Điều trị vảy nến như thế nào đạt hiệu quả cao, giảm tái phát là điều nhiều người bệnh muốn biết. Bởi vì đây là căn bệnh viêm da mãn tính biểu hiện ở ngoài nhưng lại gây biến chứng vào trong. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những cách chữa vảy nến tốt nhất bạn nên áp dụng.
Bị bệnh vảy nến có chữa được không?
Bị vảy nến có chữa được không là điều rất nhiều người băn khoăn. Bởi vì sau mỗi lần điều trị vảy nến lại có dấu hiệu tái phát trở lại. Thực tế, mọi cách chữa vảy nến đều chưa thể khắc phục tận gốc bởi lẽ, đến nay khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cốt lõi của hiện tượng này.
Để giảm những phiền toái, khó chịu, các chuyên gia, bác sĩ chỉ có thể đưa ra những phương pháp làm giảm triệu chứng bệnh vảy nến. Trong đó, mỗi cách chữa từ cổ truyền đến hiện đại đều có những căn cứ riêng.
Vì vậy, cơ chế tác động, tỷ lệ tái phát bệnh vảy nến và thời gian cũng không đồng nhất. Tùy vào các biểu hiện trên da mà nhiều người bệnh được khuyên dùng cách chữa trị vảy nến hiệu quả tương ứng.
Cách điều trị vảy nến tại nhà hiệu quả
Mặc dù chỉ tác động nhằm làm giảm triệu chứng nhưng có rất nhiều cách đem lại hiệu quả cao, giúp người bệnh thoát khỏi sự chi phối của vảy nến trong thời gian dài.
Điều trị vảy nến tại nhà theo dân gian có rất nhiều mẹo hay. Nhiều người đã áp dụng và khắc phục tốt tình trạng ngứa ngáy, tróc vảy tại các vùng da bị bệnh. Sau đây là những cách chữa vảy nến tại nhà được nhiều người tin tưởng thực hiện theo.
Các phương thuốc tắm giảm vảy nến
Với những người bị vảy nến ở nhiều vùng da, đặc biệt là những nơi khó có thể tự ngâm rửa, bôi thuốc, như vùng lưng, cổ… dân gian thường sử dụng những bài thuốc tắm.
Dùng muối Epsom:
- Công dụng: Trong muối này có chứa magie giúp giảm viêm và sulphat có tác dụng giảm đau. Tắm muối Epsom giúp cơ thể loại bỏ các độc tố, nhờ đó da nhanh lành. Nếu bạn không có muối Epsom thì có thể sử dụng muối hạt.
- Cách làm: Cho muối vào bồn tắm, hòa với nước ấm vừa và ngâm mình, tắm trong khoảng 20 phút. Khi tắm nên kết hợp massage để kích thích lưu thông máu và tăng dưỡng chất vào trong da.
Điều trị vảy nến bằng cách tắm nắng
- Công dụng: Hiệp hội Bệnh vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị người dân có thể phơi nắng mỗi ngày 5 – 10 phút để cải thiện các triệu chứng bệnh. Theo đó, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sớm sẽ giúp da khỏe mạnh hơn, chống chọi tốt với vi khuẩn.
- Cách làm: Bạn nên để hở vùng da bệnh như vảy nến ở tai, bàn tay, bàn chân, mặt… tắm nắng trong khoảng thời gian buổi sáng có nắng nhẹ 6h30 đến 7h30 hàng ngày. Ngày sau tắm nhiều hơn ngày trước khoảng nửa phút.
Bạn cũng có thể dùng giường tắm nắng trong nhà nếu không muốn ra ngoài trời. Giường tắm thường phát ra các tia UVB tốt cho người bị vảy nến. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các tia UVA từ đây lại có khả năng làm bạn bị ung thư da.
