Các nhà khoa học tin rằng, u hạt phổi giúp bao vây và ngăn chặn sự lây lan của các vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm…). Tuy nhiên, đây cũng là biểu hiện của các tình trạng tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Các nhà khoa học tin rằng, u hạt phổi giúp bao vây và ngăn chặn sự lây lan của các vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm…). Tuy nhiên, đây cũng là biểu hiện của các tình trạng tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Vậy bạn đã biết gì về u hạt phổi? Hãy cùng HelloBacsi tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!
Vậy bạn đã biết gì về u hạt phổi? Hãy cùng HelloBacsi tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu chung
U hạt phổi là gì?
U hạt phổi là một tập hợp các tế bào viêm khu trú trong phổi, có thể có một u hạt đơn lẻ hoặc nhiều u hạt nằm rải rác khắp phổi. U hạt phổi thường được phát hiện dưới dạng một hoặc nhiều nốt phổi trên phim X-quang phổi hoặc CT ngực.
Các nhà khoa học tin rằng, u hạt giúp bao vây và ngăn chặn sự lây lan của các vi sinh vật trong cơ thể, ví dụ như vi khuẩn và nấm. U hạt thường xuất hiện ở phổi nhưng tùy thuộc vào nguyên nhân mà chúng có thể được hình thành ở các vị trí khác như da và hạch bạch huyết.
Khi mới hình thành, u hạt thường mềm. Theo thời gian, chúng có thể cứng lại và bị vôi hóa. Điều này có nghĩa là canxi sẽ tích tụ trong các khối u này. Sự lắng động canxi làm cho u hạt dễ dàng được nhìn thấy trên các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như X-quang hoặc CT.
U hạt phổi là gì?
U hạt phổi là một tập hợp các tế bào viêm khu trú trong phổi, có thể có một u hạt đơn lẻ hoặc nhiều u hạt nằm rải rác khắp phổi. U hạt phổi thường được phát hiện dưới dạng một hoặc nhiều nốt phổi trên phim X-quang phổi hoặc CT ngực.
Các nhà khoa học tin rằng, u hạt giúp bao vây và ngăn chặn sự lây lan của các vi sinh vật trong cơ thể, ví dụ như vi khuẩn và nấm. U hạt thường xuất hiện ở phổi nhưng tùy thuộc vào nguyên nhân mà chúng có thể được hình thành ở các vị trí khác như da và hạch bạch huyết.
Khi mới hình thành, u hạt thường mềm. Theo thời gian, chúng có thể cứng lại và bị vôi hóa. Điều này có nghĩa là canxi sẽ tích tụ trong các khối u này. Sự lắng động canxi làm cho u hạt dễ dàng được nhìn thấy trên các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như X-quang hoặc CT.
Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến u hạt phổi là gì?
Bản thân u hạt ở phổi không biểu hiện thành các triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra chúng, chẳng hạn như bệnh Sarcoidosis, bệnh lao phổi, bệnh phổi do nhiễm nấm Histoplasma (Histoplasmosis)… có thể gây ra một số triệu chứng như:
- Khó thở, thở khò khè
- Tức ngực
- Sốt
- Ho khan lâu ngày không khỏi
- Nhiễm trùng đường hô hấp lặp đi lặp lại
Những dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến u hạt phổi là gì?
Bản thân u hạt ở phổi không biểu hiện thành các triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra chúng, chẳng hạn như bệnh Sarcoidosis, bệnh lao phổi, bệnh phổi do nhiễm nấm Histoplasma (Histoplasmosis)… có thể gây ra một số triệu chứng như:
- Khó thở, thở khò khè
- Tức ngực
- Sốt
- Ho khan lâu ngày không khỏi
- Nhiễm trùng đường hô hấp lặp đi lặp lại
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành u hạt ở phổi?
