Trà lúa mạch là một loại nước được làm từ hạt lúa mạch rang thơm. Thức uống này có mùi vị dễ chịu và có thể được thưởng thức dưới dạng nóng hoặc lạnh để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe.
Trà lúa mạch là một loại nước được làm từ hạt lúa mạch rang thơm. Thức uống này có mùi vị dễ chịu và có thể được thưởng thức dưới dạng nóng hoặc lạnh để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe.
Trà lúa mạch không phải là một loại trà thực sự như trà trắng, trà xanh hoặc trà đen và không chứa caffeine. Bên cạnh đó, trà lúa mạch cũng không nằm trong danh sách trà thảo dược như trà ngải cứu, trà xô thơm.
Trà ngâm từ hạt lúa mạch có màu vàng nhạt như mật ong đi kèm hương vị thơm bùi xen lẫn chút đắng nhẹ nhưng không hề khó uống. Vậy thức uống này có gì đặc biệt mà nhiều người lại tin dùng, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Tác dụng của trà lúa mạch
Đây là thức uống tốt cho sức khỏe có rất nhiều hợp chất hữu ích cùng nồng độ cao các vitamin A, C, chất chống oxy hóa, axit amin, selenium, melatonin và tryptophan.
Ngoài ra, hàm lượng caffeine gần như bằng không giúp trà trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho bất cứ ai muốn cắt giảm lượng calo hấp thụ hằng ngày nhưng vẫn đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh. Thêm vào đó, các lợi ích mà trà mang đến cho bạn gồm:
1. Chống đông máu
Nếu độ nhớt trong máu cao có thể khiến máu bị đông và các rối loạn sức khỏe tương tự trong cơ thể. Tuy nhiên, trà làm từ những hạt lúa mạch rang sẽ giúp điều hòa cũng như tăng cường tính lưu động của máu và làm cho quá trình lưu thông máu diễn ra trơn tru hơn.
2. Giàu chất chống oxy hóa
Trà lúa mạch có hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Nó chứa một số hợp chất, chẳng hạn như lignans, selen, vitamin A và C vốn rất tốt cơ thể. Các biến chứng về sức khỏe, chẳng hạn như viêm, rối loạn tim mạch và thoái hóa thần kinh có thể được ngăn ngừa nếu bạn thưởng thức loại trà này một cách hợp lý.
3. Kháng khuẩn, ngừa răng sâu
Việc nhiễm liên cầu khuẩn (Streptococci) qua đường ăn uống cũng là một tác nhân gây ra sâu răng. Tuy nhiên, thức uống giải khát từ hạt lúa mạch sẽ giúp ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn, chủ yếu là liên cầu khuẩn và ngăn ngừa sự bám dính của chúng, từ đó hạn chế nguy cơ sâu răng.
4. Ngăn ngừa ung thư
Một số loại bệnh phụ thuộc vào hormone chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú có thể được ngăn ngừa bằng các chất hytonutrients có trong trà lúa mạch. Trà từ hạt lúa mạch mang đến khả năng này là nhờ vào mức độ cao của chất chống oxy hóa trong thành phần của trà giúp hỗ trợ ngăn chặn các gốc tự do làm tổn thương tế bào.
5. Làm sạch máu
Bạn có thể điều chỉnh hoặc giảm lượng đường trong máu bằng cách thưởng thức trà lúa mạch. Loại trà này cũng hoạt động như một chất lọc máu, từ đó giảm mức cholesterol trong cơ thể và bảo vệ sức khỏe trái tim. Đây cũng là lý do vì sao thức uống này được người Nhật ưa chuộng và rất phổ biến ở xứ sở Phù Tang.
Trà lúa mạch không phải là một loại trà thực sự như trà trắng, trà xanh hoặc trà đen và không chứa caffeine. Bên cạnh đó, trà lúa mạch cũng không nằm trong danh sách trà thảo dược như trà ngải cứu, trà xô thơm.
