Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không?

Sổ mũi là tình trạng bệnh thường gặp, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hay trong mùa đông. Bệnh kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy, sổ mũi là dấu hiệu của bệnh gì? có nguy hiểm không và khắc phục triệt để bằng cách nào? Hãy theo dõi ngay bài chia sẻ bên dưới đây để có lời giải đáp chính xác nhất.

Sổ mũi là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Chất nhầy trong mũi có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa và chống lại vi khuẩn, khói bụi và các mảnh vụn nhỏ gây hại ngoài môi trường để bảo vệ chức năng của phổi. Mặc dù thường gây ra nhiều bất tiện, nhưng tình trạng chảy nước mũi được cho là một cơ chế để bảo vệ cơ thể. 

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bệnh thường là cảm lạnh hoặc dị ứng. Hầu hết các trường hợp sổ mũi có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi chảy nước mũi có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh nghiêm trọng khác như: thủy đậu, tổn thương vách ngăn mũi, hay một số bệnh về tai – mũi – họng khác.

Nhiều bệnh nhân có nhận định sai lầm tình trạng sổ mũi là dấu hiệu của bệnh cảm cúm và tự ý mua thuốc điều trị rất nguy hiểm. Để phân biệt sổ mũi do các vấn đề về bệnh hô hấp với sổ mũi cảm cúm bình thường, người bệnh có thể nhận biết qua một số dấu hiệu sau:

Tình trạng sổ mũi lâu ngày RẤT NGUY HIỂM, người bệnh cần sớm phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn chặn các biến chứng bệnh.

Sổ mũi là tình trạng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi

Nguyên nhân gây sổ mũi

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh sổ mũi, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau:

Bụi là dị nguyên chủ yếu gây nên các bệnh dị ứng đường hô hấp, trong đó có tình trạng bệnh sổ mũi. Trong bụi có chứa nhiều tạp chất, kháng nguyên khác nhau, thay đổi theo từng vùng và từng mùa, đa dạng như: ve, lông động vật, nấm, mốc, phấn hoa, khói thuốc lá,…

Ngoài ra,  tình trạng bệnh còn do các loại dị nguyên khác như: Dị ứng với thực phẩm (đồ ăn, hải sản,…) hay một số loại thuốc kháng sinh.

Những người thường xuyên bị sổ mũi là người có cơ địa yếu, sức đề kháng kém. Cơ thể luôn có những dấu hiệu của dị ứng nhất là khi thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với dị nguyên.

Trường hợp này dễ mắc các bệnh dị ứng như: Viêm mũi dị ứng, hen phế quản, chàm hoặc một số bệnh có đặc tính di truyền. Đặc biệt, những người có cơ địa yếu thường rất dễ bị lây bệnh từ người khác.

Do virus, vi khuẩn từ bên ngoài môi trường đi qua hốc mũi hoặc bằng đường máu vào cơ thể gây nhiễm trùng như: Cúm, bạch hầu, ho gà,… Đây là những bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người qua dịch mũi họng, dịch nước bọt hoặc lây lan từ gia súc, gia cầm sang người. 

Một số nguyên nhân khác: Lạm dụng thuốc xịt mũi, sử dụng chất kích thích, mang thai, thay đổi thời tiết,…

Thay đổi thời tiết cũng là nguyên nhân gây ra bệnh

Dấu hiệu nhận biết tình trạng sổ mũi

Dấu hiệu nhận biết tình trạng sổ mũi thường trải qua 3 giai đoạn chính, cụ thể như sau:

Tình trạng sổ mũi lâu ngày không được điều trị kịp thời có thể biến chứng thành một số bệnh như:

Do đó, nếu người bệnh không xác định chính xác nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời có thể phát triển và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Tốt nhất, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và có phác đồ điều trị tốt nhất.

Sổ mũi là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Cách điều trị tình trạng sổ mũi

Tình trạng sổ mũi kéo dài không được điều dứt điểm có thể gây ra các bệnh về tai – mũi – họng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, ngay từ khi bắt đầu có dấu hiệu bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Sau khi thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh, căn cứ vào đó người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y có tác dụng giúp các triệu chứng bệnh sổ mũi giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là các loại thuốc kháng sinh nên có thể để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe nhất là đối với trẻ em. Vì vậy, mỗi tình trạng bệnh và độ tuổi khác nhau các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị sao cho phù hợp.

Thuốc điều trị sổ mũi ở người lớn

Đối với người lớn, thường được chỉ định sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ điều trị sổ mũi là:

Các nhóm thuốc này ít nhiều gây tác dụng phụ cho cơ thể người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn sử dụng của bác sĩ. Bên cạnh đó, khi điều trị bệnh cần tránh lạm dụng thuốc.

Thuốc điều trị sổ mũi ở trẻ em

Đối với trẻ em, việc chọn các loại thuốc an toàn, hiệu quả là vấn đề mà cha mẹ luôn quan tâm, lo lắng. Đây là đối tượng có các chức năng chưa được hoàn thiện và cơ địa nhạy cảm. Khi sử dụng thuốc không đúng cách dễ xảy ra các phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Vì vậy, cha mẹ cần tham khảo ý kiếm bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị sổ mũi cho trẻ. Vì những loại thuốc này có thể gây nên tình trạng chậm lớn, ảnh hưởng não bộ, đau dạ dày, nóng trong người…

Một số loại thuốc trị sổ mũi ở trẻ em đã được các bác sĩ chỉ định sử dụng như:

Lưu ý: Các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng thuốc Tây y điều trị bệnh cho trẻ dưới 1 tuổi.

