Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra khi có một hoặc nhiều khối u ác tính hình thành, phát triển trong tuyến tiền liệt. Đây là căn bệnh ung thư nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, có thể di căn sang các bộ phận khác, thậm chí tử vong. Chính vì vậy việc nhận biết sớm triệu chứng bệnh sẽ giúp loại bỏ tế bào gây bệnh, ngăn ngừa rủi ro.
Ung thư tuyến tiền liệt là gì? Có nguy hiểm không?
Tuyến tiền liệt có ở nam giới, nằm ở dưới bọng đái phía trước ruột già, bao quanh niệu đạo. Tuyến tiền liệt đảm nhận chức năng sản sinh tinh dịch và vận chuyển tinh trùng cho quá trình sinh sản.
Ung thư tuyến tiền liệt hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến, một căn bệnh xảy ra phổ biến ở nam giới. Bệnh khởi phát là do sự sản sinh của một nhóm tế bào bất thường quá mức, không kiểm soát làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của các tế bào xung quanh, thậm chí lan sang các cơ quan khác trong cơ thể.
Ung thư tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
Ở giai đoạn đầu, bệnh phát triển chậm và chưa có những biểu hiện rõ rệt. Lúc này, nếu tình trạng bệnh được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, người bệnh có thể sống được thêm nhiều năm thậm chí có thể chữa dứt điểm.
Tuy nhiên, nếu người bệnh để tình trạng bệnh kéo dài chuyển biến sang mức độ nặng, tốc độ phát triển của tế bào ung thư nhanh, tình trạng bệnh sẽ xảy ra nhiều biến chứng xấu.
Người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh về viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, chất lượng và số lượng tinh trùng giảm, ảnh hưởng đến đời sống tình dục và sinh hoạt hằng ngày, thậm chí là đối mặt với nguy cơ tử vong cao.
Ung thư tuyến tiền liệt có mấy giai đoạn?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, căn bệnh ung thư này tiến triển âm thầm, mỗi giai đoạn kích thước, mức độ bệnh sẽ thay đổi. Chính vì vậy mọi người cần nhận biết các giai đoạn để có hướng điều trị kịp thời.
- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư chỉ xuất hiện ở tuyến tiền liệt giống như một mô bình thường.
- Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn các tế bào ung thư phát triển mạnh hơn giai đoạn trước nhưng chưa di căn sang các cơ quan và bộ phận khác.
- Giai đoạn 3: Những trường hợp mắc ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn 3, các tế bào ác tính đã bắt đầu xâm lấn dần sang các mô xung quanh của tuyến tiền liệt, thậm chí là cả túi tinh.
- Giai đoạn 4: Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối xảy ra khi các tế bào ung thư đã di căn đến bộ phận trực tràng, bạch huyết, bàng quang thậm chí là các bộ phận khác như xương, phổi, gan.
Dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tiền liệt tuyến là một bệnh lý không lây. Ở giai đoạn đầu, bệnh phát triển chậm các tế bào ung thư có thể trú ẩn tại những vùng thấp của đường tiết niệu phát ra một số biểu hiện như:
Ở những giai đoạn đầu và giai đoạn tiến triển
- Tiểu rắt, khó và bí, tiểu đau.
- Nước tiểu có lẫn máu, hay đi tiểu vào ban đêm.
- Sụt cân nhanh kèm theo tình trạng đau lưng, vùng chậu và hông.
- “Cậu nhỏ” khó cương cứng.
- Gặp một số vấn đề về đường ruột và táo bón thường xuyên.
Ở giai đoạn cuối
Bệnh di căn và ảnh hưởng tới những một số cơ quan, bộ phận khác thể hiện các triệu chứng như:
- Ung thư tiền liệt tuyến di căn xương, gây đau xương, gãy xương…
- Yếu liệt chi dưới vì khối u chuyển xuống đốt cột sống chèn ép tủy sống gây ra các hội chứng về thần kinh.
- Khối u di căn ở não, dạ dày, gan, phổi và tuyến thượng thận, xuất huyết tiêu hóa.
- Thiếu máu, máu đông vón thành cục nằm rải rác ở nội mạc…
Khi thấy những dấu hiệu ung thư tiền liệt tuyến ở giai đoạn đầu, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị và xử lý tránh diễn biến nặng làm nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tiền liệt tuyến là căn bệnh ung thư đứng thứ 12 trong nhóm các bệnh ung thư phổ biến ở nam giới hiện nay. H
iện vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, nhưng có một số yếu tố liên quan đến hệ gen, độc tố và bức xạ… làm các tế bào ung thư hình thành và khởi phát cụ thể là:
- Tuổi tác: Theo thống kê từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những người trong độ tuổi dưới 40 nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt thấp. Bệnh có xu hướng mắc ở nam giới > 50 tuổi, tuổi càng cao tỷ lệ càng tăng trong đó độ tuổi 75 với tỷ lệ mắc là 1/7, sau 85 tuổi thì con số này càng cao 1/5.
