Trào ngược dạ dày ở trẻ em là bệnh lý thường gặp. Do hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị tác tác nhân gây hại tấn công. Phụ huynh cần sớm nhận biết và điều trị để phòng tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Trào ngược dạ dày ở trẻ em là gì? Mức độ nguy hiểm?
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý tiêu hóa có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, trong đó phổ biến là trẻ nhỏ. Khi đó, thức ăn từ dạ dày không được tiêu hóa hết bắt đầu trào ngược lên trên thực quản đi ra ngoài thông qua miệng hoặc mũi của trẻ. Điều này gây ra không ít triệu chứng khó chịu, khiến trẻ thường xuyên nôn trớ, ợ hơi, ợ chua,…
Trào ngược dạ dày ở trẻ em cũng tương tự như người lớn. Trường hợp ở trẻ nhỏ, các chuyên gia chia bệnh lý này thành hai nhóm chính là trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý. Cụ thể như sau:
- Trào ngược dạ dày sinh lý: Thường xảy ra ở trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của trẻ lúc này còn khá yếu, chưa hoàn thiện. Khi gặp tác động có thể gây trào ngược thức ăn kèm dịch vị từ dạ dày lên thực quản. Tuy nhiên, khi trẻ được 12-14 tháng tuổi, tình trạng trào ngược sẽ tự động cải thiện mà không cần can thiệp điều trị, cũng như không ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
- Trào ngược dạ dày bệnh lý: Các bệnh lý gây ra tình trạng chán ăn, khiến cơ thể mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể trẻ có biểu hiện bất thường xảy ra thường xuyên. Trường hợp để bệnh kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Nguy cơ trào ngược dạ dày xuất phát từ bệnh lý gây biến chứng cao, nếu bố mẹ không phát hiện và giúp con điều trị sớm. Trường hợp bệnh kéo dài, trẻ có thể gặp phải các vấn đề như:
- Viêm loét thực quản: Niêm mạc thực quản tổn thương do axit từ dạ dày trào ngược thường xuyên. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể gây loét, khiến thực quản trở nên sưng tấy, gây cảm giác nóng rát, khó chịu.
- Xuất huyết thực quản: Axit dạ dày trào ngược khiến lớp niêm mạc thực quản bị bào mòn. Đến một mức độ nhất định, mạch máu tại đây bị vỡ gây xuất huyết thực quản. Nếu không sớm điều chỉnh, hiện tượng xuất hiện lâu ngày sẽ hình thành sẹo, gây hẹp thực quản. Trẻ sẽ gặp các triệu chứng bất thường như khó nuốt, khó thở.
- Mắc bệnh hô hấp: Thức ăn và axit dạ dày trào ngược lên thực quản có thể khiến trẻ em mắc các bệnh lý về đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phế quản.
- Biến chứng tại dạ dày: Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em nếu không được điều trị có thể gây suy giảm nghiêm trọng hoạt động hệ tiêu hóa. Lúc này trẻ có thể mắc phải những chứng bệnh dạ dày khác như đau dạ dày, viêm loét dạ dày cấp và mãn tính,…
Chính vì mức độ nguy hại kể trên, bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ khi trẻ có biểu hiện lạ, nhất là khi triệu chứng lặp lại nhiều lần. Kịp thời điều trị giúp trẻ phòng ngừa các biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ em
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn tiện có thể gặp nhiều vấn đề hơn so với người trưởng thành. Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là hệ quả của nhiều yếu tố tác động như:
- Do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, nhất là cơ vòng thực quản. Việc đóng mở không ổn định là nguyên nhân gây trào ngược dịch vị dạ dày lên thực quản.
- Bố mẹ cho trẻ ăn những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa như đồ ăn cứng, nhiều dầu mỡ, cay nóng, hoặc chứa nhiều axit như cam, bưởi chua,…
- Bé không ăn đúng bữa, để bụng quá đói hoặc ăn quá no khiến hoạt động tiêu hóa gặp vấn đề. Đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày, trong đó có tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em.
- Trẻ bị thừa cân béo phì tạo áp lực lên dạ dày, sau khi ăn trẻ có thể bị trào ngược thức ăn thường xuyên.
