Viêm khớp gối ở trẻ em là bệnh lý do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hoàn toàn có thể gây biến chứng nguy hiểm kéo theo nguy cơ tàn phế. Cùng tìm hiểu thông tin về chứng đau khớp gối ở trẻ em qua bài viết dưới đây.
Viêm khớp gối ở trẻ em là gì? Dấu hiệu nhận biết
Viêm khớp gối ở trẻ em là tình trạng gối bị tổn thương do nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, viêm đau khớp xảy ra do những hoạt động thể chất sau tư thế, quá mức hoặc sau các chấn thương.
Dấu hiệu nhận biết chứng viêm khớp gối ở trẻ nhỏ thường đặc trưng bởi những cơn đau, đau lan sang chân, bắp chân, đùi, mặt trong của khớp gối. Ngoài ra, trẻ nhỏ còn có thể cảm nhận những triệu chứng sau:
- Viêm đau nhức ở đùi, bắp chân hay phần sau của đầu gối.
- Đau kéo dài liên tục, có thể lên đến 24h.
- Sưng viêm bên trong hoặc xung quanh vùng khớp gối.
- Đau khớp gối dữ dội sau vận động hoặc va chạm.
- Cơ thể uể oải, thiếu năng lượng.
- Đi đứng không vững, thường dùng một chân trong hoạt động hàng ngày.
- Sốt cao.
Nguyên nhân trẻ em bị viêm đau khớp gối
Tình trạng viêm khớp gối ở trẻ em có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm các yếu tố bệnh lý hay thể trạng của các bé như sau:
Nhiễm trùng
Yếu tố nhiễm trùng ở đầu gối sẽ khiến cho đầu gối bị đau, sưng viêm và tạo thành bệnh viêm khớp gối ở trẻ em. Tình trạng nhiễm trùng khớp gối không quá phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm.
- Đau khớp gối nhất là lúc đi lại vận động, đau đớn kéo dài lên đến vài tháng hoặc cả năm.
- Khó khăn trong vấn đề co duỗi khớp, đặc biệt là vào buổi sáng khi các bé mới thức dậy.
- Xuất hiện tiếng lạo xạo ở ổ khớp khi đi lại hoặc vận động đầu gối.
Viêm khớp gối nhiễm khuẩn là bệnh lý rất nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động của trẻ nhỏ. Vì vậy ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng khớp gối gây sưng đau, bố mẹ cần cho con đến khám ngay tại các cơ sở y tế.
Viêm xương khớp
Viêm xương khớp là bệnh lý hoại tử vùng xương bên dưới màng cứng, chúng gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến phần xương chũm tại khớp gối. Những biểu hiện nhận biết rõ ràng nhất là cứng khớp gối, hạn chế khả năng di chuyển, ảnh hưởng phạm vi hoạt động.
Viêm xương khớp ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể cải thiện sớm bằng phác đồ điều trị viêm khớp với thuốc trị nội khoa và phục hồi chức năng. Ở đối tượng người lớn hơn 13 tuổi sẽ có thể thực hiện nội soi khớp và tiến hành phẫu thuật.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp có thể xảy ra ở trẻ nhỏ có độ tuổi từ 6 tháng đến 16 tuổi. Những dấu hiệu của bệnh đó là đau nhức, nóng rát khớp gối, vùng da quanh khớp đỏ lên.
Khác với tình trạng viêm khớp dạng thấp ở người lớn, đối tượng trẻ nhỏ có thể cải thiện đáng kể triệu chứng của bệnh nếu được điều trị theo phác đồ hợp lý. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể nặng thêm thành mãn tính và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày.
Biến chứng viêm khớp dạng thấp ở trẻ em phải kể đến như mờ mắt, hạn chế vận động, viêm màng bồ đào,… Vì thế bố mẹ nên cho trẻ thăm khám sớm khi có các triệu chứng bệnh dù là nhỏ nhất.
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là một bộ phận bao ngoài ổ khớp có tác dụng bảo vệ ổ khớp, hình thành dịch khớp bôi trơn các cử động của đầu gối. Viêm bao hoạt dịch thường hiếm gặp ở trẻ nhỏ và chúng có thể gây biến đổi cấu trúc, hạn chế hoạt động của đầu gối.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do trẻ nhỏ bị chấn thương trực tiếp tại vùng đầu gối, vận động thể chất quá sức vùng đầu gối. Nếu không được điều trị sớm, viêm bao hoạt dịch sẽ gây ra tê khớp hay bại liệt toàn thân.
Trật khớp xương bánh chè
Tình trạng trật khớp xương bánh chè rất dễ xảy ra do những tai nạn, chấn thương hay va đập trực tiếp. Những triệu chứng dễ nhận biết bệnh đó là đau vùng xương bánh chè, cứng khớp, đau đớn khi di chuyển, trong trường hợp bệnh nặng đầu gối có thể bị biến dạng, nhô ra bên ngoài.
