Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối là thời điểm khối u phát triển ra ngoài tuyến giáp, lan đến mô mềm ở cổ, hạch bạch huyết và đã di căn đến các cơ quan xa hơn như não, gan, phổi và xương. Khi được chẩn đoán ở giai đoạn này, người bệnh và thân nhân sẽ cảm thấy vô cùng hoang mang, lo sợ, không biết thời gian sống còn được bao lâu.
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối là thời điểm khối u phát triển ra ngoài tuyến giáp, lan đến mô mềm ở cổ, hạch bạch huyết và đã di căn đến các cơ quan xa hơn như não, gan, phổi và xương. Khi được chẩn đoán ở giai đoạn này, người bệnh và thân nhân sẽ cảm thấy vô cùng hoang mang, lo sợ, không biết thời gian sống còn được bao lâu.
Theo thống kê của Bộ Y tế, ung thư tuyến giáp xếp thứ 10 trong số các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam với hơn 5.400 ca mắc mới trong năm 2020. Nhiều trường hợp khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn làm ảnh hưởng đến tiên lượng và hiệu quả điều trị. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về dấu hiệu, tiên lượng, điều trị và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối trong bài viết này nhé!
Nhận biết dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Nếu ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến giáp thường không có những biểu hiện rõ ràng và rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác thì đến giai đoạn cuối, bệnh lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể và gây ra các triệu chứng nguy hiểm tại đây.
Theo nghiên cứu của trung tâm ung thư Memorial Sloan Kettering (một viện nghiên cứu và điều trị ung thư ở New York) trên các bệnh nhân ung thư tuyến giáp di căn cho thấy, khoảng 70% trường hợp có khối u đã di căn đến các hạch bạch huyết ở cổ và 57% di căn xa ra ngoài cổ. Trong đó, phổi là cơ quan di căn xa phổ biến nhất, chiếm khoảng 84% trường hợp.
Ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ
Người bệnh ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ thường xuất hiện các triệu chứng như: đau rát cổ, hạch nổi lên hai bên vùng cổ, ho liên tục, giọng nói thay đổi, khàn giọng, mất tiếng, cảm giác vướng tức ở vùng cổ….
Di căn phổi
Dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối di căn phổi có thể kể đến như ho, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực, tràn dịch màng phổi,…Vì phổi là cơ quan quan trọng trong cơ thể nên nếu không được điều trị sớm thì khối u tuyến giáp di căn có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hệ hô hấp.
Di căn xương
Tương tự như các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến giáp di căn xương cũng khiến cho bệnh nhân bị đau nhức xương khớp, xương giòn dễ gãy, khối u chèn ép lên cột sống gây đau nhức lưng…
Di căn não
Não được xem là một cơ quan quan trọng trong hệ thống thần kinh trung ương, là nơi điều khiển toàn bộ mọi hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, nếu khối u tuyến giáp di căn và gây tổn thương đến não bộ thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Một số triệu chứng có thể kể đến là: buồn nôn, ói mửa, mất ngủ, khó ngủ, suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm lý, mê sảng…
Di căn gan
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối di căn gan khá nguy hiểm bởi rất khó phát hiện và điều trị, thậm chí có thể dễ dàng gây tử vong. Một số triệu chứng dễ gặp phải là gan to, sưng phù bàn chân và bàn tay, nước tiểu sẫm màu, vàng da, vàng mắt, sụt cân nhanh, da khô, nóng nảy, cáu gắt, mệt mỏi, sốt… Bên cạnh đó, khối u xuất hiện nhiều cũng có thể gây đau và sưng vùng bụng bên phải, cơn đau đôi khi lan rộng đến lưng và vai.
Theo thống kê của Bộ Y tế, ung thư tuyến giáp xếp thứ 10 trong số các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam với hơn 5.400 ca mắc mới trong năm 2020. Nhiều trường hợp khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn làm ảnh hưởng đến tiên lượng và hiệu quả điều trị. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về dấu hiệu, tiên lượng, điều trị và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối trong bài viết này nhé!
Nhận biết dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Nếu ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến giáp thường không có những biểu hiện rõ ràng và rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác thì đến giai đoạn cuối, bệnh lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể và gây ra các triệu chứng nguy hiểm tại đây.
Theo nghiên cứu của trung tâm ung thư Memorial Sloan Kettering (một viện nghiên cứu và điều trị ung thư ở New York) trên các bệnh nhân ung thư tuyến giáp di căn cho thấy, khoảng 70% trường hợp có khối u đã di căn đến các hạch bạch huyết ở cổ và 57% di căn xa ra ngoài cổ. Trong đó, phổi là cơ quan di căn xa phổ biến nhất, chiếm khoảng 84% trường hợp.
Ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ
Người bệnh ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ thường xuất hiện các triệu chứng như: đau rát cổ, hạch nổi lên hai bên vùng cổ, ho liên tục, giọng nói thay đổi, khàn giọng, mất tiếng, cảm giác vướng tức ở vùng cổ….
Di căn phổi
Dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối di căn phổi có thể kể đến như ho, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực, tràn dịch màng phổi,…Vì phổi là cơ quan quan trọng trong cơ thể nên nếu không được điều trị sớm thì khối u tuyến giáp di căn có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hệ hô hấp.
Di căn xương
Tương tự như các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến giáp di căn xương cũng khiến cho bệnh nhân bị đau nhức xương khớp, xương giòn dễ gãy, khối u chèn ép lên cột sống gây đau nhức lưng…
Di căn não
Não được xem là một cơ quan quan trọng trong hệ thống thần kinh trung ương, là nơi điều khiển toàn bộ mọi hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, nếu khối u tuyến giáp di căn và gây tổn thương đến não bộ thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Một số triệu chứng có thể kể đến là: buồn nôn, ói mửa, mất ngủ, khó ngủ, suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm lý, mê sảng…
Di căn gan
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối di căn gan khá nguy hiểm bởi rất khó phát hiện và điều trị, thậm chí có thể dễ dàng gây tử vong. Một số triệu chứng dễ gặp phải là gan to, sưng phù bàn chân và bàn tay, nước tiểu sẫm màu, vàng da, vàng mắt, sụt cân nhanh, da khô, nóng nảy, cáu gắt, mệt mỏi, sốt… Bên cạnh đó, khối u xuất hiện nhiều cũng có thể gây đau và sưng vùng bụng bên phải, cơn đau đôi khi lan rộng đến lưng và vai.
Các phương pháp điều trị
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối đa số không thể chữa khỏi. Việc điều trị cho bệnh nhân lúc này chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ các triệu chứng, ngăn cản khối u di căn ra xa hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp những phương pháp điều trị bệnh khác nhau bao gồm: phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, hóa trị, xạ trị bên ngoài và phương pháp phóng xạ Iod 131.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc điều trị nhắm mục tiêu với nồng độ cao. Một số thuốc điều trị nhắm mục tiêu thường được dùng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp là thuốc ức chế tyrosine kinase và thuốc ức chế protein kinase. Thuốc sẽ nhanh chóng tác động vào các tế bào ung thư ở tuyến giáp để làm mất đi tính hoạt hóa của tế bào, ức chế chúng phát triển và di căn ra xa hơn.
Ung thư tuyến giá
p giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối sống được bao lâu sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe, tinh thần và tuổi tác của người bệnh, cũng như mức độ khối u di căn và hiệu quả của phác đồ điều trị.
Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp đều có tiên lượng tốt trong trường hợp khối u chỉ mới di căn đến hạch cổ. Một khi ung thư tuyến giáp đã di căn ra bên ngoài cổ đến các cơ quan khác như phổi, xương, gan, não thì hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong.
Cũng theo thống kê của trung tâm ung thư Memorial Sloan Kettering, thời gian sống thêm 5 năm của bệnh nhân ung thư tuyến giáp di căn đơn cơ quan là 77,6% và 15,3% ở bệnh nhân di căn đa cơ quan. Tỷ lệ tiến triển từ di căn đơn đến đa cơ quan xảy ra ở 76% bệnh nhân sau 5 năm. Đối với những bệnh nhân trên 45 tuổi, nồng độ PSA cao trên 30 ng/ml là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh đã di căn đa cơ quan.
Ung thư tuyến giáp di căn xa có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần so với những bệnh nhân chỉ bị di căn một cơ quan. Những bệnh nhân ung thư tuyến giáp đã di căn ra ngoài cổ cần được điều trị tích cực, vì đây là các đối tượng có nguy cơ tử vong cao.
Các phương pháp điều trị
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối đa số không thể chữa khỏi. Việc điều trị cho bệnh nhân lúc này chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ các triệu chứng, ngăn cản khối u di căn ra xa hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp những phương pháp điều trị bệnh khác nhau bao gồm: phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, hóa trị, xạ trị bên ngoài và phương pháp phóng xạ Iod 131.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc điều trị nhắm mục tiêu với nồng độ cao. Một số thuốc điều trị nhắm mục tiêu thường được dùng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp là thuốc ức chế tyrosine kinase và thuốc ức chế protein kinase. Thuốc sẽ nhanh chóng tác động vào các tế bào ung thư ở tuyến giáp để làm mất đi tính hoạt hóa của tế bào, ức chế chúng phát triển và di căn ra xa hơn.