- Trẻ mắc các bệnh lý về tiêu hóa, bệnh down, loét dạ dày, thoát vị cơ hoành,…gây nên tình trạng trào ngược.
- Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh cho trẻ, việc này không chỉ ảnh hưởng tiêu hóa mà còn là nguy cơ gây ra không ít vấn đề sức khỏe khác.
- Trường hợp trẻ em gặp căng thẳng, áp lực học tập, gia đình,…khiến cho dạ dày hoạt động kém.
- Môi trường sống ô nhiễm, khói bụi, trẻ tiếp xúc với hóa chất, thuốc lá,…cũng là nguyên nhân gây bệnh về tiêu hóa, cụ thể là trào ngược dạ dày ở trẻ
em.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương dạ dày – thực quản, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ. Nhằm phòng tránh các rủi ro không mong muốn, bố mẹ nên chủ động đưa con đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám khi trẻ có biểu hiện bất thường.
Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em
Nhận biết triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em thông qua những biểu hiện đặc trưng sau đây:
- Trẻ bị ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, ọc sữa, nôn trớ sau khi ăn.
- Cơ thể mệt mỏi, nấc cục thường xuyên, thở khò khó chịu chịu.
- Nhiều trẻ bị đau họng, ho khan hoặc có đờm, ho từng cơn, viêm phế quản.
- Miệng có mùi hôi, sâu răng, ngủ không sâu giấc hay thức dậy và quấy khóc.
- Một số trường hợp trẻ bị nhiễm trùng tai giữa, cảm lạnh, miệng chua và đắng, họng đau, ngực sôi phát ra âm thanh.
Các triệu chứng trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên khiến trẻ mệt mỏi, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Điều này không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, não bộ của trẻ nhỏ. Do đó, phụ huynh nên chủ động đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm, phòng tránh các rủi ro nguy hại.
Biện pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ em
Bác sĩ sẽ thăm khám triệu chứng cho trẻ, đồng thời ghi nhận thông tin thu thập từ bố mẹ về chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, tiểu sử bệnh lý gia đình hoặc bố mẹ có đang cho trẻ uống thuốc không,…Ngoài ra, để chẩn đoán bệnh được chính xác hơn, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như:
- Nội soi: Tiến hành nội soi xác định nguyên nhân và tình trạng tổn thương bên trong đường tiêu hóa của trẻ nhỏ.
- Chụp X quang: Hình ảnh thu được cho bác sĩ cái nhìn tổng quan về tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, kiểm tra tình trạng viêm và xem xét có sự tắc nghẽn tiêu hóa hay không.
- Kiểm tra độ pH: Kiểm tra xác định lượng axit trong dạ dày của trẻ.
- Xét nghiệm nước tiểu, máu: Thực hiện nhằm xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh lý khác trong trường hợp nôn mửa, buồn nôn không phải do trào ngược dạ dày gây ra.
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ hướng dẫn bố mẹ biện pháp chăm sóc và điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ. Phụ huynh nên tuân thủ theo hướng dẫn để sớm điều trị dứt điểm chứng bệnh này, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em
Dựa vào mức độ trào ngược dạ dày ở trẻ em, bác sĩ sẽ đưa ra phương án khắc phục sao cho đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất. Thông thường, với trường hợp trào ngược sinh lý, bố mẹ có thể điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống của trẻ để điều trị. Tuy nhiên với nguyên nhân bệnh lý gây trào ngược dạ dày, bố mẹ cần can thiệp các biện pháp tác động chuyên sâu hơn.
Dưới đây là các hướng điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em thường được áp dụng:
Điều trị bằng thảo dược thiên nhiên
Trường hợp bệnh nhẹ, phụ huynh có thể cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày cho con bằng các thảo dược thiên nhiên. Đa số mẹo chữa đều khá an toàn, lành tính. Bố mẹ nên dựa vào độ tuổi của trẻ và tính chất của dược liệu để áp dụng mẹo chữa phù hợp. Tham khảo một số cách như:
- Dùng gừng: Gừng có tính ấm, giúp giảm triệu chứng khó chịu, nôn trớ cho trẻ khi bị trào ngược dạ dày. Trong củ gừng có chứa các thành phần chống viêm, kháng khuẩn hỗ trợ loại bỏ tác nhân gây hại trong dạ dày trẻ. Bố mẹ có thể rửa sạch một củ gừng, thái thành lát mỏng rồi hãm với nước sôi. Đợi trong khoảng vài phút rồi lấy nước trà gừng pha một tí mật ong cho trẻ uống. Biện pháp này sẽ giữ ấm bụng, chống nôn cho trẻ, xoa dịu cơn đau rát cổ họng, thực quản.
