Ung thư da là căn bệnh không còn mới lạ, dấu hiệu của bệnh ung thư da lại có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường. Do đó, nhiều kỹ thuật điều trị ung thư da đã được nghiên cứu, phát triển và áp dụng thành công.
Ung thư da là căn bệnh không còn mới lạ, dấu hiệu của bệnh ung thư da lại có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường. Do đó, nhiều kỹ thuật điều trị ung thư da đã được nghiên cứu, phát triển và áp dụng thành công.
Mặc dù nguyên nhân ung thư da vẫn chưa được biết chính xác và câu hỏi “ung thư da có chết không” luôn là nỗi lo của nhiều người, bạn cũng đừng quá lo lắng. Trong bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giúp bạn tìm hiểu những cách điều trị ung thư da hiện nay.
Tổng quan về da
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, có chức năng bảo vệ chống lại nhiệt, ánh sáng mặt trời, thương tích và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, da còn giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể và lưu trữ nước, chất béo cũng như vitamin D.
Da có nhiều lớp nhưng 2 lớp chính là lớp biểu bì (lớp trên hoặc lớp ngoài) và lớp hạ bì (lớp dưới hoặc lớp trong). Bệnh ung thư da bắt đầu từ trong lớp biểu bì hay còn gọi là thượng bì. Lớp này được cấu thành từ 3 loại tế bào sau:
- Tế bào vảy: Các tế bào mỏng, phẳng tạo thành lớp trên cùng của lớp biểu bì.
- Tế bào đáy: Các tế bào tròn nằm dưới tế bào vảy.
- Tế bào sắc tố (melanocytes): Các tế bào tạo ra melanin nằm bên dưới lớp biểu bì. Melanin là sắc tố mang lại cho làn da màu sắc tự nhiên. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tế bào sắc tố sẽ tạo ra nhiều sắc tố hơn, khiến da bị sạm đen.
Bệnh ung thư da là gì?
Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như mặt, cổ và tay.
Ung thư da thường hình thành từ trong các tế bào đáy hoặc ở tế bào vảy. Có 2 loại phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy. Ung thư da hắc sắc tố ít phổ biến hơn nhưng có nhiều khả năng xâm lấn các mô gần đó và lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Ngoài ra còn có tình trạng dày sừng ánh sáng (dày sừng quang hóa hay actinic keratosis) được xem là giai đoạn sớm của ung thư biểu mô tế bào vảy.
Bệnh có 3 hướng tiến triển trong cơ thể là qua các mô, hệ bạch huyết và máu.
Những phương pháp điều trị ung thư da
Có nhiều cách điều trị ung thư da khác nhau gồm phương pháp tiêu chuẩn hiện đang được sử dụng và một số phương pháp vẫn còn đang thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, trong bài viết này chỉ đề cập đến các phương pháp tiêu chuẩn.
Phẫu thuật
Người bệnh ung thư da có thể được chỉ định phẫu thuật bằng những kỹ thuật sau:
- Sinh thiết da. Bác sĩ tiến hành khoét, cắt khối u ác tính cùng với một số mô bình thường xung quanh ra khỏi da.
- Phẫu thuật Mohs. Đây là kỹ thuật cắt bỏ từng lớp và được kiểm tra bằng kính hiển vi cho đến khi loại bỏ toàn bộ tổ chức ung thư. Khối u được cắt từ da thành các lớp mỏng. Bác sĩ tiếp tục loại bỏ các lớp này cho đến khi không còn thấy các tế bào ung thư trên kính hiển vi. Phương pháp vi phẫu này giảm thiểu tối đa mức độ tổn hại những mô bình thường xung quanh, thường áp dụng với ung thư da trên vùng mặt, ngón tay, bộ phận sinh dục và các khối u ác tính không có đường viền bờ rõ ràng.
