Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Trào ngược dịch mật có nguy hiểm và tự khỏi không?

Trào ngược dịch mật, dạ dày thể hiện cho tình trạng dịch mật trong tá tràng trào lên thực quản, dạ dày. Bệnh lý này cần được sớm chẩn đoán và điều trị. Bởi nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như viêm loét thực quản, trào ngược thực quản dạ dày, ung thư thực quản.

Tìm hiểu trào ngược dịch mật là gì? Có nguy hiểm và tự khỏi không?

Dịch mật là gì?

Dịch mật có màu hơi xanh hoặc màu vàng, tính kiềm (độ pH từ 7 – 7,7), vị đắng, được tiết ra từ gan. Thông thường gan tiết ra khoảng 700 – 800ml mỗi ngày. Lượng dịch mật sau khi tiết ra sẽ được đưa qua ống dẫn mật, sau đó cô đặc lại và toàn bộ được dự trữ trong túi mật.

Đến mỗi bữa ăn,  túi mật sẽ co bóp, hoạt động liên tục, chuyển dịch mật từ túi mật vào tá tràng để quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra. Phụ thuộc vào lượng mỡ trong thức ăn mà lượng dịch mật sẽ được tiết ra nhiều hay ít. Sự bài tiết dịch mật sẽ giảm nếu trong  thức ăn không có mỡ.

Chức năng của dịch mật

Trào ngược dịch mật là gì?

Giữa tá tràng và dạ dày có van môn vị với vai trò mở ra khi lượng thức ăn được dung nạp cần được đưa xuống ruột và nhanh chóng đóng lại ngay để dịch thức ăn không trào ngược từ ruột vào dạ dày.

Tuy nhiên nếu van môn vị không thể đóng mở đúng lúc hoặc không thể đóng kín vì một lý do nào đó thì lượng dịch mật từ tá tràng sẽ nhanh chóng trào ngược lên dạ dày. Đối với những trường hợp van tâm vị mở, lượng dịch mật từ tá tràng có thể trào ngược lên thực quản. Đây được gọi là hiện tượng trào ngược dịch mật.

Dịch mật từ tá tràng trào ngược lên thực quản và dạ dày được gọi là hiện tượng trào ngược dịch mật

Hiện tượng trào ngược dịch mật xảy ra do đâu?

Một số nguyên nhân được liệt kê dưới đây có thể khiến hiện tượng trào ngược dịch mật xuất hiện, bao gồm:

Loét dạ dày – tá tràng

Loét dạ dày – tá tràng khiến hoạt động của dạ dày không được thuận lợi, lượng thức ăn không được tiêu hóa sau khi dung nạp mà ứ đọng lâu ngày trong dạ dày. Điều này làm tăng áp lực lên dạ dày, làm suy yếu cơ tâm vị và cơ môn vị. Từ đó dễ gây ra hiện tượng trào ngược dịch mật.

Phẫu thuật túi mật

Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ trào ngược dịch mật ở những người đã phẫu thuật loại bỏ túi dịch mật cao hơn so với người bình thường.

Biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày

Sau khi thực hiện một số thủ thuật can thiệp ở dạ dày như phẫu thuật cắt dạ dày để giảm cân ở người béo phì hoặc cắt một phần dạ dày, van môn vị có thể bị ảnh hưởng và hoạt động không ổn định. Điều này dẫn đến hiện tượng van môn vị đóng không khít, tạo điều kiện thuận lợi để lượng dịch mật tồn tại trong tá tràng trào ngược lên dạ dày.

Hiện tượng trào ngược dịch mật có thể xảy ra sau khi phẫu thuật cắt dạ dày

Dấ
u hiệu nhận biết trào ngược dịch mật

Khi hiện tượng trào ngược dịch mật xảy ra, người bệnh sẽ nhận thấy, vùng bụng và cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường sau:

Bệnh trào ngược dịch mật có nguy hiểm không?

Lượng dịch mật từ tá tràng trào ngược lên dạ dày sẽ tác động và dẫn đến tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó bệnh lý này còn được xác định là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện.