Ung thư tuyến giá
p giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối sống được bao lâu sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe, tinh thần và tuổi tác của người bệnh, cũng như mức độ khối u di căn và hiệu quả của phác đồ điều trị.
Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp đều có tiên lượng tốt trong trường hợp khối u chỉ mới di căn đến hạch cổ. Một khi ung thư tuyến giáp đã di căn ra bên ngoài cổ đến các cơ quan khác như phổi, xương, gan, não thì hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong.
Cũng theo thống kê của trung tâm ung thư Memorial Sloan Kettering, thời gian sống thêm 5 năm của bệnh nhân ung thư tuyến giáp di căn đơn cơ quan là 77,6% và 15,3% ở bệnh nhân di căn đa cơ quan. Tỷ lệ tiến triển từ di căn đơn đến đa cơ quan xảy ra ở 76% bệnh nhân sau 5 năm. Đối với những bệnh nhân trên 45 tuổi, nồng độ PSA cao trên 30 ng/ml là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh đã di căn đa cơ quan.
Ung thư tuyến giáp di căn xa có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần so với những bệnh nhân chỉ bị di căn một cơ quan. Những bệnh nhân ung thư tuyến giáp đã di căn ra ngoài cổ cần được điều trị tích cực, vì đây là các đối tượng có nguy cơ tử vong cao.
Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Chăm sóc giảm nhẹ được sử dụng song song với phương pháp điều trị chính để giúp làm giảm các triệu chứng và tác dụng phụ do phác đồ điều trị chính gây ra. Các phương pháp chăm sóc giảm nhẹ sẽ giúp hỗ trợ bệnh nhân cả về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và các nhu cầu xã hội. Khi ung thư tiến triển đến giai đoạn cuối, một số trường hợp bệnh nhân sẽ đặc biệt cần đến chăm sóc giảm nhẹ:
- Khi khối u đã di căn đa cơ quan, kích thước khối u lớn và không thể kiểm soát nữa.
- Bệnh nhân tuổi tác quá cao, sức khỏe suy yếu nên không thể tiến hành điều trị bằng phẫu thuật hay xạ trị, hóa trị được.
- Thể trạng bệnh nhân không đáp ứng được với phác đồ điều trị, khối u tiếp tục lan rộng.
Cách chăm sóc giảm nhẹ sẽ đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo tinh thần lạc quan cho người bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối. Bệnh nhân lúc này có thể cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, người chăm sóc cần thấu hiểu, chia sẻ, động viên và đặc biệt là hỗ trợ người bệnh có được một không gian sống thoải mái, xua tan mệt mỏi và vui vẻ sống quãng thời gian còn lại. Với những bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng, người thân có thể cân nhắc để các biện pháp chăm sóc cuối đời.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ và giữ tinh thần lạc quan. Thời gian sống được mấy năm sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực, kiên trì của chính bản thân người bệnh! Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh ung thư này nhé!
Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối
Chăm sóc giảm nhẹ được sử dụng song song với phương pháp điều trị chính để giúp làm giảm các triệu chứng và tác dụng phụ do phác đồ điều trị chính gây ra. Các phương pháp chăm sóc giảm nhẹ sẽ giúp hỗ trợ bệnh nhân cả về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và các nhu cầu xã hội. Khi ung thư tiến triển đến giai đoạn cuối, một số trường hợp bệnh nhân sẽ đặc biệt cần đến chăm sóc giảm nhẹ:
- Khi khối u đã di căn đa cơ quan, kích thước khối u lớn và không thể kiểm soát nữa.
- Bệnh nhân tuổi tác quá cao, sức khỏe suy yếu nên không thể tiến hành điều trị bằng phẫu thuật hay xạ trị, hóa trị được.
- Thể trạng bệnh nhân không đáp ứng được với phác đồ điều trị, khối u tiếp tục lan rộng.
Cách chăm sóc giảm nhẹ sẽ đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo tinh thần lạc quan cho người bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối. Bệnh nhân lúc này có thể cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, người chăm sóc cần thấu hiểu, chia sẻ, động viên và đặc biệt là hỗ trợ người bệnh có được một không gian sống thoải mái, xua tan mệt mỏi và vui vẻ sống quãng thời gian còn lại. Với những bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng, người thân có thể cân nhắc để các biện pháp chăm sóc cuối đời.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ và giữ tinh thần lạc quan. Thời gian sống được mấy năm sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực, kiên trì của chính bản thân người bệnh! Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh ung thư này nhé!