Mặc dù nguyên nhân ung thư da vẫn chưa được biết chính xác và câu hỏi “ung thư da có chết không” luôn là nỗi lo của nhiều người, bạn cũng đừng quá lo lắng. Trong bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giúp bạn tìm hiểu những cách điều trị ung thư da hiện nay.
Tổng quan về da
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, có chức năng bảo vệ chống lại nhiệt, ánh sáng mặt trời, thương tích và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, da còn giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể và lưu trữ nước, chất béo cũng như vitamin D.
Da có nhiều lớp nhưng 2 lớp chính là lớp biểu bì (lớp trên hoặc lớp ngoài) và lớp hạ bì (lớp dưới hoặc lớp trong). Bệnh ung thư da bắt đầu từ trong lớp biểu bì hay còn gọi là thượng bì. Lớp này được cấu thành từ 3 loại tế bào sau:
- Tế bào vảy: Các tế bào mỏng, phẳng tạo thành lớp trên cùng của lớp biểu bì.
- Tế bào đáy: Các tế bào tròn nằm dưới tế bào vảy.
- Tế bào sắc tố (melanocytes): Các tế bào tạo ra melanin nằm bên dưới lớp biểu bì. Melanin là sắc tố mang lại cho làn da màu sắc tự nhiên. Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tế bào sắc tố sẽ tạo ra nhiều sắc tố hơn, khiến da bị sạm đen.
Bệnh ung thư da là gì?
Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như mặt, cổ và tay.
Ung thư da thường hình thành từ trong các tế bào đáy hoặc ở tế bào vảy. Có 2 loại phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy. Ung thư da hắc sắc tố ít phổ biến hơn nhưng có nhiều khả năng xâm lấn các mô gần đó và lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Ngoài ra còn có tình trạng dày sừng ánh sáng (dày sừng quang hóa hay actinic keratosis) được xem là giai đoạn sớm của ung thư biểu mô tế bào vảy.
Bệnh có 3 hướng tiến triển trong cơ thể là qua các mô, hệ bạch huyết và máu.
Những phương pháp điều trị ung thư da
Có nhiều cách điều trị ung thư da khác nhau gồm phương pháp tiêu chuẩn hiện đang được sử dụng và một số phương pháp vẫn còn đang thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, trong bài viết này chỉ đề cập đến các phương pháp tiêu chuẩn.
Phẫu thuật
Người bệnh ung thư da có thể được chỉ định phẫu thuật bằng những kỹ thuật sau:
- Sinh thiết da. Bác sĩ tiến hành khoét, cắt khối u ác tính cùng với một số mô bình thường xung quanh ra khỏi da.
- Phẫu thuật Mohs. Đây là kỹ thuật cắt bỏ từng lớp và được kiểm tra bằng kính hiển vi cho đến khi loại bỏ toàn bộ tổ chức ung thư. Khối u được cắt từ da thành các lớp mỏng. Bác sĩ tiếp tục loại bỏ các lớp này cho đến khi không còn thấy các tế bào ung thư trên kính hiển vi. Phương pháp vi phẫu này giảm thiểu tối đa mức độ tổn hại những mô bình thường xung quanh, thường áp dụng với ung thư da trên vùng mặt, ngón tay, bộ phận sinh dục và các khối u ác tính không có đường viền bờ rõ ràng.
- Bào da. Bác sĩ dùng lưỡi dao nhỏ để bào vùng da ung thư có biểu hiện bất thường ra khỏi bề mặt da.
- Nạo da can thiệp và đốt điện. Bác sĩ dùng dùng cụ hình chiếc thìa (curette) để cắt khối u ác tính ra khỏi da, sau đó làm khô bằng điện để kiểm soát chảy máu cũng như tiêu diệt những tế bào ung thư còn lại. Quá trình này có thể lặp lại 1-3 lần trong 1 ca phẫu thuật. Dùng phương pháp này da sẽ lành không cần khâu. Kỹ thuật phù hợp với những khối u nhỏ ở thân và tứ chi.
