Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Tiểu đường (đái tháo đường): Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường được xác định là một bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Đặc điểm của bệnh lý này là tăng glucose huyết do tác động của insulin, khiếm khuyết về quá trình tiết insulin hoặc nguyên nhân có thể là do cả hai. Việc không kiểm soát khiến glucose tăng kéo dài dẫn đến các rối loạn chuyển hóa carbohydrate, lipide, protide. Đồng thời khiến thần kinh, tim, mạch máu, mắt, thận và nhiều cơ quan khác bị tổn thương gây ra nhiều nguy hiểm.

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường còn được gọi là đái tháo đường. Đây là một bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Đặc điểm của bệnh lý này là tăng glucose huyết do tác động của insulin, khiếm khuyết về sự tiết insulin (có thể thừa hoặc thiếu) hoặc nguyên nhân có thể là do cả hai.

Nếu bệnh nhân bị đái tháo đường không kiểm soát được lượng đường trong máu, tăng glucose mạn tính kéo dài thì các rối loạn chuyển hóa carbohydrate, lipide, protide sẽ xuất hiện. Đồng thời khiến thần kinh, tim, mạch máu, mắt, thận và nhiều cơ quan khác bị tổn thương.

Phân loại và nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường (đái tháo đường) vẫn chưa thể xác định cụ thể. Trong cơ thể, những tế bào của hệ miễn dịch chỉ chống lại và phản ứng với những tác nhân gây hại. Tuy nhiên vì một nguyên nhân nào đó, các tế bào tiết insulin bị phá hủy. Nguyên nhân khiến hiện tượng này xuất hiện vẫn còn đang được nghiên cứu.

Bệnh đái tháo đường được phân thành 3 loại dựa vào thời gian phát bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cụ thể:

Ngoài ra bệnh đái tháo đường có thể phát sinh do sự tác động của một số yếu tố khác. Cụ thể như sử dụng thuốc, sử dụng hóa chất (glucocorticoid, thuốc điều trị HIV/AIDS), đái tháo đường sơ sinh, đái tháo đường sau cấy ghép mô…

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Hầu hết những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết ban đầu của bệnh tiểu đường là nồng độ glucose trong máu đột nhiên cao hơn mức bình thường. Các dấu hiệu nhận bệnh tiểu đường có thể không xuất hiệu hoặc xuất hiện với mức độ nhẹ. Chính vì thế đa số bệnh nhân thường không kịp thời phát hiện bệnh ở giai đoạn nhẹ mà chỉ nhận thấy bệnh khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng hoặc đã phát sinh biến chứng.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường type 1

Bệnh đái tháo đường type 1 thường diễn tiến rất nhanh nên khiến các triệu chứng cũng xuất hiện nhanh chóng trong vài tuần hay thậm chí là vài ngày. Các dấu hiệu nhận biết bệnh ở giai đoạn này gồm:

Thường xuyên có cảm giác đói, cơ thể mệt mỏi là dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường type 1

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường type 2 diễn biến một cách âm thầm, các triệu chứng không xảy ra một cách rầm rộ như bệnh đái tháo đường type 1, thậm chí không có triệu chứng ở nhiều trường hợp.

Vì thế phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 2 thông qua quá trình thăm khám, xét nghiệm glucose máu vì một bệnh lý khác hoặc phát hiện bệnh do có biến chứng xuất hiện, điển hình như vết thương bị nhiễm trùng và khó lành.

Có khả năng cao người bệnh sẽ không bao giờ nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường có thể rất khó cảm nhận và chẩn đoán hoặc bệnh đái tháo đường type 2 được phát hiện khi đã phát triển trong nhiều năm.

Một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh đái tháo đường type 2:

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường type 3

Bệnh đái tháo đường type 3 còn được gọi là tiểu đường thai kỳ. Trong thời kỳ mang thai, việc lượng đường trong máu tăng cao thường không phát sinh triệu chứng. Tuy nhiên thai phụ có thể cảm thấy buồn tiểu thường xuyên hơn hoặc hơi khát hơn so với bình thường.

Tuy có phát sinh các dấu hiệu nhận biết nhưng bệnh tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện thông qua quá trình làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose khi thai nhi phát triển đến tuần 28.

