Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Trẻ bị mất ngủ, khó ngủ nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

Trẻ bị mất ngủ, khó ngủ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Tuy nhiên, đa phần các rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ đều có thể cải thiện thông qua việc thay đổi thói quen và áp dụng một số biện pháp tự nhiên. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, trẻ có thể phải can thiệp các biện pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ bị mất ngủ, khó ngủ có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý

Nhận biết trẻ bị mất ngủ, khó ngủ

Tình trạng mất ngủ, khó ngủ không chỉ xảy ra ở người trưởng thành mà còn xuất hiện ở trẻ em – kể cả trẻ sơ sinh. Tương tự như người lớn, các rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Vì vậy, phụ huynh cần nhận biết các biểu hiện bất thường và chủ động cho trẻ thăm khám, xử lý trong thời gian sớm nhất.

Đối với trẻ bị rối loạn giấc ngủ, phụ huynh có thể nhận thấy các biểu hiện như:

Trẻ bị mất ngủ, khó ngủ do nguyên nhân nào?

Như đã đề cập, mất ngủ ở trẻ nhỏ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau (bao gồm nguyên nhân sinh lý và bệnh lý). Việc xác định nguyên nhân sẽ giúp phụ huynh dễ dàng khắc phục và cải thiện các rối loạn giấc ngủ ở con trẻ.

Một số nguyên nhân có thể gây ra chứng mất ngủ, khó ngủ ở trẻ em:

1. Bụng đói hoặc quá no

Bụng đói hoặc quá no là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng mất ngủ, khó ngủ ở trẻ – đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Thực tế cho thấy, phụ huynh thường cho trẻ ăn hoặc bú nhiều hơn mức cần thiết khiến trẻ quá no, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và mất ngủ.

Tình trạng để bụng quá đói cũng có thể khiến trẻ khó chìm vào giấc ngủ và dễ thức giấc giữa đêm. Khi đói, cơ thể trẻ thiếu năng lượng và dinh dưỡng gây ra cảm giác cồn cào, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng – thời gian ngủ.

2. Thiếu vi chất dinh dưỡng

Thực tế, trẻ nhỏ bị mất ngủ và khó ngủ còn có thể do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng – đặc biệt là magie và canxi. Tình trạng này gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do cơ thể mẹ suy nhược hoặc có chế độ ăn không phù hợp khiến nguồn sữa không cung cấp đầy đủ khoáng chất cần thiết cho bé.

Canxi không chỉ quan trọng đối với hệ thống xương khớp mà còn tham gia vào nhiều hoạt động sống của cơ thể. Thiếu hụt canxi làm giảm hoạt động sản xuất hormone melatonin của tuyến tùng (hormone tạo cảm giác buồn ngủ). Vì vậy, tình trạng này có thể khiến trẻ khó chìm vào giấc ngủ, ngủ chập chờn và dễ thức giấc giữa đêm.

Ngoài ra, trẻ nhỏ bị thiếu canxi còn phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe như còi xương, chậm dậy thì (đối với bé gái), co giật các cơ, chuột rút, khó nuốt, dị cảm, da khô ráp, đau nhức răng,…

Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng (canxi, magie,…) có thể khiến trẻ dễ quấy khó và thức giấc giữa đêm

Bên cạnh chứng thiếu canxi, tình trạng mất ngủ và thiếu ngủ ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của việc thiếu magie – một trong những loại khoáng chất quan trọng của cơ thể. Magie tham gia vào quá trình tạo mô xương, đồng thời giữ nhiều chức năng quan trọng đối với tim mạch và não bộ. Thiếu hụt magie gây ức chế quá trình thư giãn của não bộ dẫn đến tình trạng khó ngủ, mệt mỏi, ngủ chập chờn và dễ thức giấc.

Vì vậy trong một số trường hợp, chứng mất ngủ và khó ngủ ở trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi rất có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng (magie và canxi).

3. Mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp

Tình trạng khó ngủ, mất ngủ ở trẻ nhỏ cũng có thể do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm VA, viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh và cảm cúm. Các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gây sốt cao, mệt mỏi và cản trở đường thở khiến cho trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc và dễ thức giấc.

Khó ngủ, mất ngủ ở trẻ nhỏ có thể là hệ quả do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp

Thông thường, tình trạng mất ngủ và khó ngủ do những nguyên nhân này có thể thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu bị viêm nhiễm đường hô hấp mãn tính, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng rối loạn giấc ngủ trong thời gian dài.

4. Ảnh hưởng của một số bệnh lý khác

Ngoài các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ còn có thể là hệ quả do các bệnh lý liên quan đến não bộ, tim mạch, tiêu hóa, dị ứng,… Các bệnh lý này thường bùng phát triệu chứng mạnh về đêm khiến não bộ bị căng thẳng, khó chìm vào giấc ngủ và dễ thức giấc giữa đêm.