Xem thêm

TOP 15 các loại thuốc sổ mũi hiệu quả nhất, lưu ý khi dùng thuốc
Cần chú ý khi sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh cho trẻ em

Điều trị bằng Đông y

Theo Đông y, nguyên nhân chính gây bệnh sổ mũi là do phong hàn và phong nhiệt. Tình trạng này còn được gọi là bệnh cảm mạo phong hàn và cảm mạo phong nhiệt. Để điều trị bệnh, Đông y thường chú trọng nâng cao thể trạng và bài trừ tác nhân gây bệnh.

Đây được đánh giá là loại thuốc an toàn, không gây tác dụng phụ cho cơ thể như thuốc Tây y. Vì vậy có thể sử dụng thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài. Tuy nhiên, bài thuốc Đông y trị sổ mũi sử dụng các vị thuốc thảo mộc nên có tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì sử dụng mới mang lại hiệu quả cao.

Một số bài thuốc Đông y điều trị bệnh sổ mũi hiệu quả là:

Bài thuốc 1: Trị chứng cảm mạo phong hàn

Đối với trường hợp sổ mũi do cảm mạo phong hàn, có thể sử dụng bài thuốc Ma hoàng thang để điều trị. Thành phần bao gồm các vị thuốc như: Ma hoàng 8g, Hạnh nhân 12g, Quế chi 6g và Cam thảo 6g. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia ra uống 2 lần/ ngày.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc Kinh phong bại độc tán. Đây là bài thuốc gồm các vị: Sài hồ, Tiền hồ, Chỉ xác, Xuyên khung, Khương hoạt, Độc hoạt, Phục linh, Cát cánh Kinh giới và Phòng phong mỗi vị 40g và Cam thảo 20g. Đem các vị thuốc tán bột rồi pha uống ngày 12g. Sử dụng đều hàng ngày giúp giảm nhanh tình trạng sổ mũi.

Bài thuốc 2: Trị chứng cảm mạo phong nhiệt

Đối với tình trạng sổ mũi do cảm mạo phong nhiệt có thể sử dụng một trong 2 bài thuốc sau đây:

Kiên trì sử dụng bài thuốc trị sổ mũi bằng Đông y sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất

Điều trị bằng biện pháp dân gian

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y hay Đông y để điều trị sổ mũi, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dân gian. Đây là các biện pháp sử dụng các nguồn dược liệu có sẵn trong tự nhiên. Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản, bệnh nhân có thể tự áp dụng ngay tại nhà.

Một số biện pháp dân gian điều trị bệnh sổ mũi hiệu quả bạn nên áp dụng là:

Uống trà hoa cúc chữa hắt hơi sổ mũi

Trà hoa cúc chứa nhiều hoạt chất có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố, kháng viêm, kháng khuẩn và giảm tình trạng sổ mũi rất tốt. Ngoài ra, trà hoa cúc còn là vị thuốc an thần nhẹ giúp cơ thể thư giãn, thoải mái hơn.

Vì vậy, khi điều trị bệnh sổ mũi, ngoài tác dụng giảm nhanh triệu chứng bệnh trà hoa cúc còn khắc phục tình trạng mệt mỏi và mất ngủ cho người bệnh. 

Cách sử dụng như sau:

Nguyên liệu: Hoa cúc khô.

Cách thực hiện:

Gừng tươi chữa bệnh sổ mũi hiệu quả

Gừng có vị cay, tính ấm là một loại dược liệu rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, tai mũi họng. Trong gừng còn chứa lượng lớn các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây hại và giúp làm ấm cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng gừng để trị sổ mũi như sau:

Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 củ gừng tươi và 10ml mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện:

Lưu ý: Đối với các phương pháp chữa sổ mũi bằng bài thuốc dân gian có chứa mật ong, thì không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi. Vì trong mật ong chứa một ít hoạt chất gây hại, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. 

Sử dụng lá trà xanh

Lá trà xanh có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và chữa hắt hơi sổ mũi rất hiệu quả. Bên cạnh đó, dược liệu này còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng điều hòa cơ thể, thải độc gan rất tốt cho cơ thể. Cách sử dụng như sau:

Nguyên liệu: Lá trà xanh, mật ong nguyên chất và chanh tươi.

Cách thực hiện:

Có thể sử dụng trà xanh kết hợp mật ong và chanh tươi để trị bệnh sổ mũi tại nhà

Biện pháp phòng ngừa bệnh sổ mũi

Ngoài sử dụng thuốc điều trị, để tránh nguy cơ biến chứng nặng người bệnh cần chú ý các biện pháp phòng ngừa dưới đây:

Trên đây là một số kiến thức về bệnh sổ mũi và cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo và lưu lại những kiến thức hữu ích này để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm: Rối loạn cương dương tạm thời là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Rate this post
Exit mobile version