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện thông qua quá trình làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose

Mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường thường đối mặt với nhiều bệnh lý và vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Cụ thể khi không kịp thời áp dụng các biện pháp kiểm soát, lượng đường huyết trong máu cao xảy ra lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều vấn đề, bệnh lý nguy hiểm liên quan đến mạch máu, tim mạch, hệ thần kinh, mắt, thận và răng.

Ngoài ra bệnh nhân còn có nguy cơ cao mắc những bệnh lý liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn. Theo kết quả nghiên cứu, bệnh tiểu đường chính là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, bệnh tim mạch, cắt cụt chi dưới và suy thận. Bệnh xảy ra ở người lớn làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim lên gấp 2 đến 3 lần.

Bệnh võng mạc tiểu đường khiến bệnh nhân bị mù. Nguyên nhân là do các mạch máu nhỏ tích tụ lâu ngày trong võng mạc. Bên cạnh đó đa số bệnh nhân bị đái tháo đường đều bị suy thận. Điều này xuất hiện là do những mạch máu nhỏ ở thận bị tổn thương dẫn đến suy thận hoặc thận hoạt động kém hơn so với bình thường.

Những người bị đái tháo đường sẽ mắc phải những biến chứng nguy hiểm lên hệ thần kinh. Nguyên nhân là do huyết áp và lượng glucose trong máu quá cao khiến thần kinh khắp cơ thể bị tổn thương. Biến chứng thần kinh do đái tháo đường thường gây ra những vấn đề về hệ tiêu hóa, làm ảnh hưởng đến các chi (nhất là bàn chân), gây rối loạn cương dương và tác động xấu đến nhiều chức năng khác.

Tổn thương thần kinh ở các chi có tên gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên, có thể gây mất cảm giác, ngứa ran và dẫn đến đau. Trong đó mất cảm giác là triệu chứng đặc biệt quan trọng. Nguyên nhân là do triệu chứng này có thể khiến chấn thương không được chú ý, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng và khả năng cao bệnh nhân phải cắt cụt chi. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ cắt cụt chi ở người bị đái tháo đường cao gấp 25 lần so với những người không bị bệnh.

Tuy nhiên nếu bệnh nhân kịp thời kiểm soát lượng đường trong máu, các biến chứng phát sinh do bệnh tiểu đường có thể được phòng ngừa. Trong nhiều trường hợp, ngay cả khi cắt cụt chi, cuộc sống và chân còn lại của người bệnh có thể được cải thiện và cứu chữa bằng cách theo dõi và chăm sóc tốt bởi nhóm đa lĩnh vực.

Đối với tiểu đường trong thai kỳ, một số biến chứng có thể xảy ra đối với phụ nữ mang thai. Cụ thể:

Ngoài ra một số biến chứng cũng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ đang phát triển trong bụng mẹ, gồm:

Tốt nhất những người bị đái tháo đường nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe, kiểm tra bàn chân và các cơ quan khác trong cơ thể. Đồng thời áp dụng các phương pháp kiểm soát bệnh phù hợp để phòng ngừa phát sinh những rủi ro không mong muốn.

Bệnh võng mạc tiểu đường khiến bệnh nhân bị mù vì các mạch máu nhỏ tích tụ lâu ngày trong võng mạc

Biện pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường

Quá trình chẩn đoán bệnh tiểu đường được thực hiện như sau:

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường

Theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ – ADA, để chẩn đoán bệnh đái tháo đường cần dựa vào 4 tiêu chuẩn sau:

Trong trường hợp không có triệu chứng điển hình của tình trạng tăng glucose huyết tương hoặc tăng glucose huyết (bao gồm sụt cân không rõ nguyên nhân, ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều), xét nghiệm chẩn đoán 1, 2, 4 ở trên cần được xem xét và thực hiện lặp lại 2 lần để thu về kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Khoảng cách từ thời điểm xét nghiệm lần 1 đến thời điểm xét nghiệm lần 2 có thể dao động trong khoảng từ 1 đến 7 ngày.

Trong điều kiện ở Việt Nam, phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường đơn giản và hiệu quả là tiến hành kiểm tra và định lượng glucose huyết tương lúc đói, kết quả 2 lần ≥ 7 mmol/L hay 126 mg/dL. Nếu kết quả xét nghiệm HbA1c thu được tại phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế, bệnh nhân có thể tiến hành đo HbA1c 2 lần để kết luận và chẩn đoán chính xác bệnh đái tháo đường.