Tắm tinh dầu
- Công dụng: Có một số loại tinh dầu được dùng để tắm trị ngứa viêm do vảy nến gây ra như tinh dầu chè, oliu… Trong đó tinh dầu chè có khả năng sát khuẩn, loại bỏ vi trùng, xoa dịu cơn ngứa và làm mềm, ẩm da. Dầu oliu lại chứa nhiều Omega 3, các axit amin và vitamin E chống khô, viêm da, làm giảm khả năng bị kích ứng trên vùng da bệnh. Các loại tinh dầu khác làm từ dừa, hoa oải hương, thầu dầu cũng vậy.
- Cách làm: Bạn chỉ cần nhỏ từ 3 – 5 giọt tinh dầu oliu, oải hương hay chè vào bồn tắm, ngâm mình trong khoảng 10 – 15 phút, kết hợp massage khắp cơ thể. Sau khi tinh dầu đã ngấm vào da thì tắm lại bằng nước sạch và lau khô.
Nên áp dụng các cách tắm trị vảy nến toàn thân này đều đặn để giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
Điều trị vảy nến bằng cách ngâm rửa
Nếu như cách tắm dược liệu thường áp dụng nhiều cho trường hợp vảy nến lan rộng thì các biện pháp ngâm rửa rất thích hợp khi bạn mới bị ở một vài vùng da như bị vảy nến ở tay, chân, mông hay vùng kín…
Ngâm hành hoa
- Tác dụng: Kháng viêm, giảm sưng, ngứa do da bị vảy nến nhiều ngày gây ra.
- Cách làm: Dùng khoảng 100g hành hoa, làm sạch rồi cắt khúc, đun lấy nước. Khi đun cho thêm một chút muối để tăng hiệu quả giảm ngứa, viêm. Sau khi nước đã được, bạn tắt bếp, để nguội bớt rồi đem ngâm, rửa các vết tổn thương trên da viêm tróc vảy.
Ngâm nước cúc dại
- Tác dụng: Theo Đông y, cúc dại có khả năng chống viêm, đẩy lùi cảm giác ngứa và hiện tượng sưng tấy. Đồng thời nó cũng giúp da tái tạo nhanh, khỏe mạnh, ngăn vi khuẩn xâm nhập.
- Cách làm: Cũng giống như với hành hoa, bạn dùng khoảng 250g hoa cúc, rửa sạch rồi sắc với nước. Thêm chút muối và đun sôi khoảng 15 phút rồi để nguội bớt và ngâm rửa. Có thể kết hợp thêm mang tiêu, xuyên tiêu và phèn chua để gia tăng hiệu quả.
Nên áp dụng cách trị ngứa, bong tróc này đều đặn mỗi ngày cho đến khi giảm hết triệu chứng.
Biện pháp bôi ngoài da điều trị vảy nến tại nhà
Đây cũng là cách làm phổ biến và thích hợp cho người bệnh vảy nến chưa lây lan mạnh.
Dùng củ nghệ
- Tác dụng: Cung cấp curcumin chống oxy hóa, giảm viêm da và giúp làm lành, tái tạo vết thương nhanh chóng. Đặc biệt dùng củ nghệ vàng, làm da sau khi phục hồi ít để lại sẹo.
- Cách làm: Vệ sinh da sạch sẽ và lau khô trước khi bôi nghệ. Cắt một lát nghệ, để lộ phần nhựa nước rồi bôi vào vùng da viêm. Tiến hành cung cấp curcimin cho da từ củ nghệ 2 lần/ngày để đạt hiệu quả cao.
Bôi giấm táo
- Tác dụng: Giấm táo có chứa các axit lactic giúp sát khuẩn tự nhiên, giảm ngứa và loại trừ các mảng da chết đóng vảy trên bề mặt.
- Cách làm: Điều trị vảy nến bằng giấm táo cũng giống như với nghệ, bạn cần vệ sinh kỹ làn da trước khi bôi dấm. Lau khô vùng da tổn thương rồi thoa một lượng giấm lên, massage nhẹ nhàng. Khoảng 15 phút sau thì rửa hết giấm trên da bằng nước ấm. Chú ý không nên để nước giấm rớt vào vùng da bị chảy máu, xước…
Dùng nha đam
- Tác dụng: Nha đam có thể giúp người bệnh vảy nến giảm cảm giác ngứa, đồng thời chống viêm, tái tạo tế bào.