- Dùng nghệ: Nghệ chứa nhiều chất chống oxy hóa. Sử dụng nghệ chữa bệnh dạ dày đã trở thành mẹo dân gian được nhiều người lựa chọn. Phương pháp này có thể áp dụng cho trẻ em, nhất là đối tượng bệnh nhi đang bị trào ngược dạ dày. Những dược chất có trong nghệ góp phần thúc đẩy vết thương niêm mạc dạ dày mau phục hồi, hỗ trợ diệt khuẩn gây hại cho đường tiêu hóa. Sử dụng bằng cách cho một ít tinh bột nghệ pha với nước ấm và mật ong cho trẻ uống vào buổi sáng.
- Dùng nha đam: Nha đam có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, điều trị một số vấn đề về tiêu hóa. Dùng loại cây này giúp cải thiện trào ngược dạ dày cho trẻ an toàn và lành tính. Dưỡng chất chứa trong phần thịt trong suốt của nha đam giúp vết thương niêm mạc dạ dày thực quản mau chóng cải thiện, xoa dịu tình trạng đau rát kh
ó chịu ở hầu họng do dịch vị trào ngược thường xuyên. Bố mẹ chỉ cần dùng một bẹ nha đam tươi, nấu nước mát cho con uống hàng ngày, sau mỗi bữa ăn để điều trị tình trạng trào ngược dạ dày cho trẻ.
Mẹo chữa dân gian thường khá an toàn và lành tính, ít gây tác dụng phụ đến cơ thể trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hiệu quả của phương án này không nhanh chóng bằng thuốc tân dược và chỉ phù hợp cho tình trạng bệnh nhẹ. Bố mẹ nên kiên trì thực hiện cho trẻ, kết hợp thăm khám y tế để theo dõi tiến độ hồi phục. Kịp thời can thiệp bằng biện pháp chuyên sâu hơn nếu tổn thường đường tiêu hóa không cải thiện sau một khoảng thời gian áp dụng mẹo chữa dân gian.
Điều trị bằng thuốc Tây
Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em bằng thuốc Tây là một trong những biện pháp được bố mẹ lựa chọn. Do thuốc mang lại hiệu quả nhanh, giúp trẻ sớm chấm dứt tình trạng trào ngược khó chịu. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau điều trị bằng thuốc tân dược, trẻ vẫn bị tái phát bệnh hoặc gặp tác dụng phụ.
Chính vì thế, bố mẹ nên cân nhắc khi áp dụng biện pháp này. Nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa để giảm rủi ro ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Một số thuốc thường được kê toa điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ nhỏ như:
- Thuốc anti Hidro: Thường dùng các loại như tagamet, zantac, pepcid,…công dụng ức chế giải phóng histamin và kiểm soát axit dạ dày.
- Thuốc kháng axit: Dùng phổ biến các loại như maalox, mylanta….Thuốc có tác dụng giảm tiết axit dạ dày, cải thiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua hoặc nóng rát bụng, thực quản,…
- Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc prevacid, zegerid, aciphex,…giúp cân bằng axit dạ dày.
- Thuốc kích thích tiêu hóa: Dùng men tiêu hóa, thymozinc, dynamogen,…cải thiện hoạt động tiêu hóa, giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày cho trẻ em.
Sử dụng thuốc Đông y
Sử dụng thuốc Đông y điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em cũng là biện pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn. Thuốc Đông y khá an toàn, lành tính tuy nhiên vị đắng khó uống. Bố mẹ có thể dựa vào tình trạng sức khỏe của con để lựa chọn phương án điều trị phù hợp.
