Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

THÔNG TIN về bệnh ung thư tuyến tiền liệt mà nam giới không nên bỏ qua

Cũng như căn bệnh ung thư dương vật, ung thư tuyến tiền liệt cũng là một căn bệnh xuất hiện ở khu vực nhạy cảm của nam giới. Chính đặc tính này mà căn bệnh dường như được các quý ông cất giữ cho riêng mình và ít tâm sự với mọi người, kể cả bác sĩ.

Vậy chúng ta có cần thiết phải đi tìm hiểu các thông tin cơ bản về căn bệnh này không? Chúng tôi nghĩ là nên, việc hiểu rõ các thông tin về bệnh sẽ giúp chúng ta biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Vậy hãy cùng chúng tôi khám phá một số những đặc điểm nổi bật về căn bệnh này nhé.

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt là gì?

Ung thư tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt là một cơ quan thuộc hệ thống sinh sản của nam giới, cơ quan nay sẽ là nơi tạo ra các chất lỏng tạo tinh dịch để nuôi tinh trùng. Tuyến tiền liệt sử dụng hóc môn nam testosterone để sinh trưởng và phát triển.

Ung thư tuyến tiền liệt hau còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến là một căn bệnh xuất hiện các các tế bào khối u có trong tuyến tiền liệt. Bình thường các tế bào khỏe mạnh sẽ phân chia và chết đi theo chu kỳ hoạt động sinh học của cơ thể, song vì một lý do nào đó mà các tế bào không chết đi, chính các tế bào này sẽ phân chia với tốc độ nhanh nhất, từ đó gây nên căn bệnh ung thư.

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện ở nam giới trên độ tuổi 50, đây là một căn bệnh ung thư phổ biến ở nam giới và ngày càng dấu hiệu gia tăng về số người mắc bệnh. Theo ước tính cho biết, đến năm 2030 đây sẽ là căn bệnh phổ biến ở nam giới.

Nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt

Cũng như ung thư dương vật, ung thư tuyến tiền liệt vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân chính gây bệnh. Song dựa trên những nghiên cứu và mối liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố, các bác sĩ đã liệt kê ra 2 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này đó là:

Tuổi tác: Như cũng đã đề cập ở trên, nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao hơn. Vì vậy, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng theo tuổi tác.

Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có bố hoặc anh em mắc phải ung thư tuyến tiền liệt thì nguy cơ mắc bệnh này cũng sẽ tăng lên rất cao.

Ngoài 2 yếu tố chính này, thì chế độ ăn uống và thói quen sống cũng sẽ là những tác nhân tạo điều kiện cho khối u xuất hiện ở cơ quan tuyến tiền liệt.

Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt

Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt

Sẽ có rất nhiều biểu hiện của ung thư tuyến tiền liệt để bạn nhận biết, có những bài viết chia sẻ tới 10 dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt. Nhưng trong bài viết này chúng tôi xin được liệt kê 5 triệu chứng tiêu biểu nhất của bệnh gồm:

Đi tiểu khó: bạn sẽ bắt gặp tình trạng mắc tiểu nhưng không thể đi được hoặc đi nhưng phải dừng đột ngột, đi tiểu thường xuyên hơn. Bởi tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo nên một khi khối u xuất hiện dù là nhỏ nhưng cũng gây trở ngại trong bạn trong việc đi tiểu hoặc xuất tinh.

Đau khi đi tiểu: Khi kích thước của khối u tăng lên, khối u sẽ éo vào niệu đạo và gây nên những cơn đau khi đi tiểu. Vì vậy, nếu đau khi tiểu gặp thường xuyên thì bạn nên sớm đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Máu trong nước tiểu: Đây là một dấu hiệu rất hiếm gặp, nhưng nếu xuất hiện bạn nên đi khám nam khoa ngay. Máu có thể không ra nhiều mà đôi khi chỉ một ít máu thì bạn cũng nên đi khám sớm.

Khó khăn trong việc cương cứng: Ung thư tuyến tiền liệt triệu chứng khó cương cứng xuất hiện khi khối u làm cản trở quá trình lưu thông máu đến dương vật, từ đó làm cơ quan sinh dục này khó khăn khi cương cứng.

Hay đau ở lưng, hông và đùi trên: ung thư tuyến tiền liệt dấu hiệu này khá phổ biến và đặc trưng, người bệnh sẽ có cảm giác đau ở lưng, xương chậu và hông, nhưng cơn đau đơn này thường thì bạn sẽ không giải thích được lý do, cơn đau do bệnh thường âm ỉ.

Đây là những triệu chứng điển hình của ung thư tuyến tiền liệt, những dấu hiệu này chưa thể khẳng định chắc chắn được đó là do căn bệnh ung thư cơ quan sinh dục này, để chắc chắn hơn bạn nên làm các xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt.

Hiện tại có 2 phương pháp chính được sử dụng để xác định căn bệnh ung thư này đó là xét nghiệm PSA và khám trực tràng. Thông qua các phương pháp này, các bác sĩ sẽ thông báo cho bạn về sức khỏe tuyến tiền liệt, nếu không may mắc bệnh thì bác sĩ cũng sẽ cho bạn biết mức độ bệnh cụ thể như thế nào.

Các giai đoạn của ung thư tuyến tiền liệt

Giai đoạn phát triển của ung thư tuyến tiền liệt

Các giai đoạn của căn bệnh ung thư này sẽ dựa trên sự lan rộng của các tế bào khối u, cụ thể là qua chuẩn đoán dựa vào sinh thiết. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn sử dụng các biện pháp chuẩn đoán bằng  hình ảnh để đưa ra một kết luận chính xác hơn.