Nhiều nguyên nhân có thể thúc đẩy sự hình thành u hạt ở phổi, bao gồm:
Các bệnh nhiễm trùng
- Nhiễm nấm: Histoplasma là một loại nấm thường được tìm thấy trong phân chim hoặc dơi và có thể gây nên bệnh Histoplasmosis ở người nếu bạn hít phải bào tử của chúng trong không khí. Khi nấm xâm nhập, các u hạt sẽ được hình thành ở phổi để ngăn chặn sự lây lan của chúng. Tình trạng này thường ít biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch suy yếu, bệnh Histoplasmosis có thể trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, các tình trạng nhiễm nấm khác như nhiễm nấm Cryptococcus, Coccidioides immitis, Aspergillus, Blastomyces dermatitidis… cũng có thể gây hình thành u hạt phổi.
- Nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn lao không điển hình (NTM) là một trong những tác nhân phổ biến gây nhiễm khuẩn và có thể dẫn đến sự hình thành u hạt. Ngoài ra, các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác, chẳng hạn như bệnh Brucella, nhiễm khuẩn Nocardia, bệnh giang mai, bệnh phong, bệnh sốt rét…cũng có thể là nguyên nhân gây u hạt.
- Nhiễm ký sinh trùng: Đây là nguyên nhân gây u hạt ít phổ biến hơn. Một số tình trạng nhiễm ký sinh trùng có thể kể đến như nhiễm sán lá gan lớn, giun đũa, sán dây hoặc Toxoplasma.
Tình trạng viêm
Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành u hạt ở phổi?
Nhiều nguyên nhân có thể thúc đẩy sự hình thành u hạt ở phổi, bao gồm:
Các bệnh nhiễm trùng
- Nhiễm nấm: Histoplasma là một loại nấm thường được tìm thấy trong phân chim hoặc dơi và có thể gây nên bệnh Histoplasmosis ở người nếu bạn hít phải bào tử của chúng trong không khí. Khi nấm xâm nhập, các u hạt sẽ được hình thành ở phổi để ngăn chặn sự lây lan của chúng. Tình trạng này thường ít biểu hiện thành triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch suy yếu, bệnh Histoplasmosis có thể trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, các tình trạng nhiễm nấm khác như nhiễm nấm Cryptococcus, Coccidioides immitis, Aspergillus, Blastomyces dermatitidis… cũng có thể gây hình thành u hạt phổi.
- Nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn lao không điển hình (NTM) là một trong những tác nhân phổ biến gây nhiễm khuẩn và có thể dẫn đến sự hình thành u hạt. Ngoài ra, các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác, chẳng hạn như bệnh Brucella, nhiễm khuẩn Nocardia, bệnh giang mai, bệnh phong, bệnh sốt rét…cũng có thể là nguyên nhân gây u hạt.
- Nhiễm ký sinh trùng: Đây là nguyên nhân gây u hạt ít phổ biến hơn. Một số tình trạng nhiễm ký sinh trùng có thể kể đến như nhiễm sán lá gan lớn, giun đũa, sán dây hoặc Toxoplasma.
Tình trạng viêm
- Bệnh u hạt với viêm đa mạch (GPA): Đây là một tình trạng viêm hiếm gặp nhưng đặc biệt nghiêm trọng. GPA làm chậm quá trình lưu thông máu đến các cơ quan trên cơ thể. Một khi tình trạng này xảy ra, các mô quanh khu vực bị viêm sẽ sưng lên và hình thành u hạt. Các khối u này giúp cơ quan bị ảnh hưởng duy trì những hoạt động bình thường của chúng.
- Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp xảy ra do phản ứng bất thường của hệ miễn dịch dẫn đến tình trạng viêm. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến khớp nhưng cũng có thể gây hình thành u hạt ở phổi, hay còn gọi là nốt dạng thấp hoặc nốt phổi.
- Bệnh Sarcoidosis: Bệnh Sarcoidosis là một tình trạng viêm thường ảnh hưởng đến phổi và hạch bạch huyết. Các nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên bệnh lý này nhưng nhiều người cho rằng, u hạt được hình thành khi hệ miễn dịch cố gắng chống lại vi sinh vật, hóa chất hoặc đôi khi là protein do chính cơ thể tạo ra. U hạt liên quan đến bệnh Sarcoidosis thường vô hại nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của phổi.