- Cách làm: Tách gel nha đam bôi lên vùng da tổn thương sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Nên rửa lại bằng nước sạch khi gel đã thấm sâu vào trong.
Bạn nên tiến hành sử dụng các thuốc bôi sau khi đã vệ sinh sạch sẽ làn da bệnh. Đồng thời phải thực hiện đều đặn, tốt nhất là trước khi đi ngủ thì thuốc mới ngấm sau, đem lại hiệu quả cao.
Mẹo chữa vảy nến tại nhà bằng bài thuốc uống, chế độ dinh dưỡng
Mẹo điều trị vảy nến bằng đường ăn uống là cách cải thiện triệu chứng từ bên trong nên có thể áp dụng cho nhiều trường hợp.
Bài thuốc uống từ lá lược vàng
- Công dụng: Lá lược vàng có chứa nhiều tinh chất giúp chống oxy hóa, tiêu viêm cho người bệnh vảy nến.
- Cách làm: Lấy 5 lá lược vàng, rửa và ngâm muối loãng để loại bỏ các vi khuẩn, tạp chất. Sau đó cho vào máy xay nhuyễn với nước và lọc uống trước bữa ăn 30 phút. Dùng nước lược vàng điều trị vảy nến thường xuyên trong một thời gian dài để giảm hẳn các biểu hiện.
Cung cấp axit béo omega 3
Omega được cho là có khả năng giảm viêm tự nhiên rất tốt cho người đang điều trị vảy nến. Một cuộc khảo sát trên 1.206 người bệnh vảy nến cho thấy 45% những người được bổ sung Omega có biến chuyển tích cực trên da.
Một số nguồn cung cấp Omega 3 dồi dào phải kể đến là các loại dầu cá và các hạt hướng dương, đậu nành, hạt lanh…
Khi cung cấp nguồn thực phẩm này, người bệnh vảy nến nên cân đối chỉ dùng tối đa 3g Omega 3 mỗi ngày. Nếu đang sử dụng thuốc làm loãng máu thì cần hỏi ý kiến chuyên gia trước khi dùng.
Có thể thất các mẹo điều trị vảy nến tại nhà theo dân gian kể trên là rất đơn giản. Bạn chỉ cần kiên trì thực hiện đều đặn là các hiện tượng bong tróc, ngứa ngày sẽ giảm. Tuy nhiên tình trạng không cải thiện bạn cần tìm đến các cơ sở chuyên khoa, bác sĩ giỏi để chữa trị đúng cách.
Bài thuốc Đông y điều trị vảy nến
Đông y chia vảy nến ra rất nhiều thể bệnh nhằm điều trị từ bên trong. Theo đó, có một số bài thuốc phổ biến trị bệnh này đạt hiệu quả cao như:
Cách điều trị vảy nến theo thể phong nhiệt
Biểu hiện: Người bệnh vảy nến có các chấm đỏ trên da, kèm theo cảm giác ngứa. Lâu dần trên da (mặt, tay, chân) xuất hiện vảy trắng.
Cách trị:
- Dùng 20g sinh địa và hoa hòe cùng 16g các loại trôm lay, dây khúc khắc, thương nhĩ tử.
- Lại thêm vào 12g hoa thắng hồng kế, cho vào ấm đất, sắc cùng 5 lít nước.
- Đun nhỏ lửa cho hơi nước sôi bốc nhẹ lên, khi còn khoảng 3 bát con thì dừng. Chia phần nước làm 3 phần, uống hết trong ngày khi ấm.
Chữa trị vảy nến thể phong huyết táo
Biểu hiện: Người bệnh vảy nến có các tổn thương nhẹ khiến da đỏ. Sắc mặt cùng rêu lưỡi bị biến đổi vàng. Thể bệnh này thường xuất hiện khi bạn đã bị vảy nến nhiều năm, tái phát nhiều lần.
