Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Tiểu đường sau sinh: Dấu hiệu và cách điều trị phù hợp nhất

Có một sức khỏe tốt để chăm sóc em bé sau khi vượt cạn là điều mà bất cứ chị em nào cũng mong muốn. Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều mẹ bỉm sữa lại phải đối mặt với căn bệnh tiểu đường sau sinh khiến sức khỏe của người mẹ và cả nguồn sữa của bé bị ảnh hưởng đáng kể. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin bổ ích về nguyên nhân, triệu chứng và cả phương pháp điều trị bệnh lý này.

Tiểu đường sau sinh là bệnh gì?

Tiểu đường sau sinh là bệnh lý xuất hiện do rối loạn chuyển hóa đường huyết sau sinh. Cụ thể là nồng độ đường trong máu của cơ thể người bệnh luôn tăng cao trên mức bình thường. Được biết, chỉ số này ở một người khỏe mạnh chỉ dao động trong khoảng 3.6 – 6.4 mmol/l.

Không ít chị em hiện nay đang phải đối mặt với bệnh tiểu đường sau sinh

Đáng chú ý, tiểu đường sau sinh không chỉ xuất hiện sau khi chị em vượt cạn mà nó còn có thể khởi phát ngay từ trong thai kỳ. Mẹ bỉm sữa mắc phải bệnh lý này có thể là 1 trong 3 dạng sau:

Đặc trưng của bệnh tiểu đường tuýp 1 là tuyến tụy giảm tiết hoặc hoàn toàn không sản sinh ra Insulin. Bệnh thường xảy ra ở những người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi).

Khi mắc bệnh lý này, khả năng đáp ứng với insulin của cơ thể người bệnh bị suy giảm. Đồng thời, tuyến tụy cũng không thể sản sinh đủ lượng hormone này để phục vụ cho quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng. Đây là loại tiểu đường mà mẹ sau sinh thường bị nhất. Đáng chú ý, những mẹ thừa cân và béo phì hay trên 40 tuổi đều có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Khi mang thai, cơ thể chị em đã tiết ra một số loại hormone để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển. Tuy nhiên chúng lại là nguyên nhân gây nên bệnh đái tháo đường thai kỳ do đặc tính kháng insulin.

Vậy tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết thì theo các bác sĩ bệnh lý này có thể kéo dài trong 1 – 2 là có thể khỏi hẳn. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian này thì khá nhiều chị em vẫn có chỉ số đường huyết ở mức cao. Như vậy, nguy cơ bệnh tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 là rất cao.

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường sau khi sinh

Việc nắm rõ những dấu hiệu tiểu đường sau sinh là cách tốt nhất để phát hiện sớm và khắc phục kịp thời căn bệnh này. Cụ thể:

Sản phụ bị tiểu đường sau sinh sẽ cảm thấy liên tục khát nước dù đã uống đủ. Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao đã khiến cơ thể phải huy động liên tục nguồn nước trong tế bào để có thể hòa tan đường và đào thải chúng ra ngoài.

Khát nhiều là dấu hiệu của bệnh tiểu đường sau khi sinh con

Tiểu nhiều chính là hệ quả của triệu chứng uống nước nhiều khi chị em bị tiểu đường sau sinh. Bên cạnh đó, lúc này, thận và hệ tiết niệu cũng phải làm việc với cường độ cao để có thể bài tiết lượng đường dư thừa trong máu. Điều này đã khiến người bệnh phải tiểu tiện rất nhiều lần trong ngày (trên 8 lần).

Ở người bị tiểu đường sau sinh, đường huyết không thể chuyển hóa thành năng lượng để cung cấp cho tế bào hoạt động do thiếu insulin. Bởi vậy, họ sẽ luôn cảm thấy đói và buộc cơ thể phải dung nạp thức ăn liên tục.

