Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Trẻ sơ sinh bị vàng da: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trẻ sơ sinh bị vàng da là hiện tượng khá phổ biến. Thông thường, tình trạng này sẽ biến mất sau đó từ 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý và tham vấn ý kiến bác sĩ, tránh vàng da xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Vàng da ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị vàng da là như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị vàng da thông thường bắt đầu từ ngày thứ hai sau khi chào đời. Theo đó, tình trạng này sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 7 – 14 ngày. Khi mới khởi phát, da ở vùng mặt và lòng trắng mắt của trẻ bị vàng đầu tiên. Hiện tượng này bắt đầu lan dần ra vùng bụng, ngực hoặc qua rốn. Ở mức độ nặng, vàng da sẽ lan dần xuống tận lòng bàn tay, bàn chân.

Có hai dạng vàng da mà trẻ sơ sinh thường gặp phải đó là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Trong đó, vàng da sinh lý xuất hiện và có thể biến mất nhanh chóng trong khoảng thời gian đã nêu trên. Tuy nhiên, nếu vàng da do bệnh lý, trẻ sơ sinh có nguy cơ bị hôn mê hoặc co giật nguy hiểm.

Vàng da sinh lý: Xuất hiện sau 24 giờ kể từ khi chào đời đối với trẻ sơ sinh tròn tháng. Sau 1 – 2 tuần tuổi, tình trạng vàng da tự động biến mất. Trẻ nhũ nhi khi bị vàng da sinh lý thường có những biểu hiện như:

Vàng da bệnh lý: Tình trạng này có thể bắt đầu sau khi trẻ ra đời được 24 giờ và kéo dài không khỏi. Biểu hiện cơ bản nhận biết trẻ bị vàng da bệnh lý là:

Nếu trẻ rơi vào tình trạng này, người thân cần thông báo với bác sĩ để có biện pháp điều trị. Bởi vì, vàng da do bệnh lý không chữa trị trong thời gian dài có thể gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, người nhà nên có biện pháp phân biệt vàng da sinh lý với vàng da bệnh lý để có cách xử lý nhanh chóng, phù hợp.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số các tác nhân phổ biến:

Đối với tình trạng vàng da sinh lý:

Quá trình tích tụ sắc tố mật vàng (bilirubin) trong máu diễn ra bất thường là nguyên nhân gây nên tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Đây có thể được xem là “chất thải” của cơ thể khi những tế bào hồng cầu hư hỏng hoặc cũ bị loại bỏ để sản sinh ra các tế bào mới.

Khi trẻ rời khỏi bao ối của mẹ để tiếp xúc với môi trường mới. Lúc này, một vài thay đổi sinh lý trong cơ thể trẻ khiến da chuyển màu. Đặc biệt là hiện tượng các tế bào hồng cầu bắt đầu được sử dụng và sản sinh từ nguồn cung cấp mới.

Trẻ sơ sinh bị vàng da do tình trạng bất ổn bilirubin trong máu

Lượng tế bào cao dẫn đến tình trạng chúng liên tục bị phá vỡ, nhưng gan vẫn chưa đáp ứng được công suất hoạt động này. Vì thế mà hiện tượng vàng da được hình thành.

Tuy nhiên, khi trẻ bước sang khoảng tuần thứ 2 kể từ khi chào đời, gan sẽ dần hoàn thiện. Khi đó, bilirubin sẽ được xử lý hiệu quả hơn. Tình trạng vàng da cũng dần biến mất và không gây tác hại gì đối với cơ thể trẻ.

Đối với tình trạng vàng da bệnh lý: 

Yếu tố nguy cơ khiến trẻ sơ sinh bị vàng da

Ngoài các nguyên nhân kể trên, hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ gia tăng nếu gặp phải các yếu tố nguy cơ sau đây:

Trên đây là những yếu tố nguy cơ cao khiến trẻ sơ sinh chào đời mắc phải chứng vàng da. Để đảm bảo an toàn cho em bé, phụ huynh nên thông báo với bác sĩ, y tá khi con có các biểu hiện bất thường.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da cần đến gặp bác sĩ

Nếu tình trạng vàng da xuất hiện và tự biến mất trong thời gian ngắn, ba mẹ không phải quá lo lắng. Nhưng nếu tình trạng này diễn tiến kéo dài không có dấu hiệu suy giảm, ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay khi:

Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không?

Trường hợp vàng da ở trẻ nhũ nhi do yếu tố sinh lý không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này hình thành liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn thì trẻ cần được điều trị sớm. Một vài trường hợp không nhận biết, trẻ dễ bị biến chứng nguy hiểm như:

Tình trạng vàng da nặng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Do đó, thông thường các bác sĩ sẽ tầm soát tình trạng vàng da của trẻ trước khi cho mẹ và bé xuất viện. Nếu có tình trạng vàng da sinh lý, cần điều trị sớm phòng tránh các nguy cơ không mong muốn xảy ra.