Cách trị:
- Bạn cần có 6g trên mỗi dược liệu sau: Kinh giới, bồ công anh, rau má, thương nhĩ tử, bạc sau, bấn đỏ, dây khúc khắc, khô thảo, vỏ cây gạo, nhẫn đông, khổ sâm, cây lá liễu, thuyền thuế.
- Cho tất cả dược liệu điều trị vảy nến kể trên vào ấm cùng với 5 bát nước, đun nhỏ lửa. Khi còn lại 3 bát thì bạn lọc nước ra uống hết trong ngày, tốt nhất là sáng và tối.
Bấm huyệt cải thiện vảy nến
Việc tác động vào huyệt đạo có thể từng bước làm giảm các triệu chứng của vảy nến. Đây cũng là cách lấy lại sự cân bằng cho cơ thể, giúp bạn chống lại các yếu tố kích ứng da.
Để thực hiện phương pháp này, thầy thuốc sẽ dồn lực về đầu ngón tay để tác dụng lên các huyệt khúc trì, phi dương, thần môn, tam tâm giao, túc tam lý… Sau một thời gian tiến hành đều đặn hàng ngày, các biểu hiện của bệnh đã được trị liệu thuyên giảm rõ rệt.
Cách châm cứu chữa vảy nến
Đây cũng là cách tác dụng sâu vào các huyệt đạo nhằm làm giảm các biểu hiện viêm ngứa trên da. Một nguồn tin lưu trữ của cơ quan y tế cho hay, việc châm cứu giúp người bệnh vảy nến giảm cảm giác đau và tăng sức đề kháng.
Để châm cứu điều trị vảy nến, người ta dùng kim châm vào các huyệt đạo một cách thận trọng theo số thốn quy định. Phương pháp này cần được tiến hành bởi những thầy thuốc có tay nghề cao. Có như vậy mới giúp giảm biểu hiện bệnh và đảm bảo an toàn.
Các cách chữa trị vảy nến theo Đông y hầu hết đã được kiểm chứng về công dụng làm giảm biểu hiện bệnh. Mặc dù lành tính và an toàn, hiệu quả nhưng vì cần sự cầu kỳ, tỉ mỉ nên một số người không làm được.
Chữa vảy nến tại CTCP Bệnh viện Quân dân 102
Bệnh viện Quân dân 102 là đơn vị thực hiện khám và điều trị bệnh vảy nến theo phương pháp Đông y có biện chứng, kết hợp giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền. Đây là phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao và người bệnh tin tưởng. Fanpage VTV2 Chất lượng cuộc sống đã từng đưa tin về phương pháp này.
Người bệnh sẽ được các bác sĩ kết hợp sử dụng kỹ thuật trong y học hiện đại như siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, soi da,… để nhanh chóng đánh giá được tình trạng da. Quá trình này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn tăng tính chính xác so với việc bắt mạch, vọng chẩn trong Đông y.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa mà bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp. Thông thường, người bệnh sẽ được điều trị trong 2 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Thuốc tập trung giúp người bệnh giảm các triệu chứng bên ngoài da. Bên cạnh đó, thuốc cũng tác động vào bên trong cơ thể giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, khu trừ phong thấp.
- Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn cơ thể được hồi phục, các chức năng của gan, thận được tăng cường. Sức đề kháng của cơ thể ổn định giúp ngăn bệnh tái phát.
Với thành phần là các loại thảo dược quý như: Bồ công anh, sài đất, đơn đỏ, trúc diệp, hoàng liên, hoàng bá, nhân sâm, khổ sâm, sinh địa, phòng phong,… đảm bảo an toàn và phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Tuy nhiên thời gian điều trị sẽ kéo dài 2-3 tháng nên người bệnh cần kiên trì sử dụng, tránh bỏ dở liệu trình.
