Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Top 5 món ăn chữa thoát vị đĩa đệm: Hướng dẫn cách làm chi tiết

Ngoài việc dùng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm người bệnh cần kết hợp xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, kiêng khem phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả cao nhất. Sau đây tapchidongy.org sẽ giới thiệu với bạn đọc 5 món ăn chữa thoát vị đĩa đệm với cách làm đơn giản, bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Xem ngay để bắt tay vào làm cho bản thân cũng như những người thân yêu trong gia đình nhé.

Hướng dẫn các món ăn chữa thoát vị đĩa đệm dễ làm

Sự quan trọng của chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý không chỉ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh mà còn giúp bạn có được một cơ thể săn chắc, dẻo dai và ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả.

Một vài nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn uống mọi người cần nắm được bao gồm:

Bữa ăn đủ năng lượng: Mỗi người có công việc, độ tuổi, giới tính khác nhau sẽ có chế độ ăn khác nhau. Nếu bạn ngồi văn phòng làm việc, một bữa ăn có thể ít năng lượng hơn so với những người làm việc chân tay, bốc vác vất vả bên ngoài. Hay đối tượng học sinh sinh viên không thể ăn một bữa ăn giàu năng lượng như những vận động viên chuyên nghiệp.

Đa dạng thực phẩm: Mỗi ngày bạn cần bổ sung nhiều loại thực phẩm, đa dạng các ngày, không nên lặp lại mãi một món trong nhiều ngày liên tiếp. Vừa thiếu hụt chất dinh dưỡng vừa dễ gây cảm giác nhàm chán. Bạn cần lên thực đơn ăn cần đầy đủ các nhóm tinh bột, đạm, chất béo cuối cùng là vitamin và khoáng chất.

An toàn vệ sinh thực phẩm: Đây là yếu tố then chốt giúp bạn có được một cơ thể khỏe mạnh

Nước: Uống đủ nước có thể là nước canh rau, nước lọc, nước hoa quả… Cơ thể đủ nước sẽ khỏe mạnh hơn, đào thải được độc tố trong cơ thể ra ngoài theo mồ hôi, đường nước tiểu…

Món ăn chữa thoát vị đĩa đệm

Sau đây là một vài món ăn tốt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và bệnh nhân xương khớp nói chung. Bạn hãy xem và bổ sung vào thực đơn ăn hàng ngày của gia đình nhé.

Món thịt dê hầm cà rốt

Đây là món ăn ngon, bổ dưỡng mà chúng ta không nên bỏ qua.

Món thịt dê hầm cà rốt tốt cho sức khỏe, bạn có thể ăn cùng cơm trắng hoặc bánh mì

Không ít người cho rằng, thịt đỏ là thực phẩm mà người bệnh xương khớp cần loại bỏ đầu tiên. Tuy nhiên thịt dê là ngoại lệ.

Theo nghiên cứu khoa học đã chứng minh rất rõ ràng, trong thịt dê có chứa một lượng lớn các khoáng chất, calo, ít cholesterol, giàu hàm lượng sắt, chứa nhiều kali, hàm lượng muối natri rất thấp vì vậy các món ăn chế biến từ thịt dê sẽ giúp:

Nhờ một loạt các giá trị dinh dưỡng vừa kể trên mà món ăn này sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho tất cả mọi người đặc biệt bệnh nhân xương khớp.

Chuẩn bị:

Cách làm

Bước 1: Đun chảo nóng, cho dầu ăn vào đun nóng sau đó đổ thịt dê đã được làm sạch, thái quân cờ hoặc hình vuông, đảo đều cùng với vài lát gừng tươi, 1 cốc nhỏ rượu trắng, gia vị vừa ăn

Bước 2: Sau khi thịt dê thấm đẫm gia vị, bạn cho 2 bát nước sạch, đậy nắp, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 1-2 tiếng.

Bước 3: Khi thịt dê hầm gần xong thì bạn cho cà rốt thái miếng như thịt dê, vỏ quýt thái nhỏ vào và đun thêm khoảng 20 phút cho món ăn chín mềm, nêm nếm lại gia vị rồi bắc ra rắc chút hạt tiêu. Nên ăn khi món ăn còn nóng.

Ngoài món thịt dê hầm cà rốt bạn có thể tham khảo thêm món thịt dê hấp, thịt dê hầm thuốc bắc,

Chú ý:

Cháo yến mạch óc chó

Hạt óc chó là thực phẩm giàu omega 3, đây được coi là thực phẩm hoàn hảo dành cho người bệnh bị thoát vị đĩa đệm. Chất này có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.

Yến mạch có tác dụng làm giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ máu, kiểm soát lượng đường trong cơ thể, ngăn ngừa ung thư dạ dày.

Món cháo yến mạch kết hợp với  hạt óc chó được xem là món ăn cực kỳ giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Món ăn này phù hợp với mọi đối tượng kể cả phụ nữ mang thai và cho con bú, người già, trẻ nhỏ.

Chuẩn bị

Cách làm

Bước 1: Óc cho tách lấy nhân, yến mạch và hạt óc chó ngâm với nước ấm từ 20-30 phút

Bước 2: Cho yến mạch vào nồi với 2 bát nước sạch, đun sôi, quấy đều để nguyên liệu không bị bén xoong.