- Béo phì: Nghiên cứu của Trung tâm y tế Đại học Duke phát hiện nam giới bị béo phì, thừa cân có nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến cao hơn bình thường. Bởi chúng làm tăng lượng insulin và các yếu tố tăng trưởng, các tế bào phân chia nhiều hơn thúc đẩy tế bào ung thư hình thành.
- Tiền sử gia đình: Khi trong gia đình, người thân có cùng huyết thống đã có nam giới mắc căn bệnh ung thư này, nguy cơ xảy đến với bạn sẽ cao hơn.
- Chế độ ăn uống: Theo các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện K, có khoảng 50% số ca mắc ung thư liên quan tới chế độ ăn uống hằng ngày. Khi người bệnh ăn nhiều loại thịt đỏ, sữa hay những thực phẩm giàu chất béo có hại tích tụ trong cơ thể lâu dần phát triển thành các tế bào ung thư.
- Lối sống: Bên cạnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố phổ biến hình thành lên các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
- Nguyên nhân bệnh lý: Những người mắc bệnh như phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt,… cũng có nguy cơ cao mắc biến chứng ung thư hơn người bình thường.
Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu? Có chữa được không?
Khi được chẩn đoán và kết luận mắc bệnh ung thư nói chung và ung thư tuyến tiền liệt nói riêng, bệnh nhân lo lắng và sợ hãi không biết bản thân có thể sống được bao nhiêu năm nữa và liệu có thể trị dứt điểm căn bệnh này hay không.
Ung thư tiền liệt tuyến sống được bao lâu?
Theo thống kê có khoảng 92% số người mắc bệnh ung thư tuyến tiền niệu được chẩn đoán và phát hiện kịp thời ở giai đoạn đầu. Và cơ hội sống sót cho những bệnh nhân trong giai đoạn này là trên 5 năm.
Với những trường hợp ở giai đoạn 3 và 4, tỷ lệ sống trên 5 năm sẽ thấp hơn chỉ chiếm 1/3. Bởi lúc này các tế bào ung thư đã lan rộng và phát triển mạnh gần khắp cơ thể.
Theo các chuyên gia, tuổi thọ của những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối không có con số chính xác. Bởi tuổi thọ của những bệnh nhân trong giai đoạn này phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng, khả năng thích ứng với thuốc cũng như tuổi tác. Có một số trường hợp sống được vài năm vì tuân thủ tốt phác đồ điều trị bệnh.
Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không?
Nếu người bệnh được phát hiện và điều trị càng sớm, việc loại bỏ tế bào ung thư sẽ nhanh, tận gốc và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bằng việc áp dụng một số phác đồ điều trị ung thư tuyến tiền liệt như xạ trị, kết hợp với quá trình điều trị tích cực, cắt bỏ tuyến hạch huyết ở vùng chậu, tế bào ung thư có thể được loại bỏ.
Tuy nhiên khi ung thư chuyển sang giai đoạn cuối, khả năng điều trị bệnh thành công là rất khó. Các biện pháp thích hợp cho giai đoạn này là hóa trị, điều trị tiết tố, xạ trị và phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt. Những phương pháp điều trị này chỉ giúp người bệnh giảm các triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh để kéo dài thời gian sống.
Làm sao chẩn đoán bệnh ung thư tuyến tiền liệt?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chẩn đoán giúp phát hiện ra bệnh. Nam giới trên 50 tuổi sẽ được bác sĩ thực hiện một số thủ thuật khám tầm soát ung thư tiền liệt tuyến mỗi năm. Ngoài ra, các sĩ sẽ dựa vào một số yếu tố về tiểu sử bệnh, gia đình có ai mắc… sau đó thực
hiện một số bước khám, xét nghiệm như:
- Khám hậu môn và trực tràng: Những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm sẽ phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh ở những bộ phận này.
- Thực hiện sinh tiết tuyến tiền liệt theo sự hướng dẫn siêu âm qua ngả trực tràng: Lúc này, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ ở vùng tổn thương và nhiều mẫu mô nằm rải rác ở khắp vùng tuyến tiền liệt.
- Xét nghiệm ung thư tiền liệt tuyến: Các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm xét nghiệm PSA, đây là kháng nguyên đặc hiệu cho tuyến tiền liệt. Kết quả xét nghiệm càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Các biện pháp khác như
- Xạ hình xương là phương pháp chẩn đoán xem tế bào ung thư có chuyển di chuyển xuống xương hay không.