4 giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt cụ thể gồm:

Giai đoạn 1: tế bào ung thư bắt đầu phát hiện, nhưng ở giai đoạn này người bệnh hoàn toàn không thấy các dấu hiệu cảnh báo của bệnh và do tế bào mới xâm nhập nên người bệnh lúc này vẫn duy trì được các hoạt động sống bình thường.

Giai đoạn 2: khối u đã bắt đầu phát triển nhưng vẫn chưa có sự lây lan, thường người bệnh sẽ phát hiện được bệnh qua thăm khám trực tàng hoặc qua kiểm tra sinh thiết.

Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã bắt đầu phát triển và xâm lấn các mô xung quanh của tuyến tiền liệt, ở giai đoạn này người bệnh có thể cảm nhận một số dấu hiệu của bệnh, nhưng các dấu hiệu vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Giai đoạn 4: Ung thư bắt đầu lây lan mạnh mẽ, tế bào khối u đã thấy xuất hiện ở hạch bạch huyết và ở một số các cơ quan lân cận như bàng quan, trực tràng, thậm chí ung thư tuyến tiền liệt di căn xương. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của căn bệnh và nếu đến giai đoạn này người bệnh mới phát hiện bệnh thì thời gian sống chỉ còn đếm từng ngày.

Đọc thêm:TÌM HIỂU Ung thư dạ dày có chữa được không sống được bao lâu

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Các bác sĩ sẽ căn cứ vào từng giai đoạn phát triển của tế bào ung thư mà chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với mục đích hạn chế sự phát triển của tế bào khối u, loại bỏ chúng và kéo dài thời gian sống của người bệnh. Các phương pháp điều trị được sử dụng cho căn bệnh ung thư cơ quan sinh sản ở nam giới gồm:

Phẫu thuật: phương pháp này thường được sử dụng khi bệnh ở giai đoạn 1, tế bào ung thư mới xuất hiện và chưa có sự phát triển mạnh. Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u ở tuyến tiền liệt. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, đòi hỏi các bác sĩ phải có kinh nghiệm. Kết quả chữa trị ung thư tuyến tiền liệt sẽ đạt tới 90%, khả năng bị liệt dương từ 30 – 70%, 30% có thể đi tiểu không thự chủ:

Xạ trị: gồm 2 phương pháp là xạ trị từ xa nhờ ống chuẩn trục đa lá tương tự như phẫu thuật và xạ trị tại chỗ dùng các tia phóng xạ cắm vào tuyến tiền liệt để tiêu diệt các tế bào khối u, từ giai đoạn 2 trở đi người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định điều trị theo phương pháp này. Có một số tác dụng phụ có thể gặp như tiểu tiện không tự chỉ, liệt dương hoặc viêm trực tràng.

Điều trị nội tiết: để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt, một số người có thể cắt tinh hoàn, song phương pháp này vừa tốn kém lại vừa làm giảm hóc môn nam giới. Chính vì vậy, nhiều người sẽ chuyển sang sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc nội tiết tố như estrogen, progesterol, các chất kháng androgen, thuốc ngăn chặn sản xuất testosterol, song mức giá của các loại thuốc này khá đắt.

Đây là những phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt hay được sử dụng, trước khi thực hiện các biện pháp điều trị, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân để lựa chọn một biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt

Trong chúng ta chắc hẳn sẽ không ai mong muốn mắc phải căn bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản này. Nếu vậy thì chúng tôi nghĩ bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt ngay từ bây giờ, bằng cách:

Có một chế độ ăn uống lành mạnh: nên ăn đa dạng các loại thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày, nhất là những thực phẩm chức chất oxi hóa, sulfur,.. một số thực phẩm tốt cho sức khỏe nam giới, đặc biệt là tuyến tiền liệt như: cà chua, lựu, đậu nành, trà xanh, vitamin D, hạt bí đỏ,…

Thường xuyên luyện tập thể dục: Duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì và phòng tránh các tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ: bạn nên duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ theo đúng lời khuyên được các chuyên gia y tế đưa ra, đặc biệt là nên làm các xét nghiệm đặc thù liên quan đến tuyến tiền liệt.

Hạn chế những căng thẳng và mệt mỏi: căng thẳng và mệt mỏi thường dẫn nam giới đến những thói quen xấu cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá. Vì vậy, bạn cần biết cách cân bằng cuộc sống và tránh những căng thẳng, mệt mỏi để phòng tránh bệnh.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện tầm soát ung thư tyến tiền liệt định kỳ để xác định sớm sự xuất hiện của căn bệnh, từ đó đưa ra các biện pháp ngăn chặn sự phát triển của bệnh, nhằm đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Việc tầm soát này sẽ không có một giới hạn tuổi cụ thể, bạn nên thực hiện ở bất kì độ tuổi nào. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo được hiệu quả phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt tốt nhất.

Chúng tôi vừa cùng bạn điểm qua một vài nét về căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt, mong rằng với những chia sẻ này của chúng tôi đủ để bạn hiểu hơn đặc điểm, tính chất và sự nguy hiểm của ung thư tuyến tiền liệt.

*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

<!– Facebook Comment

–>

Nguồn: http://tuvanbenhungthu.com/thong-tin-ve-benh-ung-thu-tuyen-tien-liet-ma-nam-gioi-khong-nen-bo-qua.html

Xem thêm: Dưa Chuột và 10 công dụng cho sức khỏe, làm đẹp

Rate this post
Exit mobile version