu tại nhà như sau:

Chanh muối và mật ong

Chanh muối từ lâu đã được biết đến với công dụng kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn vượt trội. Trong chanh muối còn có lượng vitamin C rất lớn giúp tăng cường sức đề kháng cho hệ miễn dịch. Kết hợp với mật ong có chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng, làm dịu cơn đau, giảm viêm sẽ làm tăng hiệu quả của bài thuốc lên nhiều lần.

Áp dụng bài thuốc chanh muối mật ong để tăng cường sức đề kháng, kháng viêm hiệu quả

Cách thực hiện bài thuốc kết hợp chanh muối và mật ong như sau:

Cách phòng tránh viêm amidan hốc mủ tại nhà hiệu quả

Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý đến những vấn đề sau đây để quá trình trị liệu có hiệu quả nhanh và phòng tránh bệnh tái phát:

Trên đây là những thông tin chi tiết về chứng bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu. Đây là một căn bệnh khó chữa triệt để, có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Bởi vậy, nếu có những dấu hiệu của bệnh, mọi người nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Đọc ngay:

  • Viêm amidan 1 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
  • Bà bầu bị viêm amidan nguy hiểm không? Cách điều trị an toàn nhất
Nguồn: https://trungtamduoclieu.com/viem-amidan-hoc-mu-ba-dau.html

Xem thêm: Tê bì chân tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rate this post
Exit mobile version