- Chụp cộng hưởng từ MRI để xem bệnh có lan ra khỏi vỏ bao tuyến tiền liệt không, có hạch hay không đồng thời còn hỗ trợ sinh thiết chuẩn xác hơn.
Các biện pháp điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt tuyến
Để điều trị, hiện nay các bệnh viện đều áp dụng cách chữa bệnh theo từng giai đoạn. Tùy theo từng cấp độ của tình trạng bệnh cũng như điều kiện của bệnh viện và người bệnh mà bệnh nhân được chỉ định một trong những phương pháp như sau:
Phẫu thuật
Với phương pháp này áp dụng cho những trường hợp mắc ung thư ở giai đoạn 1 và 2, khi khối u mới chỉ xuất hiện ở trong tuyến tiền liệt chưa di căn sang vùng khác. Các thủ thuật được áp dụng gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt căn hay còn gọi là mổ mở: Đây là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt cùng hai túi tinh, hạch bạch huyết ở vùng chậu. Biện pháp điều trị này có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh dục nhưng có thể khắc phục bằng cách tránh phẫu thuật tổn thương các dây thần kinh. Vậy nên người bệnh vẫn cảm nhận được cực khoái, cương cứng.
- Cắt bỏ tuyến tiền liệt bằng robot hoặc phẫu thuật nội soi: Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa một camera và dụng cụ vào cơ thể để mổ thông qua các lỗ trocar ở bụng. Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn hơn là phẫu thuật mổ mở, có thể rút ngắn thời gian điều trị cho người bệnh.
- Cắt bỏ tinh hoàn hai bên: Với biện pháp này, bác sĩ sẽ cắt bỏ cả hai tinh hoàn để giúp tình trạng bệnh nhanh hồi phục hơn.
Điều trị nội tiết
Phương pháp này được áp dụng vì nội tiết tố nam có ảnh hưởng tới các tế bào ung thư. Do đó, việc cắt bỏ hai tinh hoàn hoặc dùng thuốc làm giảm nội tiết để ngăn chặn các khối u phát triển là rất cần thiết.
Các loại thuốc chống lại sự hoạt động của androgen đồng thời làm tăng sinh của tuyến tiền liệt như: Flutamide (Eulexin), Bicalutamide (Casodex), Nilutamide (Nilandron) dưới dạng thuốc viên.
Theo phương pháp này, người bệnh còn được chỉ định cắt tinh hoàn bằng ngoại khoa hay nội khoa. Sử dụng chất chủ vận và đối kháng LHRH có khả năng ngăn chặn tinh hoàn sản sinh androgen như: Abiraterone (Zytiga) chặn một loại enzyme có tên CYP17 hay kháng Castrate…
Phương pháp điều trị nội tiết được sử dụng cho những trường hợp mắc có tình trạng bệnh từ trung bình đến cao. Phối hợp với các phương pháp xạ trị, phẫu thuật khác để đem lại quá trình trị tốt hơn.
Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này cũng tương ứng với từng trường hợp và cần có sự theo dõi cẩn thận, bởi điều trị bằng thuốc điều chỉnh nội tiết có nhiều tác dụng phụ.
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng xạ trị
Đây là phương pháp chiếu tia phóng xạ để triệt tiêu các tế bào ung thư. Bệnh nhân có thể lựa chọn 2 phương pháp xạ trị đó là xạ trị ngoài và xạ trị trong. Xạ trị là biện pháp điều trị tế bào ung thư đang phát triển tại một vùng nào đó hay làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Tùy thuộc vào từng tình trạng và giai đoạn của bệnh cùng mong muốn kéo dài thời gian sống, giữ chức năng tình dục… mà các bác sĩ sẽ xem xét và phối hợp với một số phương pháp khác để điều trị.
Các kỹ thuật xạ trị được áp dụng hiện nay bao gồm:
- Phương pháp xạ trị 3D.
- Xạ trị điều biến liều IMRT.
- Xạ trị dưới sự hướng dẫn của các hình ảnh IGRT.
- Xạ trị điều biến thể tích VMAT để làm tăng hiệu quả điều trị.
Điều trị bằng việc cấy hạt phóng xạ
Đây là phương pháp đã được áp dụng tác các quốc gia phát triển như Đức, Hoa Kỳ và Nhật Bản đem lại hiệu quả điều trị khá cao. Phương pháp này áp dụng bằng cách cấy hạt phóng xạ vào các khối u ác tính ở giai đoạn đầu và tại khú trú. Có tác dụng triệt tiêu tế bào ung thư tại chỗ mà không ảnh hưởng tới các mô xung quanh.
