Đêm khuya chính là thời điểm hoạt động và sáng tạo của nhiều “cú đêm”. Tuy nhiên, việc thường xuyên thức khuya không chỉ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn mang lại nhiều hệ quả tiêu cực lên sức khỏe. Đặc biệt, thức khuya đau dạ dày là tình trạng phổ biến ở nhiều người, cần được khắc phục sớm. Bởi nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể chuyển nặng và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Đi ngủ đúng giờ là một trong những thói quen tốt thường được các chuyên gia khuyến khích mọi người nên thực hiện. Bởi việc đi ngủ sớm không chỉ giúp chúng ta chìm vào giấc ngủ nhanh hơn mà còn giúp nâng cao hiệu quả của sự trao đổi của cơ thể. Đặc biệt, một giấc ngủ ngon sẽ giúp quá trình tái tạo và tự chữa lành vết thương của cơ thể diễn ra thuận lợi và tốt đẹp hơn.
Theo một số nghiên cứu cho biết, những người ngủ nhiều và ngủ đúng giờ thường có sức khỏe tổng thể tốt hơn những người ngủ ít và thường xuyên thức khuya. Không những thế, ngủ sớm và ngủ sâu còn giúp kéo dài tuổi thọ của mỗi người.
Còn đối với những đối tượng thức khuya và ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày thường có tỷ lệ tử vong cao hơn. Vì vậy, để có giấc ngủ ngon và ngăn ngừa những bệnh lý liên quan đến sức khỏe do thức khuya như đau dạ dày, viêm khớp hoặc bệnh tim mạch,… mọi người không nên thức quá khuya.
Tại sao thức khuya gây đau dạ dày?
Thường xuyên thức khuya hoặc căng thẳng đầu óc kéo dài do thiếu ngủ chính là nguyên nhân khiến sức khỏe cơ thể bị suy yếu. Chưa kể đến, đây cũng là thủ phạm hàng đầu gây viêm đau dạ dày. Hơn nữa, thức khuya còn là tác nhân gây thiếu máu và chán ăn dẫn đến thiếu dưỡng chất nuôi dưỡng gây khó thở, chóng mặt hoặc kém tập trung.
Bên cạnh đó, thức khuya còn làm tăng khả năng dị ứng thức ăn và tạo áp lực lên toàn bộ cơ quan tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài có thể khiến chức năng hoạt động của dạ dày ngày càng kém, đồng thời làm tăng tiết acid dạ dày dẫn đến viêm.
Ngoài ra, thức khuya còn gây xáo trộn đồng hồ sinh lý học của vi khuẩn đường ruột. Khi đó, các hệ vi sinh vật đường ruột sẽ mất cân bằng, hệ khuẩn có lợi sẽ mất dần chức năng và số lượng tạo điều kiện cho hệ khuẩn gây hại phát triển.
Lúc này, một loại vi khuẩn đường ruột phổ biến là Helicobacter pylori sẽ tăng nhanh số lượng. Nếu không kiểm soát tốt, loại khuẩn này có thể gây đau dạ dày, viêm loét hoặc ung thư dạ dày bằng cách vô hiệu hóa một phần hệ miễn dịch liên quan đến viêm.
Bên cạnh những nguyên nhân này, thức khuya đau dạ dày có thể là do sử dụng đồ ăn và thức uống trong quá trình thức. Việc sử dụng đồ ăn chứa nhiều chất béo hoặc uống rượu, bia vào ban đêm chính là nguyên nhân khiến mọi người gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
Nồng độ cồn có trong rượu bia là một trong những tác nhân gây đau dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng hoặc viêm loét dạ dày,… Nếu vấn đề này không được khắc phục có thể gây biến chứng dẫn đến ung thư đại tràng, thủng dạ dày,….
Do đó, để tránh những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do thức khuya gây nên, việc ngủ đúng giờ và đúng giấc là điều cần thiết được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện.
Có nhiều người bệnh sau khi điều chỉnh chế độ sinh hoạt khoa học, cơn đau dạ dày vẫn không thuyên giảm. Vậy bạn đọc nên tìm liệu trình chữa bện
h sớm để phòng tránh nguy cơ biến chứng.
Chữa dứt điểm đau dạ dày không cần dùng thuốc kháng sinh
Với mục đích giải quyết nhanh chóng những triệu chứng đau dạ dày, năm 2011, đội ngũ bác sĩ tại Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc đặc trị đau dạ dày Sơ can Bình vị tán.