Bước 3: Óc chó bạn có thể xay nhỏ hoặc không, cho óc chó vào yến mạch, đun sôi nhỏ lửa khoảng 5 phút là ta sẽ có được một bát cháo thơm ngon bổ dưỡng.

Bước 4: Cho thêm mắm muối vừa miệng

Cua hấp bia – món ăn giàu canxi 

Cua là thực phẩm cực kỳ giàu canxi. Canxi là chất không thể thiếu đối với những người bị loãng xương, đau nhức xương khớp, thoái hóa hay thoát vị.

Cua chúng ta có thể chế biến được nhiều món ăn, tuy nhiên món cua hấp bia dễ làm hơn cả ngoài ra món hấp cũng giúp thực phẩm giữ nguyên được các chất dinh dưỡng.

Cua là thực phẩm giàu canxi, bạn nên bổ sung món ăn chữa thoát vị đĩa đệm này mỗi tuần 1 lần

Chuẩn bị

Cách làm

Bước 1: Làm sạch cua, làm sạch gừng sả, ớt, hành,

Bước 2: Cho gừng, sả vào khay hấp sau đó đặt cua lên trên, rắc thêm sả và gừng lên trên cua. Bạn có thể cho thêm ớt tuy nhiên người bị bệnh xương khớp nên hạn chế ăn đồ cay nóng bởi sẽ khiến bệnh thêm nặng hơn.

Bước 3: Đổ bia vào nồi, đặt khay hấp chứa cua lên trên, bật bếp lửa to, đậy vung. Đến khi nước sôi thì bạn vặn lửa nhỏ hơn 1 chút. Để như vậy khoảng 10-15 phút.

Bước 4: Cua chín bạn tắt bếp và thưởng thức. Món cua hấp sẽ rất ngọt thịt, thơm ngon.

Chú ý: Không nên ăn quá nhiều lần trong tuần

Thịt lợn hầm sung

Thịt lợn là món ăn quen thuộc giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người dùng. Trong thịt lợn có chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất như vitamin B1, A, D, B2, B6, chất béo, protein…giúp phục hồi cơ bắp và mô thần kinh, giúp xương và răng chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch,

Quả sung theo đông y có tác dụng nhuận tràng, giải độc, tiêu viêm, điều trị đau nhức xương khớp do phong thấp, thoát vị, viêm họn
g, viêm ruột, ho…Hỗ trợ điều trị các bệnh tiểu đường, huyết áp, xương khớp, ngăn ngừa loãng xương, bảo vệ gan, bảo vệ thị lực…

Chuẩn bị lượng vừa ăn:

Cách làm

Bước 1: Thịt lợn rửa sạch, thái vuông hoặc thái quân cờ sau đó cho ướp với mắm muối, hành khô,

Bước 2: Sung rửa sạch, bổ đôi hoặc để cả quả đều được

Bước 3: Cho hành khô băm nhỏ vào phi thơm sau đó cho thịt đã ướp vào đảo đều. Khi miếng thịt săn lại thì bạn cho sung vào đảo cùng

Bước 4: Cho 1-2 bát nước sạch vào nồi thịt, đun sôi thì vặn nhỏ lửa, hầm khoảng 30-45 phút đến khi miếng thịt mềm nhừ.

Bước 5: Đổ món ăn ra bát và thưởng thức cùng với cơm trắng sẽ rất ngon.

Ngoài 5 món ăn chữa thoát vị đĩa đệm mà chúng ta vừa tìm hiểu ở trên. Người bệnh có thể bổ sung thêm các loại sữa tốt cho xương khớp như sữa bò, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa óc chó… Bởi các loại sữa này giàu canxi và vitamin, có tác dụng làm khớp xương chắc khỏe hơn.

Sau đây tapchidongy sẽ chỉ rõ thêm về các thực phẩm người bị thoát vị cần kiêng, hạn chế sử dụng để bạn lên thực đơn hợp lý.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì?

Các nhóm thực phẩm sau đây người bệnh cần hạn chế ăn để giúp quá trình chữa bệnh được tốt hơn:

Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng các món ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ

Người bệnh thoát vị đĩa đệm phải kiêng những gì? Lời khuyên hữu ích

Trên đây là những món ăn tốt và không tốt mà người bệnh thoát vị đĩa đệm cần biết. Ngoài ra một vài lời  khuyên sau đây, bạn cần nắm được để ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn:

Chúng ta vừa tìm hiểu món ăn chữa thoát vị đĩa đệm cũng như những kiêng khem trong quá trình bị bệnh. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn biết cách xây dựng thực đơn phù hợp, đưa ra cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân. Hãy đến gặp bác sĩ khi triệu chứng đau nhức càng ngày càng tăng nặng. Đừng chủ quan bởi đây là căn bệnh hết sức nguy hiểm. Chúc bạn mạnh khỏe.

Xem thêm: Trung tâm Thuốc dân tộc chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi đại dịch Corona

Rate this post
Exit mobile version