Phương pháp cấy hạt phóng xạ để trị tế bào ung thư có các ưu điểm như:
- Kiểm soát tốt các khối u tại chỗ với tỷ lệ kiểm soát trong 10 năm là 95-97%.
- Thời gian và lộ trình điều trị ngắn, nên rút ngắn thời gian nằm viện cho bệnh nhân.
- Không phải chăm sóc sau phẫu thuật và ít xảy ra biến chứng.
- Không làm ảnh hưởng đến chất chức năng sinh lý của nam giới.
- Tăng thời gian sống cho người bệnh.
Ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì, kiêng gì?
Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh có tác dụng hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh. Bằng việc nâng cao thể trạng cũng như sức đề kháng cho cơ thể chống lại tác nhân làm bệnh phát triển nặng thêm.
Bị ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì?
Để ngăn tế bào ung thư phát triển, người bệnh nên ăn:
- Những thực phẩm giàu chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa như các loại rau, trái cây tươi có tác dụng loại bỏ Cholesterol, làm hạn chế các tác nhân gây hại làm bệnh càng nặng thêm.
- Nên ăn nhiều thịt nạc ít mỡ để giảm bớt gánh nặng cho túi mật, gan và thận.
- Thường xuyên ăn các loại rau củ, giàu vitamin A như: Táo, bưởi,…
- Bơ, đậu đỗ, đậu bắp, củ cải đường… nên ăn thường xuyên hơn
- Bổ sung thường xuyên các loại thực phẩm lên men, có lợi cho đường ruột như sữa chua, tương miso…
Ung thư tiền liệt tuyến nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh các thực phẩm nên ăn ở trên, người bệnh cũng cần tránh một số loại thực phẩm như:
- Hạn chế dùng những món đồ ăn có chất tạo sỏi như: Trứng, sữa, hay các sản phẩm làm từ trứng và sữa.
- Thực phẩm nhiều đạm và cholesterol, các loại chất béo không tốt cho sức khỏe.
- Hạn chế ăn nhiều loại thực phẩm có hại cho đường tiêu hóa như: Chua, mặn, cay…
- Giảm bớt tinh bột trong các bữa ăn chính và phụ.
- Tránh rượu, bia hay các chất kích thích gây hại cho gan, mật.
Lời khuyên phòng ngừa bệnh
Để giúp quá trình điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt đạt hiệu quả đồng thời ngăn chặn bệnh tái phát, dưới đây là những biện pháp phòng ngừa bệnh cho bạn tham khảo và thực hiện:
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học: Ăn nhiều chất xơ, rau xanh, ít ăn thịt đỏ, đồ uống kích thích nên tránh…
- Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để giúp phát hiện bệnh sớm, giúp quá trình điều trị hiệu quả, bớt tốn kém, nhanh khỏi và không ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Thể dục thể thao hằng ngày và tránh tập quá sức: Mỗi ngày chỉ dành 30 phút để vận động, hít thở không khí trong lành để giúp các khối cơ và tế bào trong cơ thể được tập luyện để bảo vệ và chống lại tế bào ung thư. Người bệnh có thể lựa chọn một số bài tập như: đi bộ, bơi, yoga, thiền định và đi xe đạp…
- Nên sử dụng nguồn thực phẩm sạch, không có chứa chất bảo vệ thực vật và bảo quản. Uống nước mỗi ngày để giúp cơ thể thải độc tố tốt hơn.
- Khi phát hiện mắc ung thư, người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng kéo dài, sắp xếp công việc gia đình và cơ quan hài hòa để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
- Giữ cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân, béo phì để phòng tránh các nguy cơ gây ung thư.
- Không bỏ bất cứ bữa ăn nào trong ngày, phải đảm bảo bữa sáng đủ chất nhất. Bởi nếu người bệnh bỏ bữa sáng, túi mật không co bóp khiến dịch mật dư thừa làm tăng nguy cơ tạ
o sỏi. - Tránh giảm cân bằng cách nhịn ăn hay thay đổi chế độ ăn đột ngột. Để dịch mật không tích tụ, hình thành sỏi, người bệnh chỉ nên giảm từ 0,5-1kg.
- Chủ động tới bệnh viện kiểm tra khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường như buồn nôn, tiểu khó, đau bụng,… Bởi đây có thể là những triệu chứng ban đầu của bệnh sỏi mật.
Ung thư tuyến tiền liệt là một căn bệnh ung thư phổ biến và dễ biến chứng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để phòng tránh bệnh hiệu quả, mỗi người cần ghi nhớ những lưu ý trên và tập cho mình những thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh mỗi ngày.
Xem thêm: Chữa gout bằng Đông y có hiệu quả hay không? Các bài thuốc chữa bệnh