Sơ can Bình vị tán là sự tổng hòa tinh hoa của hơn 10 bài thuốc dân gian và bí truyền. Đồng thời, bài thuốc được bào chế từ nhiều loại dược liệu quý có công dụng chữa đau dạ dày hiệu quả. Những vị thuốc quý có trong bài thuốc phải kể đến:
- Chè dây: giúp tiêu diệt vi khuẩn HP
- Kim ngân hoa: vị thuốc kháng sinh tự nhiên, khôi phục và bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Bố chính sâm: được ví như nhân sâm Hàn Quốc, có tác dụng phục hồi chức năng dạ dày
- Nghệ: có chứa hoạt chất curcumin hỗ trợ làm lành vết viêm loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày
- Ô tặc cốt: trung hòa acid dạ dày
- Bạch thược: chống viêm, giảm đau dạ dày hiệu quả
Bên cạnh đó, Sơ can Bình vị tán được nhiều chuyên gia đánh giá là một hướng đi mới trong ngành YHCT. Khác với những bài thuốc thông thường, bài thuốc Đông y chữa đau dạ dày tại Thuốc dân tộc có lộ trình điều trị rõ ràng.
Kết hợp lý thuyết YHCT và YH hiện đại, bài thuốc được bào chế dưới dạng viên hoàn và cao mềm. Từ nay người bệnh không cần mất công đun sắc phức tạp.
Những vấn đề sức khỏe khác liên quan đến thói quen thức khuya
Cơ thể của mỗi người được xem như một chiếc đồng hồ sinh học. Chính vì vậy, ngay cả khi chúng ta chìm vào giấc ngủ sâu vẫn có một số bộ phận hoạt động bình thường để duy trì hoạt động sống của cơ thể.
Tuy nhiên, ở một số “cú đêm” thức khuya là chuyện thường thì thói quen này chính là nguyên nhân gây tác động tiêu cực đến sức khỏe. Chúng không chỉ gây mất ngủ, ngủ không ngon, viêm đau dạ dày mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch giảm trí nhớ và mất khả năng tập trung,…
Dưới đây là một số bệnh lý có thể xảy ra nếu thường xuyên thức khuya, các “cú đêm” cần biết để có biện pháp điều chỉnh đồng hồ sinh học giấc ngủ của bản thân.
1. Tăng huyết áp
Theo một số nghiên cứu vào năm 2015 cho biết, thức khuya và tăng huyết áp có mối quan hệ mật và chặt chẽ với nhau. Việc thường xuyên ngủ muộn sẽ gây rối loạn giấc ngủ khiến giấc ngủ không sâu, hay mộng mị,.. làm suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Không những thế, mất ngủ dài ngày sẽ làm hàm lượng đường trong máu tăng cao. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp, thức khuya sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của huyết áp khiến huyết áp khó hạ và ổn định.
Tăng huyết áp thường gây các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu hoặc khó chịu khiến bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ sâu, thường trằn trọc đêm khuya. Nếu không tập thói quen ngủ sớm, việc thức khuya sẽ càng khó ngủ, làm tăng huyết áp dẫn đến hoạt động của tim cũng vì thế mà ảnh hưởng. Nếu không sớm điều trị, tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ tai biến hoặc đột quỵ.
2. Bệnh tim
Duy trì một lịch trình ngủ sớm và dậy đúng giờ sẽ giúp sự trao đổi chất hoạt động tốt hơn. Đồng thời giúp nâng cao sức đề kháng và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, nếu thường xuyên thức khuya và ngủ bù có thể gây tổn hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Theo một số nghiên cứu cho thấy, giấc ngủ có mối liên kết chặt chẽ với bệnh tim. Nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học của giấc ngủ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, góp phần vào các trục trặc trong quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Khi đó, chỉ số đường huyết hoặc cholesterol xấu trong máu ở những người thường xuyên thức khuya sẽ tăng nhanh. Nếu không kiểm soát tốt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 11%.
3. Trầm cảm và tâm thần phân liệt
Trong những nghiên cứu gần đây của các chuyên gia tâm lý cho biết, thường xuyên thức khuya, dậy muộn sẽ gây rối loạn nhịp sinh học dẫn đến trạng thái lo âu và u sầu. Theo một số chuyên gia, mối liên kết giữa gen và thói quen ngủ sớm hay muộn dẫn đến chứng trầm cảm vẫn chưa được truy rõ.