Trật khớp xương bánh chè là tình trạng nghiêm trọng và cần theo dõi y tế. Trong tình huống trẻ nhỏ bị nứt hay vỡ xương bánh chè, bác sĩ cần nẹp cố định bằng đinh vít hoặc dây y tế để tránh tổn thương lân cận. Ngoài ra cần kết hợp tập luyện phục hồi chức năng để sớm bình phục.
Chấn thương phần mềm ở đầu gối
Viêm khớp gối ở trẻ em còn có thể do tình trạng chấn thương phần mềm. Xuất phát do chấn thương từ các hoạt động thể chất, bệnh có thể gây xuất huyết trong khớp gối, nứt khớp hay đứt dây chằng chéo trước.
Thông thường, chấn thương mô mềm chỉ cần nghỉ ngơi, vận động và chăm sóc tại nhà là có thể ổn định lại. Tuy nhiên nếu thấy đầu gối bị thay đổi vị trí, sưng to hay đau nhức không khỏi thì bố mẹ cần cho bé đi khám.
U khớp gối
Viêm khớp gối còn có thể là dấu hiệu của việc xuất hiện các khối u nang trong bao hoạt dịch. Phần lớn các khối u này đều lành tính, gây đau nhức nhẹ mà không có triệu chứng lâm sàng nào khác.
Cơn đau do u khớp gối chủ yếu xuất hiện vào ban đêm và có thể giảm bớt nếu trẻ nghỉ ngơi hay dùng thuốc giảm đau. U khớp gối nếu ác tính có thể dẫn đến ung thư xương sau một thời gian phát triển. Vì thế bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán sớm.
Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh rối loạn tự miễn dịch có ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng lupus thường không xuất hiện nhiều ở trẻ em nhưng khả năng cao thường gặp ở trẻ vị thành niên đặc biệt là các bé gái.
Lupus có thể xuất hiện gây nhiều triệu chứng ở trẻ nhỏ như:
- Mệt mỏi nhiều mặc dù đã được nghỉ ngơi.
- Đau sưng khớp, cứng khớp.
- Nổi ban đỏ trên da, hầu hết ở trên má hay vùng cánh mũi.
- Sốt cao.
- Tóc rụng nhiều.
Lupus ban đỏ là bệnh lý kéo dài với những triệu chứng tăng dần ảnh hưởng đến sức khỏe các bé. Việc chẩn đoán và điều trị sớm là hoàn toàn cần thiết để kiểm soát bệnh.
Bệnh bạch cầu
Đây là một dạng ung thư máu phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh xuất hiện ở bên trong tủy xương và có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống xương của cơ thể, trong đó có khớp gối.
Những triệu chứng của bệnh bạch cầu ở trẻ có thể gặp như thiếu máu, dễ xuất hiện các bầm tím, nhiễm trùng gây sốt kéo dài, đau dạ dày, sưng hạch bạch huyết, khó thở,…
Việc điều trị sớm có ý nghĩa rất nhiều đối với tình trạng ung thư máu ở trẻ nhỏ. Chúng sẽ giúp kiểm soát tốt diễn biến của bệnh, ngăn ngừa các tế bào ác tính phát triển và cải thiện chất lượng của tế bào máu khỏe mạnh.
Phương pháp điều trị viêm khớp gối ở trẻ em
Đau khớp gối ở trẻ nhỏ gây nhiều phiền toái đến cuộc sống cũng như sức khỏe của các bé, vì thế việc chữa trị nhanh chóng ngay từ sớm là hoàn toàn cần thiết.
Điều trị viêm khớp gối ở trẻ còn phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ trầm trọng của bệnh. Thông thường, đau khớp gối sẽ được giảm bớt thông qua việc nghỉ ngơi.
Một số các biện pháp điều trị viêm khớp gối ở trẻ em có thể được bác sĩ chỉ định áp dụng như:
Chườm ấm đầu gối
Chườm nóng là một phương pháp giúp giảm đau xương khớp rất tốt mà chúng ta thường hay áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Bố mẹ hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp này để thực hiện cho trẻ nhỏ ngay tại nhà.
Sử dụng một túi nước có độ nóng vừa phải để chườm vào đầu gối bị viêm đau, ngoài ra có thể sử dụng ngải cứu rang muối bọc vải mỏng để chườm đều được. Bố mẹ nên chú ý về độ nóng của túi chườm để tránh gây bỏng da của trẻ, nên chườm khi trẻ còn thức.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho trẻ tắm nước ấm mỗi ngày đặc biệt là trước khi đi ngủ để giảm đau nhức vùng đầu gối, kích thích lưu thông máu và giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn.
Massage vùng đầu gối
Massage là biện pháp giúp làm giảm các cơn đau đầu gối rất hữu hiệu. Phương pháp này giúp kích thích lưu thông máu tại khớp, giải tỏa các điểm tắc ứ gây đau.