Một số tình trạng phơi nhiễm với môi trường
Một số tình trạng phơi nhiễm với môi trường có thể gây u hạt, bao gồm:
- Viêm phổi quá mẫn
- Viêm phổi kẽ
- Tiếp xúc với bụi kim loại
- Tiếp xúc với bột talc
Liên quan đến ung thư
U hạt phổi thường là các khối u lành tính, tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng này có thể liên quan đến ung thư. Những bệnh nhân bị bệnh bạch cầu cấp hoặc ung thư hạch bạch huyết có thể bị u hạt phổi lan tỏa.
- Bệnh u hạt với viêm đa mạch (GPA): Đây là một tình trạng viêm hiếm gặp nhưng đặc biệt nghiêm trọng. GPA làm chậm quá trình lưu thông máu đến các cơ quan trên cơ thể. Một khi tình trạng này xảy ra, các mô quanh khu vực bị viêm sẽ sưng lên và hình thành u hạt. Các khối u này giúp cơ quan bị ảnh hưởng duy trì những hoạt động bình thường của chúng.
- Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp xảy ra do phản ứng bất thường của hệ miễn dịch dẫn đến tình trạng viêm. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến khớp nhưng cũng có thể gây hình thành u hạt ở phổi, hay còn gọi là nốt dạng thấp hoặc nốt phổi.
- Bệnh Sarcoidosis: Bệnh Sarcoidosis là một tình trạng viêm thường ảnh hưởng đến phổi và hạch bạch huyết. Các nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên bệnh lý này nhưng nhiều người cho rằng, u hạt được hình thành khi hệ miễn dịch cố gắng chống lại vi sinh vật, hóa chất hoặc đôi khi là protein do chính cơ thể tạo ra. U hạt liên quan đến bệnh Sarcoidosis thường vô hại nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của phổi.
Một số tình trạng phơi nhiễm với môi trường
Một số tình trạng phơi nhiễm với môi trường có thể gây u hạt, bao gồm:
- Viêm phổi quá mẫn
- Viêm phổi kẽ
- Tiếp xúc với bụi kim loại
- Tiếp xúc với bột talc
Liên quan đến ung thư
U hạt phổi thường là các khối u lành tính, tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng này có thể liên quan đến ung thư. Những bệnh nhân bị bệnh bạch cầu cấp hoặc ung thư hạch bạch huyết có thể bị u hạt phổi lan tỏa.
Chẩn đoán và điều trị
Những thủ thuật y tế dùng để chẩn đoán và phát hiện u hạt phổi
Vì các u hạt thường nhỏ và không gây ra triệu chứng đặc hiệu nên thường chỉ được phát hiện một cách tình cờ khi chẩn đoán các bệnh khác.
Thoạt đầu, u hạt trông giống với các khối u do ung thư. Chụp CT có thể giúp phát hiện nốt phổi nhỏ hơn và cung cấp cho bác sĩ cái nhìn chi tiết về các khối u này. Các khối u phổi ác tính do ung thư thường có hình dạng bất thường và lớn hơn các u hạt lành tính. Nếu phát hiện ra các u hạt nhỏ và vô hại trên phim chụp X-quang hoặc CT, bác sĩ có thể cần theo dõi thêm một thời gian để xem liệu chúng có phát triển thêm hay không.
Những thủ thuật y tế dùng để chẩn đoán và phát hiện u hạt phổi
Vì các u hạt thường nhỏ và không gây ra triệu chứng đặc hiệu nên thường chỉ được phát hiện một cách tình cờ khi chẩn đoán các bệnh khác.
Thoạt đầu, u hạt trông giống với các khối u do ung thư. Chụp CT có thể giúp phát hiện nốt phổi nhỏ hơn và cung cấp cho bác sĩ cái nhìn chi tiết về các khối u này. Các khối u phổi ác tính do ung thư thường có hình dạng bất thường và lớn hơn các u hạt lành tính. Nếu phát hiện ra các u hạt nhỏ và vô hại trên phim chụp X-quang hoặc CT, bác sĩ có thể cần theo dõi thêm một thời gian để xem liệu chúng có phát triển thêm hay không.