Trà ngâm từ hạt lúa mạch có màu vàng nhạt như mật ong đi kèm hương vị thơm bùi xen lẫn chút đắng nhẹ nhưng không hề khó uống. Vậy thức uống này có gì đặc biệt mà nhiều người lại tin dùng, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Tác dụng của trà lúa mạch
Đây là thức uống tốt cho sức khỏe có rất nhiều hợp chất hữu ích cùng nồng độ cao các vitamin A, C, chất chống oxy hóa, axit amin, selenium, melatonin và tryptophan.
Ngoài ra, hàm lượng caffeine gần như bằng không giúp trà trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho bất cứ ai muốn cắt giảm lượng calo hấp thụ hằng ngày nhưng vẫn đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh. Thêm vào đó, các lợi ích mà trà mang đến cho bạn gồm:
1. Chống đông máu
Nếu độ nhớt trong máu cao có thể khiến máu bị đông và các rối loạn sức khỏe tương tự trong cơ thể. Tuy nhiên, trà làm từ những hạt lúa mạch rang sẽ giúp điều hòa cũng như tăng cường tính lưu động của máu và làm cho quá trình lưu thông máu diễn ra trơn tru hơn.
2. Giàu chất chống oxy hóa
Trà lúa mạch có hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Nó chứa một số hợp chất, chẳng hạn như lignans, selen, vitamin A và C vốn rất tốt cơ thể. Các biến chứng về sức khỏe, chẳng hạn như viêm, rối loạn tim mạch và thoái hóa thần kinh có thể được ngăn ngừa nếu bạn thưởng thức loại trà này một cách hợp lý.
3. Kháng khuẩn, ngừa răng sâu
Việc nhiễm liên cầu khuẩn (Streptococci) qua đường ăn uống cũng là một tác nhân gây ra sâu răng. Tuy nhiên, thức uống giải khát từ hạt lúa mạch sẽ giúp ức chế sự xâm nhập của vi khuẩn, chủ yếu là liên cầu khuẩn và ngăn ngừa sự bám dính của chúng, từ đó hạn chế nguy cơ sâu răng.
4. Ngăn ngừa ung thư
Một số loại bệnh phụ thuộc vào hormone chẳng hạn như ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú có thể được ngăn ngừa bằng các chất hytonutrients có trong trà lúa mạch. Trà từ hạt lúa mạch mang đến khả năng này là nhờ vào mức độ cao của chất chống oxy hóa trong thành phần của trà giúp hỗ trợ ngăn chặn các gốc tự do làm tổn thương tế bào.
5. Làm sạch máu
Bạn có thể điều chỉnh hoặc giảm lượng đường trong máu bằng cách thưởng thức trà lúa mạch. Loại trà này cũng hoạt động như một chất lọc máu, từ đó giảm mức cholesterol trong cơ thể và bảo vệ sức khỏe trái tim. Đây cũng là lý do vì sao thức uống này được người Nhật ưa chuộng và rất phổ biến ở xứ sở Phù Tang.
6. Đẩy lùi cơn cảm, sốt
Việc nhâm nhi một tách trà được ngâm từ những hạt lúa mạch rang là cách hạ sốt, đẩy lùi cơn đau họng hiệu quả nhưng ít ai biết đến. Món đồ uống này góp phần thanh lọc cơ thể, làm long đờm và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như trị hen suyễn, nghẹt mũi hoặc viêm phế quản.
7. Hỗ trợ tiêu hóa
Một trong những tác dụng tốt và phổ biến nhất của trà từ lúa mạch là giúp cải thiện quá trình tiêu hóa do trà đóng vai trò như một loại thuốc kháng axit tự nhiên. Bên cạnh đó, nếu bạn bị buồn nôn, hãy thử uống loại trà này nhé, chắc hẳn cảm giác khó chịu sẽ giảm bớt khá nhiều đấy.
8. Tốt cho sức khỏe sinh sản của nam giới
Lúa mạch là nguồn cung cấp một lượng lớn selenium, khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe sinh sản của nam giới và giúp cho tuyến tiền liệt trở nên ổn định hoặc thậm chí giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Do đó, uống trà từ loại ngũ cốc này sẽ hỗ trợ các quý ông trong mục tiêu mau có tin vui.