Tuy nhiên, việc thức khuya thường tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tâm thần khá cao. Bởi ngủ muộn sẽ khiến đầu óc mất tỉnh táo vào buổi sáng, đồng thời gây nên trạng thái vật vờ và mệt mỏi. Nếu vấn đề này tiếp diễn trong khoảng thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và tâm thần phân liệt.
4. Mất tập trung
Để đảm bảo sức khỏe giúp cơ thể hoạt động tốt mỗi ngày, các chuyên gia thường khuyên chúng ta nên ngủ ít nhất từ 6 – 8 tiếng đồng hồ mỗi đêm. Nhưng, đối với các “cú đêm” thì việc ngủ muộn và dậy muộn là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, họ không biết vấn đề này đã dẫn đến không ít phiền phức đối với sức khỏe, làm mất khả năng tập trung và xử lý của não bộ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khi ngủ bộ não sẽ giúp sắp xếp lại các thông tin trong quá trình nghỉ ngơi. Đồng thời, giúp các tế bào nơron thần kinh phục hồi và sản xuất tế bào liên kết mới, giúp tăng khả năng nhận thức. Thế nhưng, trên thực tế, nhiều “cú đêm” thức quá khuya và không dành nhiều thời gian nghỉ ngơi dẫn đến các sợi nơron thần kinh mất dần, gây kém tập trung khi làm việc và học tập.
5. Một số vấn đề sức khỏe khác
- Da kém: Đêm xuống chính là khoảng thời gian cần thiết để da sửa chữa và hồi phục các tế bào tổn thương. Do đó, việc ngủ đủ giấc và ngủ sớm chính là cách tốt để hydrat hóa làn da, giúp da mềm mịn và tránh tình trạng bong da. Tuy nhiên, ở những đối tượng thường xuyên thức khuya sẽ khiến làn da trở nên xỉn màu, nhạy cảm và khô hơn. Do đó, để cải thiện vấn đề này, ngoài việc thực hiện các bước skincare vào buổi tối, mỗi người nên ngủ sớm trước khoảng thời gian từ 22h00 đến 23h00
- Làm suy yếu hệ thống miễn dịch: Thói quen thức khuya và dậy sớm không chỉ gây ảnh hưởng đến tính khí, tâm trạng mà còn tác động xấu đến hệ miễn dịch. Khi đó, chúng ta rất dễ mắc phải các bệnh cảm lạnh do thay đổi thời tiết và một số bệnh lý khác liên quan đến hệ miễn dịch. Do đó, để tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa nhiễm bệnh, mọi người nên ngủ sớm và ngủ đủ giấc
- Tăng cân: Thức khuya kèm theo thói quen ăn khuya chính là nguyên nhân khiến cơ thể dung nạp quá nhiều calo dẫn đến tình trạng tăng cân. Nếu vấn đề này xảy ra thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì
Hướng dẫn cách ngủ sớm giúp cải thiện đau dạ dày và các vấn đề sức khỏe khác
Thuốc ngủ, thuốc an thần theo đơn kê của bác sĩ có thể chính là cách giúp giải quyết vấn đề khó ngủ hoặc không ngủ được. Tuy nhiên, bất đắc dĩ mới dùng đến biện pháp này. Bởi những loại thuốc này luôn tồn tại hai mặt vấn đề, có thể giúp đi vào giấc ngủ ngon nhưng cũng có thể gây nên những phản ứng phụ nguy hiểm đến sức khỏe.
Đặc biệt, việc dùng thuốc ngủ và thuốc an thần lâu dài có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc thuốc. Do đó, để ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra do thức khuya, trước khi sử dụng thuốc, mọi người nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày và áp dụng những cách sau đây.
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng: Nghe có vẻ không liên quan nhưng điều chỉnh nhiệt độ phòng về mức hơi mát sẽ giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, các bạn không nên để nhiệt độ quá thấp. Bởi lạnh có thể khiến chân và tay lạnh làm gián đoạn giấc ngủ.
- Điều chỉnh ánh sáng: Ánh sáng chính là nguyên nhân kích thích thị giác, gây khó buồn ngủ hoặc làm gián đoạn giấc ngủ. Do đó, để nhanh chóng đi vào giấc ngủ, bạn nên biến căn phòng trở nên tối hơn bằng cách che tất cả các ánh sáng trong phòng ngủ, bao gồm ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng từ thiết bị điện tử. Trong trường hợp phòng ngủ quá sáng, các bạn có thể dùng băng che mắt để ngủ.