Phương pháp chẩn đoán trẻ sơ sinh bị vàng da

Sau khi vừa chào đời, trẻ sơ sinh sẽ được bác sĩ theo dõi và quan sát những dấu hiệu để phát hiện sớm chứng vàng da. Nếu có bất ổn, việc tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm và điều trị cho trẻ là vô cùng cần thiết. Một số xét nghiệm cơ bản nếu sau khi chào đời em bé xuất hiện dấu hiệu vàng da như:

Tuy nhiên, nhiều trường hợp mẹ và bé ra viện sớm hơn thời gian xuất hiện vàng da. Tình trạng này có thể được phát hiện tại nhà. Thế, nên mẹ cần lưu ý các thao tác nhận diện cơ bản sau đây để có cách xử trí kịp thời và an toàn cho bé:

Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Để điều trị chứng vàng da cho trẻ sơ sinh, hiện nay có các cách cơ bản như chiếu đèn, thay máu hoặc immunoglobulin truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, dựa vào mức độ vàng da mà những trẻ khác nhau sẽ có cách điều trị riêng. Trường hợp vàng da nặng, các bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện đồng thời cả 3 phương pháp đã nêu. Dưới đây là thông tin chi tiết 3 phương pháp điều trị này:

Chiếu đèn trị vàng da cho trẻ sơ sinh

Đây là biện pháp điều trị phổ biến đối với bệnh vàng da sơ sinh. Thông qua việc chiếu đèn, bilirubin tự động chuyển hóa sang dạng hợp chất có thể hòa tan trong nước dễ dàng. Sau đó, chất này sẽ được đào thải bởi phân hoặc nước tiểu đi ra ngoài cơ thể.

Chiếu đèn là cách thức an toàn và dễ thực hiện, ngay cả khi em bé bú mẹ cũng có thể thực hiện được. Để đáp ứng được các nhu cầu đối tượng, các chuyên gia đã phát triển nhiều dạng đèn chiếu khác nhau. Cụ thể, có thể kể đến là đèn dạng nôi cho trẻ, đèn kẹp chiếu trên dưới, dạng chăn hoặc túi quấn quanh người trẻ,…

Chiếu đèn điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh

Thay máu điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Đối với trường hợp trẻ bị vàng da nặng, phương pháp chiếu đèn không còn tác dụng. Cùng với đó, nồng độ bilirubin trong máu tăng vượt mức, các bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện biện pháp thay máu để điều trị. Với cách thức này, lượng bilirubin trong máu trẻ sơ sinh sẽ được giảm xuống mức ổn định.

Tuy nhiên, biện pháp xâm lấn này vẫn sẽ có một vài rủi ro đối với trẻ nhỏ. Chính vì thế, để hạn chế thấp nhất nguy cơ trẻ sơ sinh bị biến chứng ảnh hưởng tới não khi bilirubin tăng cao. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn người nhà cách nhận biết và theo dõi tình trạng của trẻ. Nếu có bất ổn sẽ sớm thực hiện chiếu đèn để điều trị.

Immunoglobulin truyền tĩnh mạch điều trị vàng da

Nếu nguyên nhân gây nên tình trạng vàng da liên quan đến nhóm máu của người mẹ, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện điều trị bằng phương pháp immunoglobulin truyền tĩnh mạch. Immunoglobulin được tạo dưới dạng chế phẩm sinh học, tác dụng là hỗ trợ cải thiện tình trạng vàng da cho trẻ sơ sinh.

Ngoài những biện pháp cơ bản trên đây, để điều trị chứng vàng da của trẻ, nhiều người đã áp dụng phương pháp dân gian bằng cách sử dụng lá để tắm cho trẻ. Các loại được sử dụng phổ biến có thể kể đến như lá chè xanh (trà xanh) hay cỏ mần trầu.

Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý đến cách tắm, động tác khi tắm cho trẻ sơ sinh, tránh làm da em bé bị tổn thương nguy hiểm.Tốt nhất, khi thấy tình trạng vàng da xuất hiện ở trẻ, bạn nên báo với bác sĩ để kịp thời xử lý.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da

Để việc điều trị vàng da cho trẻ diễn ra được thuận lợi, bạn có thể tham khảo thêm cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới đây:

Trên đây là những thông tin về vấn đề trẻ sơ sinh bị vàng da. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc nội dung hữu ích nhất. Để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, bạn nên theo dõi những thay đổi trên cơ thể con mỗi ngày. Nhanh chóng thăm khám y tế khi con có biểu hiện lạ là cách tốt nhất giúp bạn phòng tránh những nguy cơ cho trẻ sơ sinh.

Nguồn: https://ihs.org.vn/tre-so-sinh-bi-vang-da-35455.html

Xem thêm: Viêm khớp gối ở trẻ em: Những triệu chứng và cách chữa cha mẹ cần lưu ý

Rate this post
Exit mobile version