Tinh trùng yếu là như thế nào? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị ra sao? Là những vấn đề khiến không ít người băn khoăn, đặc biệt là nam giới. Tình trạng này nếu như không được chữa trị sớm có thể ảnh hưởng đến cả khả năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh. Do đó, nắm rõ các thông tin về bệnh sẽ giúp các chàng chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa.
I/ Tổng quan về bệnh tinh trùng yếu
Hiểu như thế nào về tinh trùng yếu?
Ở nam giới, tinh trùng được sản xuất từ ống sinh tinh, nằm ở trong tinh hoàn.Việc sản sinh tinh trùng ở nam giới dường như kéo dài suốt cuộc đời ở một người đàn ông. Khi được phóng vào âm đạo của nữ giới, những tinh trùng khỏe mạnh có thể sống sót và di chuyển vào buồng tử cung, tiếp tục tiến hành quá trình thụ tinh với noãn. Những tinh trùng yếu hơn sẽ bị không thể sống sót khi qua môi trường acid của âm đạo. Còn nếu ở bên ngoài môi trường, tinh trùng chỉ có thể tồn tại được trong vòng 30 – 60 phút.
Thông thường, những người đàn ông khỏe mạnh sẽ có khoảng 72.000 tinh trùng được tạo ra, trong một ngày sẽ có khoảng 100 triệu con tinh trùng được sản xuất. Mỗi lần xuất tinh sẽ có một lượng tinh dịch được phóng ra với lượng khoảng 2 – 5ml, trong đó mỗi ml sẽ có khoảng 60 – 80 triệu tinh trùng. Tinh trùng khỏe mạnh phải là tinh trùng đạt được những điều kiện sau: Cần có khoảng 75% tinh dịch di động, trên 25% di động nhanh, trên 30% tinh trùng có hình dạng bình thường. Đồng thời trong tinh dịch không được tồn tại hồng cầu, còn nồng độ bạch cầu phải chiếm ít hơn 1 triệu/ml.
Do đó, một tinh trùng không đạt được một trong những yêu cầu trên thì nó được xem là tinh trùng yếu. Hay nói cách khác, tinh trùng yếu là tình trạng chất lượng tinh trùng bị suy giảm. Trong trường hợp này, tỉ lệ tinh trùng chết và không di động sẽ cao hơn 25%, có nghĩa là tỉ lệ tinh trùng di động thấp hơn 75%. Trong số đó, tỉ lệ tinh trùng di động nhanh ít hơn 25% và tỉ lệ tinh trùng thấy được chiếm ít hơn 50%. Chưa hết, tinh trùng yếu còn được đo bằng lượng tinh trùng được xuất tinh. Nếu mỗi lần xuất tinh, tinh dịch ít hơn 2ml và số tinh trùng nhỏ hơn 40 triệu con sẽ được xem là tình trùng yếu và ít.
Nguyên nhân gây bệnh
Tinh trùng yếu được cho là do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày được cho là có liên quan mật thiết đến tình trạng này. Đồng thời, nó có thể bắt nguồn từ các bệnh lý khác nhau. Cụ thể như sau:
- Chế độ ăn uống hàng ngày không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Do thói quen sinh hoạt không được lành mạnh sẽ làm chất lượng tinh trùng, chẳng hạn như: Thường xuyên tắm bằng nước nóng, hay bỏ điện thoại vào túi quần hoặc đặt laptop lên đùi để làm việc thường xuyên khiến tinh hoàn bị nóng… Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bìu nóng lên ở nhiệt độ 43 độ trong khoảng 30 phút, số lượng tinh trùng trong tinh dịch sẽ giảm đến 80%.
- Chức năng sinh tinh của tinh hoàn cũng có thể bị giảm đi khi nam giới thường xuyên thức khuya, sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Mắc các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản của nam giới, chẳng hạn: Tinh hoàn lạc chỗ, giãn tĩnh mạch thừng tinh, nhiễm trùng hoặc bị chấn thương, do ống vận chuyển tinh trùng bj lỗi phẫu thuật… Ngoài ra, việc mắc các bệnh viêm nhiễm do virus hoặc vi khuẩn khiến cho tinh hoàn bị teo hoặc bị hoại tử cũng là nguyên nhân tinh trùng yếu.
- Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm để điều trị các bệnh toàn thân như tăng huyết áp, tiểu đường, đau dạ dày… cũng là những nguyên nhân gây bệnh tinh trùng yếu ở nam giới.
- Do bị rối loạn di truyền, mất cân bằng nội tiết hoặc hormone nam giới bị suy giảm
- Phơi nhiễm với tia xạ, nhiễm hóa chất công nghiệp hoặc kim loại nặng trong thời gian dài.
Đây là những nguyên nhân gây bệnh tinh trùng yếu thường gặp. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp mắc phải tình trạng này nhưng không thể xác định được nguyên nhân.
Cách nhận biết tinh trùng yếu
Nhiều người thường nghĩ rằng khi hoạt động quan hệ tình dục diễn ra một cách bình thường thì tinh trùng vẫn tốt. Nhưng thực tế, bệnh tinh trùng yếu có thể xảy ra đối với cả những người khỏe mạnh. Vậy cần phải dựa vào những đặc điểm nào để biết bản thân có bị tinh trùng yếu hay không?
Các biểu hiện của tinh trùng yếu mà chúng ta có thể kể đến bao gồm:
- Tinh dịch loãng và có lượng ít: Đây được xem là những biểu hiện của tinh trùng yếu dễ nhận biết nhất. Khi người đàn ông xuất tinh sẽ tạo ra một loại chất lỏng, nó được gọi là tinh dịch. Trong chất lỏng này có chứa tinh trùng, dich từ tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh và túi tinh. Để xác định chất lượng của tinh trùng, kiểm tra trạng thái của tinh trùng được xem là cách đơn giản nhất. Nếu là một người có chất lượng tinh trùng khỏe mạnh, mỗi lần xuất tinh sẽ có khoảng 2 – 5ml tinh dịch, trong đó mỗi lít tinh dịch chứa khoảng 60 – 80 triệu tinh trùng. Trạng thái của tinh dịch có độ sệt với mức độ vừa phải, không vón cục và cũng không bị loãng. Do đó, nếu thấy tinh dịch không dính, loãng, vón cục thành các hạt trắng nhỏ hoặc có màu đục như nước vo gạo thì đó chính là các biểu hiện của tình trạng tinh trùng suy giảm hoặc tinh trùng ít.
- Tinh dịch đông đặc, không hóa lỏng: Đây cũng là một triệu chứng tinh trùng yếu đáng lưu tâm. Bởi thông thường, khoảng 15 – 30 phút sau khi xuất tinh, tinh dịch sẽ chuyển từ dạng sệt, dính sang dạng lỏng. Nếu nó ở trạng thái đặc thì đây cũng chính là một dấu hiệu bất thường.
- Tinh dịch có màu sắc bất thường: Nếu tinh dịch có màu vàng xanh hoặc xanh cũng là dấu hiệu nhận biết tinh trùng yếu. Các chàng có thể đã bị mắc các bệnh viêm nhiễm, chẳng hạn như viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh, viêm niệu đạo… Với những người trong một thời gian dài không xuất tinh, tinh dịch cũng có thể bị ngả sang màu vàng. Tuy nhiên, sau đó nếu được xuất tinh thường xuyên thì sẽ quay trở lại màu trắng đục như thường. Nếu tinh dịch có màu nâu, có thể là có lẫn máu trong đó. Người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như đau tức dương vật, đau bụng… Đây là những biểu hiện của các bệnh có liên quan tới đường tiết niệu hoặc đường sinh dục.
Ai có nguy cơ bị tinh trùng yếu?
Bất cứ chàng trai nào cũng có nguy cơ bị tinh trùng yếu. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường:
- Thường xuyên sử dụng rượu bia và các chất kích thích như rượu, bia
- Có thói quen bỏ điện thoại di động vào túi quần và dùng laptop quá nhiều
- Người tiếp xúc với kim loại nặng, các loại hoa chất, chất bảo quản, các loại thuốc diệt côn trùng
- Mặc quần quá chật khiến tinh hoàn bị nóng
- Giảm hormone testosterone và số lượng tinh trùng do tập thể dục quá nhiều
- Thường xuyên ăn các loại thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng…
- Cơ thể béo phì hoặc thừa cân
II/ Chẩn đoán và điều trị bệnh tinh trùng yếu
Một trong những nguyên nhân gây vô sinh hàng đầu cho nam giới hiện nay là bệnh tinh trùng yếu. Vì vậy, đi chẩn đoán và điều trị bệnh sớm khi thấy có dấu hiệu bất thường là việc cần thiết.