2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường

Chẩn đoán tiền đái tháo đường sẽ được chỉ định khi bệnh nhân nhận thấy cơ thể xuất hiện một trong những rối loạn được liệt kê dưới đây:

Chẩn đoán tiền đái tháo đường

Tầm soát bệnh tiểu đường

Cần tiến hành tầm soát bệnh tiểu đường trên những đối tượng. Cụ thể người lớn có BMI ≥ 23 kg trọng lượng/m2 hoặc cân nặng ở hiện tại lớn hơn 120% so với cân nặng lý tưởng và có một trong những yếu tố nguy cơ sau:

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể được điều trị và kiểm soát bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó thói quen hoạt động thể chất, điều chỉnh chế độ ăn uống và thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh là những điều vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân đang bị tiểu đường, bất kể bệnh tiểu đường đang phát triển ở loại nào.

Trong trường hợp mắc bệnh đái tháo đường type 1, bắt buộc người bệnh phải sử dụng insulin để chữa bệnh trong suốt quãng đời còn lại. Nguyên nhân là do cơ thể của bệnh nhân trong trường hợp này không thể sản xuất insulin.

Đối với trường hợp bị tiểu đường type 2, người bệnh có thể kiểm soát bệnh lý bằng cách thay đổi lối sống. Cụ thể như tăng cường vận động, luyện tập thể dục, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh.

Ngoài ra người bị tiểu đường type 2 có thể sử dụng thuốc tiêm hoặc thuốc uống, bao gồm metformin hoặc insulin để chữa bệnh và kiểm soát lượng đường trong máu.

Xây dựng hói quen hoạt động thể chất, điều chỉnh chế độ ăn uống và thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh là những điều vô cùng cần thiết bị tiểu đường

Khi bị tiểu đường, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống, đồng thời theo dõi nghiêm túc thành phần dinh dưỡng để kiểm soát lượng đường trong máu, giúp phòng ngừa lượng đường tăng quá cao. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm ít chất xơ và thực phẩm chế biến sẵn, nên theo dõi lượng đường carbohydrate.

Các chuyên gia khuyên rằng, nếu nghi ngờ cơ thể phát sinh các triệu chứng của bệnh tiểu đường, người bệnh nên nhanh chóng liên hệ và thông báo tình trạng sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa. Sau đó tiến hành xét nghiệm để đưa ra các chẩn đoán chính xác.

Việc thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa cũng chính là hướng giải quyết tốt nhất cho những người mắc bệnh tiểu đường, giúp kiểm soát bệnh lý và các triệu c
hứng, làm giảm nguy cơ phát sinh những bệnh lý và vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Bệnh tiểu đường là một bệnh tiến triển. Chính vì thế bệnh nhân cần thường xuyên thực hiện xét nghiệm đánh giá lại và thay đổi phác đồ điều trị theo thời gian và theo quá trình tiến triển của bệnh.

Biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể không được phòng ngừa trong tất cả các trường hợp. Thông thường bệnh tiểu đường type 1 hoàn toàn không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên nguy cơ hình thành và phát triển bệnh tiểu đường type 2 có thể giảm bằng cách duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học. Trong nhiều trường hợp, di truyền và nhiều yếu tố rủi ro khác có thể tác động và làm tăng nguy cơ phát bệnh mặc dù bạn đã nỗ lực trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học để giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh lý nguy hiểm, có khả năng gây ra nhiều biến chứng và những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Điển hình như bệnh suy thận, bệnh về tim, mù lòa, cắt cụt chi… Tuy nhiên nếu kịp thời phát hiện và kiểm soát, người bệnh có thể sống một cuộc sống bình thường và đầy đủ ngay cả khi kết quả xét nghiệm cho thấy bạn đang mắc bệnh đái tháo đường thể nặng. Quá trình kiểm soát lượng đường trong máu đòi hỏi bệnh nhân phải lập kế hoạch sinh hoạt, chế độ ăn uống và quản lý cẩn thận.

Bài viết liên quan:

  • Bonidiabet hỗ trợ trị tiểu đường và thông tin cần biết
  • Các cây thuốc nam trị tiểu đường tốt và cách dùng

Xem thêm: Sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không?

Rate this post
Exit mobile version