Các khối u hạt lớn có thể được đánh giá bằng kỹ thuật chụp cắt lớp phát xạ positron (PET). Trong xét nghiệm hình ảnh này, bác sĩ sẽ tiêm một chất phóng xạ vào cơ thể bạn để xác định các khu vực bị viêm hoặc xuất hiện các bệnh lý ác tính.
Một số xét nghiệm khác có thể giúp xác định nguyên nhân gây nên u hạt ở phổi. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn xét nghiệm công thức máu toàn phần, xét nghiệm lao, xét nghiệm huyết thanh học, xét nghiệm phát hiện vi khuẩn lao không điển hình…
Bác sĩ cũng có thể tiến hành sinh thiết u hạt phổi để xác định xem chúng có phải là khối u phổi ác tính hay không.
Điều trị u hạt phổi thế nào mới hiệu quả?
U hạt phổi thường tự lành và biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, đây là biểu hiện của các tình trạng tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, thay vì chữa u hạt, bạn cần tập trung chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây ra chúng.
- Nếu nguyên nhân là do các bệnh nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh.
- Đối với tình trạng viêm, chẳng hạn như bệnh sarcoidosis, bạn có thể được điều trị bằng corticosteroid hoặc các thuốc kháng viêm khác.
- Khi mắc các tình trạng phơi nhiễm với môi trường, bạn cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân này để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Trong các trường hợp hiếm gặp, u hạt không tự lành và có thể khiến các mô phổi xung quanh phát triển thành sẹo (xơ phổi) hoặc các phế quản ở phổi hình thành túi và dễ bị nhiễm trùng. Khi tiến triển đến giai đoạn này, không có cách nào để điều trị hoàn toàn, tuy nhiên, một số phương pháp có thể được sử dụng để làm giảm triệu chứng của bệnh.
Các khối u hạt lớn có thể được đánh giá bằng kỹ thuật chụp cắt lớp phát xạ positron (PET). Trong xét nghiệm hình ảnh này, bác sĩ sẽ tiêm một chất phóng xạ vào cơ thể bạn để xác định các khu vực bị viêm hoặc xuất hiện các bệnh lý ác tính.
Một số xét nghiệm khác có thể giúp xác định nguyên nhân gây nên u hạt ở phổi. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn xét nghiệm công thức máu toàn phần, xét nghiệm lao, xét nghiệm huyết thanh học, xét nghiệm phát hiện vi khuẩn lao không điển hình…
Bác sĩ cũng có thể tiến hành sinh thiết u hạt phổi để xác định xem chúng có phải là khối u phổi ác tính hay không.
Điều trị u hạt phổi thế nào mới hiệu quả?
U hạt phổi thường tự lành và biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, đây là biểu hiện của các tình trạng tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, thay vì chữa u hạt, bạn cần tập trung chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gây ra chúng.
- Nếu nguyên nhân là do các bệnh nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh.
- Đối với tình trạng viêm, chẳng hạn như bệnh sarcoidosis, bạn có thể được điều trị bằng corticosteroid hoặc các thuốc kháng viêm khác.
- Khi mắc các tình trạng phơi nhiễm với môi trường, bạn cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân này để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Trong các trường hợp hiếm gặp, u hạt không tự lành và có thể khiến các mô phổi xung quanh phát triển thành sẹo (xơ phổi) hoặc các phế quản ở phổi hình thành túi và dễ bị nhiễm trùng. Khi tiến triển đến giai đoạn này, không có cách nào để điều trị hoàn toàn, tuy nhiên, một số phương pháp có thể được sử dụng để làm giảm triệu chứng của bệnh.
Xem thêm: Giải Đáp U Xơ Tiền Liệt Tuyến Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Tốt Cho Sức Khỏe