- Phẫu thuật lạnh (Cryosurgery). Phương pháp sử dụng dụng cụ và các chất làm lạnh như nitơ lỏng hoặc khí argon để phá hủy các mô bất thường trong ung thư tế bào vảy khu trú. Phẫu thuật lạnh thường được sử dụng để điều trị ung thư da giai đoạn sớm.
- Phẫu thuật laser. Đây là loại phẫu thuật sử dụng chùm ánh sáng cường độ mạnh để cắt xuyên qua mô. Laser có độ tập trung rất chính xác trên các khu vực nhỏ nên được sử dụng trong các ca phẫu thuật yêu cầu độ chính xác cao như điều trị ung thư da.
- Mài da (Dermabrasion). Bác sĩ sử dụng bàn chải xoay tốc độ cao để loại bỏ lớp da trên cùng. Thủ thuật này giúp làm mờ các mô sẹo, nếp nhăn, hình xăm và các mảng da tiền ung thư.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư da sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại phóng xạ khác chiếu bên ngoài cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chúng phát triển. Liệu pháp xạ trị chùm tia bên ngoài này được áp dụng trong điều trị ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy trên da.
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư da dùng các loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư (tiêu diệt hoặc chặn sự phân chia của những tế bào này). Bác sĩ có thể chỉ định thuốc bôi ngoài da cho người bệnh.
Liệu pháp quang động
Liệu pháp quang động (PDT) hoạt động trên nguyên tắc kết hợp một dược phẩm được gọi là chất gây cảm quang, đưa vào máu thông qua đường tĩnh mạch hoặc được tiêm cục bộ vào khối u. Sau đó, các chất cảm quang sẽ liên kết với bất kỳ loại tế bào khối u nào trong cơ thể với độ đặc hiệu rất cao. Hoạt chất này được các tế bào khắp cơ thể hấp thu nhưng lại tồn tại lâu hơn trong các tế bào ung thư.
Sau khi kích thích bằng ánh sáng (laser), các chất cảm quang trong khối u sẽ hấp thụ ánh sáng chiếu xạ và sinh ra oxy hoạt lực nhằm giết chết các tế bào ung thư. Kỹ thuật này còn làm teo hoặc tiêu diệt khối u bằng 2 cách gián tiếp: phá hỏng các mạch máu trong khối u và kích thích hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư. Liệu pháp quang động gây ra ít thiệt hại cho các mô khỏe mạnh, thường được sử dụng để điều trị bệnh dày sừng ánh sáng.
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch (liệu pháp sinh học, trị liệu sinh học) là phương pháp điều trị sử dụng chính hệ miễn dịch của người bệnh để chống ung thư. Các thành phần như protein (tạo ra bởi cơ thể hoặc sản xuất trong phòng thí nghiệm) sẽ được sử dụng để tăng cường, kích thích hoặc khôi phục cơ chế phòng thủ tự nhiên giúp chống lại ung thư.
Trong liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư da, bác sĩ có thể sử dụng 2 loại thuốc Interferon (tiêm) và imiquimod (bôi da).
- Bào da. Bác sĩ dùng lưỡi dao nhỏ để bào vùng da ung thư có biểu hiện bất thường ra khỏi bề mặt da.
- Nạo da can thiệp và đốt điện. Bác sĩ dùng dùng cụ hình chiếc thìa (curette) để cắt khối u ác tính ra khỏi da, sau đó làm khô bằng điện để kiểm soát chảy máu cũng như tiêu diệt những tế bào ung thư còn lại. Quá trình này có thể lặp lại 1-3 lần trong 1 ca phẫu thuật. Dùng phương pháp này da sẽ lành không cần khâu. Kỹ thuật phù hợp với những khối u nhỏ ở thân và tứ chi.
- Phẫu thuật lạnh (Cryosurgery). Phương pháp sử dụng dụng cụ và các chất làm lạnh như nitơ lỏng hoặc khí argon để phá hủy các mô bất thường trong ung thư tế bào vảy khu trú. Phẫu thuật lạnh thường được sử dụng để điều trị ung thư da giai đoạn sớm.
- Phẫu thuật laser. Đây là loại phẫu thuật sử dụng chùm ánh sáng cường độ mạnh để cắt xuyên qua mô. Laser có độ tập trung rất chính xác trên các khu vực nhỏ nên được sử dụng trong các ca phẫu thuật yêu cầu độ chính xác cao như điều trị ung thư da.
- Mài da (Dermabrasion). Bác sĩ sử dụng bàn chải xoay tốc độ cao để loại bỏ lớp da trên cùng. Thủ thuật này giúp làm mờ các mô sẹo, nếp nhăn, hình xăm và các mảng da tiền ung thư.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư da sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại phóng xạ khác chiếu bên ngoài cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chúng phát triển. Liệu pháp xạ trị chùm tia bên ngoài này được áp dụng trong điều trị ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy trên da.
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư da dùng các loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư (tiêu diệt hoặc chặn sự phân chia của những tế bào này). Bác sĩ có thể chỉ định thuốc bôi ngoài da cho người bệnh.
Liệu pháp quang động
Liệu pháp quang động (PDT) hoạt động trên nguyên tắc kết hợp một dược phẩm được gọi là chất gây cảm quang, đưa vào máu thông qua đường tĩnh mạch hoặc được tiêm cục bộ vào khối u. Sau đó, các chất cảm quang sẽ liên kết với bất kỳ loại tế bào khối u nào trong cơ thể với độ đặc hiệu rất cao. Hoạt chất này được các tế bào khắp cơ thể hấp thu nhưng lại tồn tại lâu hơn trong các tế bào ung thư.
Sau khi kích thích bằng ánh sáng (laser), các chất cảm quang trong khối u sẽ hấp thụ ánh sáng chiếu xạ và sinh ra oxy hoạt lực nhằm giết chết các tế bào ung thư. Kỹ thuật này còn làm teo hoặc tiêu diệt khối u bằng 2 cách gián tiếp: phá hỏng các mạch máu trong khối u và kích thích hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư. Liệu pháp quang động gây ra ít thiệt hại cho các mô khỏe mạnh, thường được sử dụng để điều trị bệnh dày sừng ánh sáng.
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch (liệu pháp sinh học, trị liệu sinh học) là phương pháp điều trị sử dụng chính hệ miễn dịch của người bệnh để chống ung thư. Các thành phần như protein (tạo ra bởi cơ thể hoặc sản xuất trong phòng thí nghiệm) sẽ được sử dụng để tăng cường, kích thích hoặc khôi phục cơ chế phòng thủ tự nhiên giúp chống lại ung thư.
Trong liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư da, bác sĩ có thể sử dụng 2 loại thuốc Interferon (tiêm) và imiquimod (bôi da).
Liệu pháp nhắm trúng đích
Liệu pháp nhắm trúng đích sử dụng thuốc hoặc các hoạt chất khác để tấn công tế bào ung thư. Phương pháp này thường ít tác hại hơn cho các tế bào khỏe mạnh bình thường so với thực hiện hóa trị hoặc xạ trị. Các loại thuốc thường bao gồm dabrafenib, trametinib và vemurafenib.
Cơ chế hoạt động của liệu pháp này là tấn công và ngăn chặn các gen hay protein chuyên biệt (còn gọi là các phân tử đích) trong tế bào ung thư hoặc có liên quan đến sự phát triển của khối u ung thư.
Lột da bằng hóa chất
Người bị ung thư da có thể sử dụng phương pháp lột da bằng hóa chất để phá hủy tế bào ngoài cùng của da bị hư hỏng (như trong bệnh dày sừng ánh sáng). Sau đó, lớp da này sẽ được tái tạo từ các phần phụ của thượng bì còn lại trong lớp bì.