Massage thường xuyên nhất là vào buổi tối sẽ giúp các bé giảm đau, cảm thấy thoải mái hơn và dễ ngủ. Ngoài ra, xoa bóp khớp còn giúp khớp vận động ngay cả khi bé đang nghỉ ngơi, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa khớp.
Thực hiện một số bài tập
Các bài tập cơ bản, bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức đầu gối. Bố mẹ có thể giúp cho bé giải tỏa áp lực tại đầu gối bằng phương pháp kéo dài bắp chân – đùi trong.
Tuy nhiên, việc tập các bài tập kéo dài có thể gây nên tình trạng đau nhức khó chịu tăng nặng. Vì vậy trước khi thực hiện các bài tập cho bé, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác ĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Sử dụng thuốc điều trị
Nếu tình trạng đau khớp gối ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và vận động của trẻ nhỏ, bố mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen, Ibuprofen,… Các loại thuốc này sẽ giúp kiểm soát những cơn đau và triệu chứng bệnh liên quan.
Tuy nhiên, bố mẹ không được cho trẻ nhỏ sử dụng Aspirin để điều trị tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Tất cả các loại thuốc Tây y đều có thể mang lại ảnh hưởng tiêu cực nhất định đối với sức khỏe, vì thế phụ huynh cần thật cẩn trọng khi cho trẻ dùng thuốc.
Nếu những triệu chứng viêm khớp gối ở trẻ em không có dấu hiệu giảm bớt mặc dù đã áp dụng những phương pháp điều trị trên thì bố mẹ cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa. Trong tình huống xấu nhất, viêm khớp gối đã biến chứng nặng nề thì cần phẫu thuật để điều trị các bệnh lý liên quan dứt điểm.
Biện pháp phòng ngừa tình trạng đau khớp gối ở trẻ em
Đau khớp gối ở trẻ nhỏ khiến cho các bé gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý trong quá trình phát triển. Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp cho bố mẹ phòng ngừa tối đa những chấn thương đối với trẻ nhỏ:
- Kiểm soát cân nặng ổn định cho trẻ nhỏ. Giảm cân khoa học nếu như bé đang gặp tình trạng thừa cân, béo phì. Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực của trọng lượng cơ thể lên các khớp đầu gối, giảm tổn thương và tình trạng thoái hóa khớp.
- Rèn luyện thói quen tập luyện thể thao, các hoạt động thể chất và vận động một các an toàn vừa sức. Khởi động làm nóng cơ thể, sau đó cho trẻ tập các bài tập như duỗi chân, xoay đầu gối,…
- Thực hiện các bài tập chuyên sâu để tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai của xương khớp mỗi ngày. Điều này sẽ giúp giảm các cơn đau và tăng cường hoạt động của đầu gối.
- Hướng dẫn trẻ nhỏ các tư thế sinh hoạt phù hợp nhất là khi mang vác vật nặng để tránh ảnh hưởng đến cột sống, khớp đầu gối.
- Đối với các bé tham gia đào tạo vận động viên, bé cần thực hiện các bài tập vừa sức, xây dựng quãng nghỉ phù hợp để đầu gối không bị quá sức.
- Đau khớp gối kiêng gì? – Cần kết hợp việc tập luyện với chế độ ăn lành mạnh để nâng cao sức khỏe, rút ngắn thời gian điều trị bệnh và tăng cường sức đề kháng, phòng tránh tối đa những bệnh lý có thể gặp phải.
Trẻ đau khớp gối khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau khớp gối ở trẻ thông thường có thể cải thiện tại nhà, tuy nhiên tình trạng này trở nên nghiêm trọng và kèm theo nhiều dấu hiệu khác thì bố mẹ nên cho trẻ đến viện để kiểm tra. Khi trẻ có các biểu hiện dưới đây cần được thăm khám ngay càng sớm càng tốt.
- Sưng to và đỏ vùng khớp gối.
- Gặp phải các chấn thương trực tiếp tại đầu gối gây thâm tím và đau nhức.
- Không giữ được thăng bằng khi đứng và gặp khó khăn khi di chuyển.
- Cân nặng giảm nhanh không rõ nguyên nhân.
- Nổi mề đay, ban đỏ một số vị trí trên cơ thể.
- Ăn uống không ngon miệng, kén ăn và bỏ ăn.
- Mệt mỏi quấy khóc kéo dài.
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quan, kiểm tra phản ứng của khớp gối, thực hiện xét nghiệm tổng thể để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, từ đó đề ra phác đồ chữa trị phù hợp với sức khỏe.
Viêm khớp gối ở trẻ em là một bệnh lý hay gặp gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và kéo theo nhiều bệnh lý mãn tính liên quan khác. Vì thế, nếu trẻ nhỏ thường xuyên bị đau đầu gối thì bố mẹ nên cho bé đi đến bệnh viện để điều trị kịp thời.