9. Cải thiện chứng táo bón
Chất xơ vốn là người bạn tốt cho hệ tiêu hóa. Lượng chất xơ dồi dào từ trà lúa mạch sẽ giúp quá trình đi vệ sinh của bạn diễn ra nhẹ nhàng hơn thay vì gặp quá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ loại thức uống này còn giúp giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
10. Giúp bạn ngủ ngon hơn
Trà lúa mạch có chứa melatonin và tryptophan, cả hai đều là hoạt chất giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon. Ngoài ra, vì không chứa caffeine, bạn có thể uống trà trước khi lên giường và không lo giấc ngủ bị quấy rầy.
11. Hỗ trợ giảm cân
Trà lúa mạch là một thức uống chứa hàm lượng calo thấp. Bạn thậm chí có thể thay thế nước lọc bằng loại trà này vào một vài ngày trong tháng. Bên cạnh đó, lượng
đường thấp cũng tạo điều kiện để bệnh nhân đái tháo đường không phải lo lắng liệu chỉ số đường huyết trong cơ thể có tăng lên sau khi uống hay không.
Hàm lượng chất xơ cao của trà giúp bạn cảm thấy no lâu hơn nên bạn sẽ không muốn ăn vặt và hấp thụ lượng calo không cần thiết. Mặt khác, chất chống oxy hóa còn tăng cường quá trình trao đổi chất của bạn và thúc đẩy quá trình giảm cân đạt được kết quả mỹ mãn.
Cách pha trà lúa mạch rang
Tự pha trà lúa mạch tại nhà là điều rất dễ thực hiện, bạn có thể mua lúa mạch rang sẵn hoặc dùng hạt thô đều được, cách làm như sau:
Nguyên liệu
6. Đẩy lùi cơn cảm, sốt
Việc nhâm nhi một tách trà được ngâm từ những hạt lúa mạch rang là cách hạ sốt, đẩy lùi cơn đau họng hiệu quả nhưng ít ai biết đến. Món đồ uống này góp phần thanh lọc cơ thể, làm long đờm và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như trị hen suyễn, nghẹt mũi hoặc viêm phế quản.
7. Hỗ trợ tiêu hóa
Một trong những tác dụng tốt và phổ biến nhất của trà từ lúa mạch là giúp cải thiện quá trình tiêu hóa do trà đóng vai trò như một loại thuốc kháng axit tự nhiên. Bên cạnh đó, nếu bạn bị buồn nôn, hãy thử uống loại trà này nhé, chắc hẳn cảm giác khó chịu sẽ giảm bớt khá nhiều đấy.
8. Tốt cho sức khỏe sinh sản của nam giới
Lúa mạch là nguồn cung cấp một lượng lớn selenium, khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe sinh sản của nam giới và giúp cho tuyến tiền liệt trở nên ổn định hoặc thậm chí giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Do đó, uống trà từ loại ngũ cốc này sẽ hỗ trợ các quý ông trong mục tiêu mau có tin vui.
9. Cải thiện chứng táo bón
Chất xơ vốn là người bạn tốt cho hệ tiêu hóa. Lượng chất xơ dồi dào từ trà lúa mạch sẽ giúp quá trình đi vệ sinh của bạn diễn ra nhẹ nhàng hơn thay vì gặp quá nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ loại thức uống này còn giúp giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
10. Giúp bạn ngủ ngon hơn
Trà lúa mạch có chứa melatonin và tryptophan, cả hai đều là hoạt chất giúp thúc đẩy giấc ngủ ngon. Ngoài ra, vì không chứa caffeine, bạn có thể uống trà trước khi lên giường và không lo giấc ngủ bị quấy rầy.
11. Hỗ trợ giảm cân
Trà lúa mạch là một thức uống chứa hàm lượng calo thấp. Bạn thậm chí có thể thay thế nước lọc bằng loại trà này vào một vài ngày trong tháng. Bên cạnh đó, lượng
đường thấp cũng tạo điều kiện để bệnh nhân đái tháo đường không phải lo lắng liệu chỉ số đường huyết trong cơ thể có tăng lên sau khi uống hay không.