Điều trị bằng thuốc khác
Để điều trị ung thư biểu mô tế bào vảy của da, người bệnh ung thư có thể dùng retinoids (dẫn xuất của vitamin A). Với tình trạng dày sừng ánh sáng, bác sĩ thường chỉ định thuốc bôi diclofenac và ingenol.
Ngăn ngừa bệnh ung thư da bằng cách nào?
Các chuyên gia da liễu cho rằng kẽm và chất chống oxy hóa như vitamin A (beta-carotene), C và E có thể hồi phục các mô cơ thể bị hư hại và nuôi dưỡng một làn da khỏe mạnh. Tuy nhiên, khả năng những dưỡng chất này có thể bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV hay ngăn ngừa tái phát ung thư da thì vẫn cần được nghiên cứu thêm.
Vì vậy, điều quan trọng là phải chủ động trang bị quần áo chống nắng, mũ, kính râm lọc tia cực tím khi hoạt động ngoài nắng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng (ít nhất là SPF30) hằng ngày cho các vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Hầu hết các triệu chứng ung thư da đều có thể được phát hiện từ sớm, góp phần nâng cao tỉ lệ điều trị thành công trước khi bệnh lan rộng. Do đó, cần thường xuyên quan sát, theo dõi những thay đổi trên cơ thể để có biện pháp điều trị ung thư da kịp thời và phù hợp.
Liệu pháp nhắm trúng đích
Liệu pháp nhắm trúng đích sử dụng thuốc hoặc các hoạt chất khác để tấn công tế bào ung thư. Phương pháp này thường ít tác hại hơn cho các tế bào khỏe mạnh bình thường so với thực hiện hóa trị hoặc xạ trị. Các loại thuốc thường bao gồm dabrafenib, trametinib và vemurafenib.
Cơ chế hoạt động của liệu pháp này là tấn công và ngăn chặn các gen hay protein chuyên biệt (còn gọi là các phân tử đích) trong tế bào ung thư hoặc có liên quan đến sự phát triển của khối u ung thư.
Lột da bằng hóa chất
Người bị ung thư da có thể sử dụng phương pháp lột da bằng hóa chất để phá hủy tế bào ngoài cùng của da bị hư hỏng (như trong bệnh dày sừng ánh sáng). Sau đó, lớp da này sẽ được tái tạo từ các phần phụ của thượng bì còn lại trong lớp bì.
Điều trị bằng thuốc khác
Để điều trị ung thư biểu mô tế bào vảy của da, người bệnh ung thư có thể dùng retinoids (dẫn xuất của vitamin A). Với tình trạng dày sừng ánh sáng, bác sĩ thường chỉ định thuốc bôi diclofenac và ingenol.
Ngăn ngừa bệnh ung thư da bằng cách nào?
Các chuyên gia da liễu cho rằng kẽm và chất chống oxy hóa như vitamin A (beta-carotene), C và E có thể hồi phục các mô cơ thể bị hư hại và nuôi dưỡng một làn da khỏe mạnh. Tuy nhiên, khả năng những dưỡng chất này có thể bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV hay ngăn ngừa tái phát ung thư da thì vẫn cần được nghiên cứu thêm.
Vì vậy, điều quan trọng là phải chủ động trang bị quần áo chống nắng, mũ, kính râm lọc tia cực tím khi hoạt động ngoài nắng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng (ít nhất là SPF30) hằng ngày cho các vùng da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Hầu hết các triệu chứng ung thư da đều có thể được phát hiện từ sớm, góp phần nâng cao tỉ lệ điều trị thành công trước khi bệnh lan rộng. Do đó, cần thường xuyên quan sát, theo dõi những thay đổi trên cơ thể để có biện pháp điều trị ung thư da kịp thời và phù hợp.
Xem thêm: Trào ngược dạ dày là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và thuốc điều trị