Biện pháp chẩn đoán tinh trùng yếu
Để chẩn đoán tinh trùng yếu, các bác sĩ tiến hành khám cơ quan sinh dục ngoài. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi để xác định được tiền sử bệnh lý và tình trạng sức khỏe của bản thân. Sau đó, để chắc chắn về kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện tinh dịch đồ. Biện pháp này được thực hiện như sau:
Mẫu tinh dịch của bệnh nhân sẽ được lấy ra để đem đi phân tích các thông tin cần thiết như tính di động, số lượng tinh trùng. Cách lấy tinh trùng có thể là thông qua thủ dâm tại phòng khám hoặc thực hiện giao hợp và dùng bao cao su. Nhưng để không ảnh hưởng đến kết quả phân tích, cần chú ý:
- Lấy hết mẫu tinh dịch được xuất tinh để đi phân tích
- Phải tránh xuất tinh ít nhất là 2 ngày, tuy nhiên không được quá 11 ngày trước khi thực hiện lấy mẫu.
- Sau khi lấy mẫu lần đầu tiên, lần lấy mẫu thứ 2 phải cách ít nhất là 2 tuần.
- Không sử dụng các chất bôi trơn vì nó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng di động của tinh trùng.
Ngoài phương pháp tinh dịch đồ, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà bệnh nhân có thể phải thực hiện thêm các biện pháp khác. Bao gồm:
- Siêu âm tinh hoàn, tuyến tiền liệt
- Sinh thiết tinh hoàn
- Phân tích gen
- Tiến hành định lượng hormone nam giới hoặc hormone tuyến yên
- Xét nghiệm nước tiểu sau khi xuất tinh
Điều trị bệnh
Để chữa tinh trùng yếu, trước tiên cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, các bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định cho bệnh các biện pháp phù hợp: Nếu xuất phát từ lối sống không lành mạnh, cần thay đổi thói quen và lối sống của bản thân. Nam giới cần tránh các yếu tố có thể có hại đến chất lượng và số lượng của tinh trùng. Trường hợp xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, các biện pháp điều trị tinh trùng yếu có thể gồm:
- Dùng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh viêm nhiễm
- Nếu bị tinh trùng yếu do bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn hoặc bị tắc ống dẫn tinh, cần phẫu thuật để điều trị.
- Thuốc nội tiết và các liệu pháp hormone sẽ được áp dụng khi nguyên nhân là do mất cân bằng nội tiết tố.
Thông tin thêm: 10 cách chữa tinh trùng yếu tại nhà hiệu quả, khỏe nhanh
III/ Cách phòng ngừa bệnh tinh trùng yếu
Bệnh tinh trùng yếu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng tinh trùng. Thậm chí có thể gây vô sinh. Do đó, để tránh gặp phải những vấn đề này thì tốt nhất là hãy áp dụng các cách phòng bệnh cho bản thân. Dưới đây là những biện pháp có thể áp dụng:
- Bổ sung cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rau củ, trái cây tươi và cá. Tránh sử dụng những thực phẩm có hại cho cơ thể như thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng…
- Tránh sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn và các đồ uống có gas
- Nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tránh mặc đồ quá chật để không làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
- Hạn chế bỏ điện thoại vào túi, đặt laptop lên đùi để làm việc
- Không nên vận động thể chất quá mạnh, vì điều này có thể làm tổn thương đến tinh hoàn.
- Cần duy trì cân nặng hợp lý cho bản thân. Bởi béo phì hoặc cơ thể thừa cân đều là những nguyên nhân gây tinh trùng yếu, do đó kiểm soat được cân nặng của bản thân là việc nên làm.
- Không nên tắm bằng nước nóng thường xuyên
- Tránh lạm dụng thuốc, chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Đồng thời uống thuốc đúng liều và đúng thời gian quy định.
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh tinh trùng yếu và các biện pháp chữa trị. Nắm rõ các thông tin về tình trạng này sẽ giúp nam giới chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị cho bản thân.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.
Xem thêm: Các bài thuốc dân gian chữa chốc lở hiệu quả dễ kiếm