5. Căng thẳng thần kinh

Căng thẳng thần kinh không chỉ xảy ra ở người trưởng thành mà còn có thể gặp ở trẻ em – đặc biệt là trẻ trong độ tuổi dậy thì. Ở giai đoạn này, sự gia tăng đột ngột của các hormone giới tính cộng với tâm lý thay đổi và nhạy cảm chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ căng thẳng, lo âu hơn so với bình thường.

Áp lực từ việc học, mâu thuẫn với bạn bè, người thân,… có thể vô tình hình thành tâm lý căng thẳng và khiến trẻ dễ mất ngủ, khó ngủ.

6. Do thói quen ngủ, sinh hoạt

Ngoài ra, chứng mất ngủ ở trẻ nhỏ còn có thể bắt nguồn từ các thói quen ngủ và sinh hoạt không lành mạnh như:

Thói quen ru trẻ ngủ trên tay có thể khiến trẻ khó ngủ, mất ngủ khi nằm trên giường

7. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng mất ngủ và khó ngủ ở trẻ nhỏ còn có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

Trẻ thường bị mất ngủ, khó ngủ trong giai đoạn mọc răng, sắp biết bò hoặc biết đi

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng khó ngủ và mất ngủ ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đa phần đều bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý và hoàn toàn có thể cải thiện mà không cần can thiệp các biện pháp y tế.

Trẻ bị mất ngủ có sao không?

Tương tự như người trưởng thành, giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ ở độ tuổi dậy thì. Ngủ đúng giờ và đủ giấc giúp cơ thể khỏe mạnh, phục hồi hoạt động của các cơ quan và thúc đẩy trẻ phát triển toàn diện. Ngược lại, tình trạng mất ngủ, khó ngủ có thể khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm và gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng như:

Cách điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ ở trẻ nhỏ

Chứng mất ngủ và khó ngủ ở trẻ nhỏ gây ra nhiều ảnh hưởng đối với cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Ở trẻ trong độ tuổi dậy thì, tình trạng này còn làm gia tăng các vấn đề tâm lý như stress, trầm cảm và rối loạn lo âu. Do đó ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ, phụ huynh nên thực hiện một số biện pháp cải thiện sau:

1. Thay đổi các thói quen xấu

Đa phần tình trạng trẻ bị mất ngủ, khó ngủ đều bắt nguồn từ thói quen ngủ, ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Vì vậy để cải thiện chất lượng và thời gian ngủ, phụ huynh nên thay đổi một số thói quen xấu như:

Vệ sinh không gian ngủ và cho trẻ quần áo thoải mái khi ngủ

Thống kê cho thấy, có đến 80% trẻ nhỏ cải thiện chất lượng giấc ngủ rõ rệt sau khi thay đổi thói quen ngủ và sinh hoạt. Tuy nhiên đối với trường hợp trẻ bị mất ngủ do nguyên nhân bệnh lý, phụ huynh nên kết hợp thêm một số phương pháp để tác động toàn diện đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

2. Cải thiện mất ngủ ở trẻ nhỏ bằng chế độ dinh dưỡng

Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ, khó ngủ ở trẻ nhỏ. Do đó bên cạnh việc thay đổi thói quen, phụ huynh nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Nên bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé để cải thiện sức khỏe và các rối loạn giấc ngủ thường gặp

Chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bé:

Không chỉ tốt cho giấc ngủ, chế độ dinh dưỡng khoa học còn giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

3. Điều trị bệnh lý nguyên nhân

Trẻ nhỏ cũng có thể bị mất ngủ, khó ngủ do mắc các bệnh lý về đường hô hấp, dị ứng và các bệnh da liễu mãn tính. Trong trường hợp này, phụ huynh nên tích cực điều trị bệnh cho con trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng khó chịu và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra, nên kết hợp thực hiện một số biện pháp tại nhà để giảm nhẹ các triệu chứng và giúp trẻ dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn.

4. Trị mất ngủ cho trẻ bằng biện pháp tự nhiên

Bên cạnh những biện pháp trên, phụ huynh cũng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ với một số mẹo tự nhiên như:

Mẹ có thể cải thiện tình trạng trẻ khó ngủ bằng cách cho trẻ tắm với tinh dầu tự nhiên, sử dụng gối ngủ,…

Mất ngủ, khó ngủ ở trẻ nhỏ – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ở một số ít trường hợp, khó ngủ và mất ngủ ở trẻ nhỏ có thể là biểu hiện của rối loạn tâm lý, thần kinh. Vì vậy, phụ huynh nên cho trẻ gặp bác sĩ trong những trường hợp sau:

Trẻ bị mất ngủ, khó ngủ kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý. Vì vậy khi nhận thấy những biểu hiện bất thường ở con trẻ, phụ huynh cần chủ động thực hiện các biện pháp cải thiện. Trong trường hợp triệu chứng kéo dài, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị y tế trong trường hợp cần thiết.

Nguồn: https://ihs.org.vn/tre-bi-mat-ngu-kho-ngu-38523.html

Xem thêm: 10+ Cách trị phong ngứa tại nhà bằng mẹo dân gian an toàn, hiệu quả

Rate this post
Exit mobile version