Bệnh nhân bị tiểu đường không có đủ insulin để chuyển hóa đường thành năng lượng cho cho các cơ quan hoạt động. Bởi vậy, cơ thể họ sẽ tìm một nguồn năng lượng khác thay thế, và đó chính là protein từ các mô cơ và lipid, lúc này chúng sẽ được đốt chất thành năng lượng. Bởi vậy, việc sụt cân bất thường cũng chính là triệu chứng điển hình khi chị em bị tiểu đường sau khi sinh.

Đáng chú ý, chỉ trong 1 – 2 tuần, sản phụ có thể giảm từ 5 – 10kg, tình trạng này thường gặp ở người bệnh tiểu đường type 1. Ngoài ra một số trường hợp khác lại tăng cân, nguyên nhân là do bệnh lý này khiến họ thường xuyên đói nên chế độ ăn cũng nhiều hơn bình thường.

Ít tiết sữa là dấu hiệu đặc trưng của sản phụ bị tiểu đường sau sinh. Hiện nay, nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa thể xác định được rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia đã phát hiện ra việc thiếu sữa ở đối tượng này có thể do chế độ ăn uống kiêng khem quá mức. Bên cạnh đó, liệu pháp trị liệu bằng thuốc tiêm insulin cũng ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng sữa.

Mẹ bị tiểu đường sau sinh thường không đủ sữa cho con bú

Phương pháp điều trị tiểu đường sau sinh như thế nào?

Việc điều trị tiểu đường sau sinh phải vô cùng thận trọng. Bởi nếu chúng ta không có biện pháp chữa trị kịp thời và phù hợp rất có thể sức khỏe của cả mẹ và bé đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lời khuyên cho tất cả sản phụ mắc phải bệnh lý này là hãy đến bệnh viện thăm khám và nhận phác đồ điều trị từ bác sĩ.

Nhìn chung, phương pháp điều trị bệnh tiểu đường sau khi sinh là như sau:

Xem thêm

Chỉ số HBA1c cao là bao nhiêu? Cảnh báo điều gì?

Chăm sóc phụ nữ bị tiểu đường

Phụ nữ bị tiểu đường sau sinh nếu muốn kiểm soát tốt lượng đường huyết để bảo vệ sức khỏe thì nên chú ý tới chế độ ăn uống và luyện tập hằng ngày. Đồng thời, điều này cũng giúp chị em có thể hạn chế tối đa sự xuất hiện của các biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này. Chẳng hạn như như hiện tượng mờ mắt, hoại tử tứ chi hay suy thận,…

Lượng tiêm insulin sau khi sinh cần trở về mức ban đầu vào thời điểm trước khi mang thai

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống khoa học là yếu tố giúp hỗ trợ chị em kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình. Cụ thể, bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

Người bị tiểu đường sau khi sinh cần hạn chế ăn đồ ngọt

Chế độ sinh hoạt, luyện tập cho sản phụ bị tiểu đường sau sinh

Bên cạnh ăn uống, chế độ sinh hoạt và luyện tập cũng là điều mà sản phụ bị tiểu đường cần lưu ý để kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình. Cụ thể:

Mẹ bị tiểu đường sau sinh cần lưu ý gì khi cho con bú?

Tất cả sản phụ bị tiểu đường sau sinh đang áp dụng các phương pháp điều trị bệnh đều có thể cho con bú bình thường. Đáng chú ý, việc trẻ bú sữa còn giúp chị em kiểm soát tốt hơn lượng đường huyết trong cơ thể mình.

Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết để phòng tránh đái tháo đường

Những sản phụ bị tiểu đường sau sinh khi cho con bú cần lưu ý 3 điều quan trọng sau:

Vừa rồi là những thông tin chi tiết về bệnh tiểu đường sau sinh mà chị em cần nắm rõ. Trên thực tế, không ít người bị bệnh lý này đã tiến triển nặng hơn thành đái tháo đường tuýp 2 gây ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mẹ và bé. Bởi vậy trong bất cứ trường hợp nào thì chị em cũng cần kiểm soát tốt lượng đường huyết của mình bằng các biện pháp ăn uống, vận động mà chúng tôi đã gợi ý ở trên.

Xem thêm: Những dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết cho bạn

Rate this post
Exit mobile version