- Điều chỉnh âm thanh: Một số âm thanh trắng, bao gồm tiếng quạt chạy hoặc tiếng máy hoạt động được chứng minh là có thể giúp chúng ta đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Tuy nhiên, đối với những người thích sự im lặng, đây lại chính là nguyên nhân gây khó ngủ về đêm. Do đó, để khắc phục vấn đề này, các bạn có thể sử dụng nút bịt tai trước khi đi ngủ để ngăn chặn âm thanh.
- Thay đổi tư thế ngủ: Mỗi người đều có một tư thế ngủ phù hợp, giúp thư giãn và ngủ
ngơn hơn. Do đó, để có giấc ngủ ngon, các bạn nên tìm cho bản thân thư thế ngủ tốt. Tốt nhất, khi ngủ, bạn không nên kê cổ quá cao hoặc quá thấp. Bên cạnh đó nên tránh nằm sấp khi ngủ. Bởi tư thế này có thể làm căng cột sống cổ, gây ảnh hưởng đến hệ xương khớp. Còn đối với đối tượng thường xuyên nằm ngủ nghiêng nên đặt một chiếc gối mềm hoặc khăn cuộn ở giữa hai đầu gối để giữ hông ở vị trí cân bằng. Ngoài ra, nếu nằm mãi một tư thế không ngủ được, các bạn nên trở mình sang tư thế khác nhằm giúp cơn buồn ngủ đến nhanh hơn.
- Tập thể dục trước khi đi ngủ 3 tiếng: Thường xuyên tập thể dục giúp hệ xương khớp hoạt động tốt hơn. Đồng thời giúp máu lưu thông tốt, làm tăng nhịp tim trước khi vào giường ngủ, từ đó giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các bạn nên tập cách thời gian ngủ khoảng 3 tiếng. Bởi việc tập luyện trước khi đi ngủ sẽ khiến hệ thần kinh tiết chất andrenaline gây tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ.
- Không uống thức uống chứa cồn và caffein trước khi đi ngủ: Thức uống chứa cồn và caffein có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương giúp tỉnh táo. Do đó, để rơi vào giấc ngủ sâu và ngon, mọi người không nên sử dụng những thức uống này trước khi đi ngủ. Nếu muốn uống rượu, tốt nhất nên cách giờ ngủ khoảng 2 – 3 tiến. Còn đối với cà phê nên ngưng sử dụng sau 2 đến 3 giờ chiều vì caffein chứa trong cà phê phải mất ít nhất 8 tiếng mới đào thải ra ngoài. Nếu chúng còn tồn tại trong cơ thể có thể gây tỉnh hoặc khó đi vào giấc ngủ.
- Sử dụng nước ép và thực phẩm gây buồn ngủ: Mặc dù tránh ăn no trước khi ngủ nhưng bạn cũng có thể sử dụng 1 cốc nước ép quả anh đào, cam, chuối hoặc cà chua trước khi ngủ 2 – 3 tiếng. Bởi đây đều là những loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều melatonin, có tác dụng giúp buồn ngủ.
- Uống trà thảo mộc: Trà bạc hà, trà hoa cúc, trà tam thất hoặc trà hạt sen,… đều có tác dụng an thần và giúp cơ thể thư giãn. Do đó, nếu sử dụng 1 cốc trà thảo mộc này trước khi ngủ 1 – 2 tiếng sẽ giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon, sâu giấc hơn.
- Chọn khung giờ ngủ nhất định: Nếu muốn có giấc ngủ ngon, các bạn nên chọn một khung giờ ngủ nhất định mỗi đêm, đồng thời nên chọn khoảng thời gian thức dậy cố định vào mỗi buổi sáng. Cách làm này sẽ giúp đồng hồ sinh học của thể hoạt động ổn định, từ đó hạn chế tình trạng mất ngủ.
NSND chia sẻ phương pháp điều trị bệnh dạ dày hiệu quả từ y học cổ truyền
Thức khuya đau dạ dày là vấn đề phổ biến thường gặp ở những “cú đêm”. Ngoài tình trạng này, thói quen ngủ muộn cũng chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, thần kinh và béo phì,… Do đó, để khắc phục các vấn đề này, các bạn nên tập cho bản thân thói quen ngủ sớm.
Có thể bạn quan tâm
- Đau dạ dày lúc nửa đêm – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Viêm dạ dày cấp nên ăn gì để giảm đau nhanh và tốt cho bệnh?
Xem thêm: TOP 10+ Cách Trị Mề Đay Dân Gian Đơn Giản, Hiệu Quả, Giá Rẻ