Khi lượng dịch mật di chuyển lên vùng thực quản và đến ngã ba hầu họng, người bệnh sẽ có cảm giác đắng miệng, có thể bị ho, nôn ra dịch xanh – vàng, phù nề dây thanh và dẫn đến mất tiếng…

Ở một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc chứng barrett thực quản, ung thư dạ dày, ung thư thực quản…

Bệnh trào ngược dịch mật gây ung thư dạ dày, barrett thực quản, ung thư thực quản

Phương pháp chẩn đoán trào ngược dịch mật

Để chẩn đoán chính xác bệnh trào ngược dịch mật, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành nội soi dạ dày thực quản. Bệnh nhân sẽ được nội soi sau khi gây mê.

Thông qua hình ảnh nội soi, bác sĩ chuyên khoa có thể quan sát hiện tượng dịch mật từ tá tràng trào lên dạ dày, những tổn thương của dạ dày, các đám đông của dịch mật, tổn thương ở thực quản…

Bệnh trào ngược dịch mật có tự khỏi không?

Theo các chuyên gia, bệnh trào ngược dịch mật không thể tự khỏi. Vì thế sau khi thăm khám, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng những phương pháp sau:

Sử dụng thuốc

Để điều trị trào ngược dịch mật, bác sĩ chuyên khoa có thể cho bạn sử dụng các loại thuốc chữa bệnh sau:

Thuốc ức chế bơm proton được sử dụng khá phổ biến do có khả năng dung nạp tốt. Loại thuốc này có tác dụng cải thiện những triệu chứng xảy ra bởi tình trạng tăng tiết acid dịch vị. Đồng thời kiểm soát hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

Thông thường, để điều trị trào ngược, bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng nhóm thuốc loại bỏ hoặc làm giảm lượng dịch mật như Cisaprid, Questran và Colestid… Trong đó Cisaprid là thuốc được sử dụng để kiểm soát bệnh lý ở trẻ em.

Cả hai nhóm thuốc nêu trên đều có khả năng kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên việc đưa thuốc vào quá trình điều trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Chính vì thế, khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton và nhóm thuốc loại bỏ hoặc làm giảm lượng dịch mật, người bệnh cần tuân thủ đúng thời gian sử dụng, liều dùng, cách dùng thuốc… do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh trào ngược dịch mật

Phẫu thuật

Để điều trị trào ngược dịch mật, một số phương pháp phẫu thuật dưới đây có thể được chỉ định:

Tỷ lệ chữa khỏi bệnh trào ngược của phương pháp Roux-en-Y là 50 – 90%. Khi thực hiện phương pháp điều trị này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành dẫn ống mật nối chung với hỗng tràng. Hỗng tràng được xác định là phần sau của tá tràng.

Khi gan tiết dịch mật, thay vì đổi trực tiếp vào tá tràng, lượng dịch mật sẽ di chuyển đến hỗng tràng. Từ đó giúp ngăn chặn tình trạng lượng dịch mật từ tá tràng trào ngược lên dạ dày.

Mục đích của phương pháp phẫu thuật là nhằm đảm bảo khả năng co thắt và hoạt động của cơ vòng thực quản. Dịch mật và acid sẽ không thể di chuyển cũng như trào ngược lên trên khi cơ vòng thắt chặt.

Phương pháp antireflux được thực hiện bằng cách sử dụng dụng cụ hỗ trợ gói lại một phần của dạ dày gần với thực quản. Sau đó tiến hành khâu vòng quanh cơ thắt thực quản.

Để điều trị trào ngược dịch mật, một số phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Đối với những trường hợp mắc bệnh trào ngược dịch mật, bệnh nhân cần kết hợp phương pháp điều trị chuyên sâu cùng với thói quen sinh hoạt lành mạnh. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh lý một cách hiệu quả hơn. Cụ thể:

Áp dụng các bài tập thể dục phù hợp để duy trì trọng lượng của cơ thể ở mức hợp lý và chữa trào ngược

Bệnh trào ngược dịch mật có thể dễ dàng xuất hiện và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng cảnh báo bệnh, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan:

  • Ung thư dạ dày giai đoạn cuối
  • Ung thư thực quản và trào ngược dạ dày có liên quan thế nào?

Xem thêm: Nutrip Gold tái tạo phục hồi sụn khớp có hiệu quả? Mua ở đâu?

Rate this post
Exit mobile version