Hàm lượng chất xơ cao của trà giúp bạn cảm thấy no lâu hơn nên bạn sẽ không muốn ăn vặt và hấp thụ lượng calo không cần thiết. Mặt khác, chất chống oxy hóa còn tăng cường quá trình trao đổi chất của bạn và thúc đẩy quá trình giảm cân đạt được kết quả mỹ mãn.
Cách pha trà lúa mạch rang
Tự pha trà lúa mạch tại nhà là điều rất dễ thực hiện, bạn có thể mua lúa mạch rang sẵn hoặc dùng hạt thô đều được, cách làm như sau:
Nguyên liệu
- 6 thìa súp lúa mạch rang
- 4 cốc nước
- 1 thìa mật ong (không bắt buộc)
- Chanh (không bắt buộc).
Cách thực hiện
- Nếu sử dụng lúa mạch chưa rang, hãy cho các hạt lúa mạch vào một cái chảo và rang cho đến khi chúng có mùi thơm, chuyển sang màu nâu đậm.
- Sau khi các hạt được rang, hãy để chúng nguội trước rồi bỏ vào máy xay xay đến khi nhuyễn mịn.
- Đun nước sôi rồi bỏ bột lúa mạch rang vào, chỉnh nhỏ lửa và thỉnh thoảng khuấy đều
- Để trà nguội một chút, sau đó lọc bỏ phần bã để lấy nước.
- Thêm mật ong hoặc chanh và thưởng thức!
Lưu ý về trà lúa mạch mà bạn cần biết
Trà lúa mạch là một loại thức uống nhẹ nhàng, có ít tác dụng phụ khi thưởng thức với số lượng vừa phải. Tuy nhiên, vẫn còn một vài chú ý mà bạn cần biết về loại trà này, chẳng hạn như:
♦ Không phù hợp với người mắc bệnh celiac và nhạy cảm với gluten: Nếu bạn bị bệnh celiac, nhạy cảm với gluten hoặc dị ứng với các loại ngũ cốc, hãy tránh uống trà lúa mạch bởi sẽ gặp phải các tình trạng không mong muốn, chẳng hạn như đau bụng, buồn nôn…
♦ Không phù hợp với mẹ bầu: Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, trà lúa mạch không phải là thức uống lành mạnh vì nó có thể cản trở quá trình tiết sữa và gây ra các biến chứng.
Phương Uyên/HELLO BACSI
- 6 thìa súp lúa mạch rang
- 4 cốc nước
- 1 thìa mật ong (không bắt buộc)
- Chanh (không bắt buộc).
Cách thực hiện
- Nếu sử dụng lúa mạch chưa rang, hãy cho các hạt lúa mạch vào một cái chảo và rang cho đến khi chúng có mùi thơm, chuyển sang màu nâu đậm.
- Sau khi các hạt được rang, hãy để chúng nguội trước rồi bỏ vào máy xay xay đến khi nhuyễn mịn.
- Đun nước sôi rồi bỏ bột lúa mạch rang vào, chỉnh nhỏ lửa và thỉnh thoảng khuấy đều
- Để trà nguội một chút, sau đó lọc bỏ phần bã để lấy nước.
- Thêm mật ong hoặc chanh và thưởng thức!
Lưu ý về trà lúa mạch mà bạn cần biết
Trà lúa mạch là một loại thức uống nhẹ nhàng, có ít tác dụng phụ khi thưởng thức với số lượng vừa phải. Tuy nhiên, vẫn còn một vài chú ý mà bạn cần biết về loại trà này, chẳng hạn như:
♦ Không phù hợp với người mắc bệnh celiac và nhạy cảm với gluten: Nếu bạn bị bệnh celiac, nhạy cảm với gluten hoặc dị ứng với các loại ngũ cốc, hãy tránh uống trà lúa mạch bởi sẽ gặp phải các tình trạng không mong muốn, chẳng hạn như đau bụng, buồn nôn…
♦ Không phù hợp với mẹ bầu: Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, trà lúa mạch không phải là thức uống lành mạnh vì nó có thể cản trở quá trình tiết sữa và gây ra các biến chứng.
Phương Uyên/HELLO BACSI
Xem thêm: Thực phẩm cho người tiểu đường tuýp 2: Loại nào tốt, loại nào không?