Ngoài ra, trước khi thăm khám, bố mẹ nên tìm hiểu, lựa chọn cơ sở Đông y đảm bảo chất lượng và có độ uy tín cao. Thăm khám tại những cơ sở này giúp đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như an toàn sức khỏe cho trẻ nhỏ. Không tự ý kết hợp thuốc Đông – Tây y hoặc thuốc Nam với nhau khi chưa được thầy thuốc chỉ dẫn.
Kiên trì áp dụng theo liệu trình điều trị của thầy thuốc để trẻ sớm phục hồi sức khỏe. Đa số thuốc Đông y đều đi từ điều trị tận gốc nguyên nhân và bồi bổ sức khỏe cho trẻ. Trẻ không chỉ cải thiện bệnh trào ngược dạ dày mà còn được nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Can thiệp điều trị ngoại khoa
Việc áp dụng phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em tương đối hiếm. Tuy nhiên, trường hợp bệnh khởi phát triệu chứng nặng nề, nguy cơ biến chứng ảnh hưởng sức khỏe, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật điều trị cho bệnh nhi. Các biện pháp can thiệp ngoại khoa như:
- Phẫu thuật mổ hở: Mổ phanh trực tiếp để loại bỏ tổn thương và các tác nhân gây hại.
- Phẫu thuật nội soi: Được sử dụng phổ biến hơn phương pháp mổ hở. Nội soi ít xâm lấn và hạn chế được các di chứng không mong muốn sau phẫu thuật. Người bệnh sẽ được gây mê và sử dụng máy phẫu thuật nội soi chuyên dụng để tiến hành điều trị.
Phụ huynh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị bệnh trào ngược dạ dày cho trẻ. Kết hợp điều trị và chăm sóc cơ thể để con sớm phục hồi sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng ảnh hưởng sự phát triển sau này.
Biện pháp phòng tránh trào ngược dạ dày ở trẻ em
Nhằm phòng tránh hiệu quả trào ngược dạ dày ở trẻ em, bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, bố mẹ nên lưu ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Sữa mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất để trẻ có điều kiện phát triển tốt nhất về thể chất và tư duy. Mẹ nên tránh ăn những thực phẩm có thể gây khó tiêu cho con, bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng để trẻ hấp thu hiệu quả.
- Lựa chọn quần áo thoải mái cho trẻ nhỏ, không nên cho trẻ mặc đồ bó sát khi ăn. Điều này có thể gây trào ngược, khiến trẻ khó thở, không thoải mái khi nhai và nuốt thức ăn.
- Có thể chia nhỏ bữa hàng ngày cho trẻ, không nên để trẻ ăn quá no trong một lần ăn. Tránh để trẻ nằm ngay sau khi ăn, không để trẻ ăn sát giờ ngủ khiến thức ăn tồn đọng trọng dạ dày khó tiêu hóa.
- Tránh để trẻ chạ
y nhảy, vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn để hạn chế tình trạng trào ngược thức ăn. - Lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, không nên để con ăn phải đồ ăn tái, sống hoặc oi thiu. Nên nấu chín, ưu tiên món mềm dễ tiêu hóa,…
- Vệ sinh không gian sống, dùng riêng đồ dùng cá nhân với trẻ em, hạn chế mớm cơm cho trẻ để tránh vi khuẩn từ người lớn lây lan cho trẻ, gây hại cho hệ tiêu hóa. Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.
- Thăm khám và điều trị bệnh cho trẻ, tránh tự ý cho bé dùng thuốc tân dược khi chưa được bác sĩ hướng dẫn để giảm thiểu rủi ro tác dụng phụ gây hại sức khỏe trẻ nhỏ.
Trào ngược dạ dày ở trẻ em là bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Để điều trị, ngoài sử dụng thuốc, bố mẹ có thể điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống cho trẻ nhỏ. Trường hợp nhận thấy biểu hiện khác thường ở trẻ, bố mẹ không nên chủ quan, thay vào đó hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
- Có thể bạn quan tâm:
- 10+ Mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà nhanh chóng
- Top 10 thuốc trị trào ngược dạ dày tốt nhất, phổ biến hiện nay
- 10+ Bài thuốc dân gian chữa viêm hang vị dạ dày hay nhất
- 16 Cách chữa đau dạ dày tại nhà nhanh nhất, giảm đau cấp tốc
Xem thêm: Dị ứng thuốc: Triệu chứng và các phương pháp điều trị