Phương pháp điều trị bệnh vảy nến theo Tây y
Cũng giống như các cách khác, tân dược cùng y học hiện đại chỉ tác động làm giảm triệu chứng bệnh. Tùy vào các biểu hiện cụ thể trên vùng da bệnh mà bạn nên sử dụng các cách chữa sau:
Điều trị tại chỗ với thuốc bôi
Thuốc điều trị tại chỗ là dạng bôi ngoài da, tác dụng trực tiếp lên vùng da bị vảy nến. Bác sĩ thường chỉ định cho một số trường hợp bị bệnh chưa nặng, dùng các thuốc:
- Thuốc mỡ Salicylé bôi lên vùng da đang có màu trắng đục hoặc bong vảy.
- Kem bôi có corticoid dùng cho vùng da tổn thương do vi khuẩn tấn công, đang có nguy cơ nhiễm trùng. Vì
- Corticoid có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn rất nhanh chóng nên được chỉ định. Tuy nhiên, nếu dùng loại này bạn cần sử dụng đúng liệu trình. Tránh dùng quá nhiều hoặc lâu vì nó có thể khiến làn da của bạn bị “nghiện” và lệ thuộc.
- Kem bôi chứa vitamin A dùng điều trị vảy nến trên da khô, ngứa rát do đang bước vào giai đoạn sừng hóa.
Thuốc điều trị vảy nên đường uống
- Các loại thuốc đường uống như Soritane, Methotrexate có tác dụng điều trị vảy nến toàn thân và Tigasone cho hiệu quả trị viêm nhiễm rất mạnh. Tuy nhiên, khi dùng nhóm này, bạn cần chú ý theo dõi sức khỏe gan, thận, vì chúng có thể gây rối loạn chức năng các tạng phủ này.
- Nếu bị viêm nhiễm nặng, các bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn dùng thuốc uống chứa corticoid.
- Thuốc sinh học cũng là một dạng chuyên biệt đường uống giúp ức chế tác nhân gây bệnh vảy nến. Phương pháp này được cho là khá hiệu quả, nhưng lại chưa được áp dụng ở Việt Nam. Hơn nữa, đây không phải là
cách điều trị không có tác dụng phụ.
Quang trị liệu
Phương pháp này thường được áp dụng cho một vài trường hợp đặc biệt, khi mà các cách điều trị khác không đem lại hiệu quả. Người bệnh sẽ được chiếu tia UVB và UVA lên vùng da bệnh để cải thiện vùng da bệnh nhanh chóng.
Mặc dù hiệu quả sau điều trị là rất cao so với các cách trị vảy nến khác nhưng nó lại tiềm ẩn nguy cơ ung thư da. Thêm vào đó, chi phí chữa trị theo cách này là đắt đỏ nên nhiều người bệnh vảy nến không nên áp dụng.
Lưu ý khi điều trị vảy nến từ chuyên gia
Để giảm những biểu hiện bệnh gây khó chịu trên da mà không gây hại cho sức khỏe, người bị vảy nến nên chú ý:
- Tất cả các cách chữa trị vảy nến hiện nay đều không điều trị được căn nguyên gây bệnh. Vì vậy, việc sử dụng các biện pháp khắc phục triệu chứng cần được áp dụng kiên trì. Kết hợp với đó, bệnh nhân cần theo dõi và phòng ngừa tái phát.
- Nên chăm sóc, bảo vệ da thường xuyên bằng các sản phẩm từ tự nhiên. Tốt nhất là loại có tính năng bảo vệ, tăng độ ẩm, miễn dịch cho da.
- Tránh để da tiếp xúc với các yếu tố dễ gây tái phát bệnh như: Hóa chất, thức ăn gây dị ứng, bụi bẩn, nguồn nước ô nhiễm, môi trường nhiều vi khuẩn…
- Cần tập luyện để nâng cao hệ miễn dịch kết hợp sắp xếp công việc và giải trí để tránh phiền não, căng thẳng.
- Bổ sung các thực phẩm nên ăn và tránh xa nguồn thức ăn cần kiêng khi bị vảy nến.
Điều trị vảy nến không phức tạp nhưng chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh cần kết hợp giữa việc chữa trị và điều hòa hoạt động sống. Điều này nhằm làm giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát bệnh.
Xem thêm: Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần