Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

U xơ tử cung là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

U xơ tử cung (Uterine fibroids) là tình trạng cơ trơn tử cung xuất hiện khối u lành tính. Đây là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng xuất huyết tử cung bất thường (rong kinh, cường kinh, rong huyết), táo bón, tiểu tiện lắt nhắt, tiểu nhiều lần,… hoặc có thể không gây ra bất cứ triệu chứng lâm sàng nào.

U xơ tử cung là bệnh gì?

U xơ tử cung là gì? Phân loại

U xơ tử cung (Uterine fibroids) đề cập đến khối u lành tính xuất hiện ở cơ trơn cơ tử cung. Bệnh thường ảnh hưởng đến nữ giới trong độ tuổi sinh sản (từ 25 – 50 tuổi). Bệnh lý này hiếm có khả năng chuyển biến thành khối u ác tính và cũng không làm tăng nguy cơ ung thư tử cung.

Tuy nhiên u xơ có kích thước lớn có gây xuất huyết tử cung bất thường, chèn ép xương chậu và ảnh hưởng đến các quan trong buồng tử cung như ống dẫn trứng, buồng trứng,… Sự xuất hiện của khối u có thể gây biến dạng lòng tử cung làm giảm khả năng thụ thai, tăng nguy cơ sảy thai và gây ra một số vấn đề xấu như thai chậm tăng trưởng, sinh non và nhau bong non.

U xơ được chia thành 4 loại gồm u xơ trong cơ tử cung, dưới niêm mạc, cổ tử cung và dưới thanh mạc

Dựa vào vị trí xuất hiện, khối u xơ được chia thành 4 loại chính:

Nguyên nhân gây bệnh u xơ tử cung

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây u xơ tử cung vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy u xơ là khối u phụ thuộc vào hormone estrogen và một phần hormone progesterone. Chính vì vậy, bệnh lý này thường gặp ở nữ giới trong giai đoạn sinh sản – đặc biệt là khi đang mang thai.

Một số yếu tố được xác định có liên quan đến quá trình hình thành khối u lành ở cơ trơn tử cung:

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ u xơ tử cung:

Quá trình tăng trưởng của u xơ có sự khác biệt ở từng cá thể. U xơ có thể phát triển nhanh nhưng cũng có thể tiến triển chậm, không tăng kích thước hoặc có khả năng co lại theo thời gian. Trên thực tế, một số khối u xơ hình thành trong giai đoạn mang thai có thể biến mất hoàn toàn sau khi sinh nở.

Triệu chứng nhận biết u xơ tử cung ở nữ giới

Triệu chứng của u xơ tử cung không có tính điển hình và đồng nhất. Hầu hết nữ giới bị u xơ đều không xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Trong khi đó ở một số ít trường hợp, u xơ có thể gây ra các triệu chứng có mức độ nặng, khởi phát đột ngột và nghiêm trọng dần theo thời gian.

1. Triệu chứng thông thường

Các triệu chứng khởi phát do u xơ tử cung thường bắt nguồn từ tình trạng chèn ép vùng chậu. Các triêu chứng thường gặp, bao gồm:

Xuất huyết tử cung bất thường (rong kinh, rong huyết và cường kinh) là triệu chứng điển hình của u xơ

2. Triệu chứng trong thời gian mang thai

Nếu xảy ra trong thời gian mang thai, u xơ tử cung có thể gây ra các triệu chứng như:

U xơ tử cung có nguy hiểm không?

U xơ tử cung là khối u lành nên hầu như không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên khối u có thể gia tăng kích thước theo thời gian và ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng sinh sản của nữ giới.

U xơ xảy ra khi mang thai ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu

Các biến chứng thường gặp của bệnh u xơ tử cung:

Ngoài ra u xơ phát triển trong thời gian mang thai còn hạn chế sự phát triển của thai nhi, tăng khả năng sinh mổ, rau bong non và làm tăng nguy cơ viêm niêm mạc tử cung trong thời kỳ hậu sản.

Chẩn đoán bệnh u xơ tử cung

Hầu hết nữ giới bị u xơ đều không có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể gây ra một số triệu chứng nặng và có tính điển hình cao. Để chẩn đoán bệnh lý này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết.

Chẩn đoán u xơ tử cung bao gồm thăm khám lâm sàng, siêu âm, chụp MRI, UIV,…

Thăm khám lâm sàng:

Cận lâm sàng:

Dựa vào biểu hiện lâm sàng của từng trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý sau:

Các phương pháp điều trị u xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u lành tính. Đối với các trường hợp bị u xơ nhưng không phát sinh biểu hiện bất thường, bác sĩ có thể đề nghị theo dõi để đánh giá xem có cần can thiệp điều trị hay không. Mục tiêu chính của điều trị u xơ tử cung là cải thiện triệu chứng lâm sàng và giảm kích thước khối u xơ.

Hiện nay, điều trị u xơ chỉ được thực hiện đối với những trường hợp sau:

Điều trị u xơ cổ tử cung không có sự đồng nhất mà bắt buộc phải cá thể hóa để hạn chế những can thiệp không cần thiết. Phương pháp điều trị được áp dụng phụ thuộc vào những yếu tố sau:

1. Điều trị theo dõi

Điều trị theo dõi được áp dụng cho các trường hợp u xơ không phát sinh triệu chứng lâm sàng. Đối với những trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định u xơ tử cung và loại trừ nguy cơ u buồng trứng.

Việc theo dõi được thực hiện 1 năm/ lần nhằm đánh giá quá trình tăng trưởng của khối u. Trên thực tế, u xơ có xu hướng thoái triển sau khi sinh và mãn tính nên hầu như không phải can thiệp y tế.

2. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa được chỉ định đối với u xơ tử cung có triệu chứng. Các loại thuốc được sử dụng có khả năng ức chế hoạt động sản sinh estrogen của buồng trứng nhằm giảm kích thước khối u và cải thiện xuất huyết tử cung bất thường.

Điều trị nội khoa được chỉ định đối với các trường hợp u xơ có triệu chứng

Các loại thuốc được dùng để điều trị u xơ tử cung:

Progestin:

Progestin là một dạng progesterone được sử dụng nhằm ức chế hormone estrogen và làm teo nội mạc tử cung. Thuốc có khả năng giảm kích thước nhân xơ nhưng khi ngưng thuốc, u có thể tăng kích thước trở lại.

Loại thuốc này được sử dụng ở nhiều dạng bào chế khác nhau như Mirena (vòng tránh thai nội tiết) được sử dụng để giảm cường kinh, thu nhỏ thể tích khối u và ngừa thai; chích, cấy được sử dụng đối với các trường hợp triệu chứng nhẹ và có mong muốn ngừa thai.

Thuốc ngừa thai phối hợp:

Thuốc ngừa thai phối hợp được sử dụng ngằm kiểm soát triệu chứng rong kinh và cường kinh. Tuy nhiên cần cân nhắc khi sử dụng thuốc đối với người dưới 16 tuổi. Một số nghiên cứu cho thấy, dùng thuốc ngừa thai sớm có thể gây u xơ tử cung trong tương lai.

Chất đồng vận GnRH:

Chất đồng vận GnRH được dùng qua đường tiêm bắp hoặc tiêm dưới da vùng bụng. Loại thuốc này được sử dụng trước khi mổ bóc nhân xơ, phụ nữ tiền mãn kinh, trì hoãn phẫu thuật, hỗ trợ nâng cao thể trạng trước khi mổ, các trường hợp chưa muốn/ chống chỉ định phẫu thuật,…

Chất đồng vận GnRH làm giảm tiết LH, FSH nhằm gây suy giảm chức năng sinh dục tương tự nữ giới đã mãn kinh. Thực tế cho thấy, thuốc có thể giảm 35 – 60% thể tích khối u sau 3 tháng điều trị. Tuy nhiên nhóm thuốc này có chi phí đắt đỏ và hiệu quả có giới hạn nên chỉ được dùng khi cần thiết.

Hiện nay, thuốc thường được sử dụng 3 tháng trước khi phẫu thuật nhằm thu nhỏ nhân xơ và hạn chế mất máu khi phẫu thuật.

GnRH đối vận:

Loại thuốc này có cải thiện lâm sàng tương tự GnRH đồng vận nhưng tác dụng nhanh hơn. Tuy nhiên GnRH đối vận có hiệu quả không kéo dài và phải tiêm mỗi ngày nên ít khi được sử dụng trong điều trị u xơ tử cung.

Danazol:

Danazol thường được dùng để điều trị xơ nang vú, lạc nội mạc tử cung và chứng đa kinh. Ngoài ra thuốc cũng được sử dụng nhằm kiểm soát tình trạng rong kinh, cường kinh và hỗ trợ thu nhỏ thể tích u xơ. Thuốc hoạt động bằng cách giảm hoạt động phóng thích nội tiết tố Gonadotropin nhằm ức chế buồng trứng sản xuất estrogen.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc khác như Antiprogestins (thuốc ngừa thai khẩn cấp), Gestrinone ,… Các loại thuốc này có hiệu quả trong điều trị u xơ tử cung nhưng do tác dụng phụ nhiều nên chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết.

3. Điều trị ngoại khoa

Mục đích của điều trị ngoại khoa là cắt tử cung toàn phần và phẫu thuật lấy khối nhân xơ nhằm cải thiện triệu chứng và dự phòng biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên can thiệp ngoại khoa luôn tiềm ẩn rủi ro và biến chứng, vì vậy bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện khi lợi ích cao hơn nguy cơ.

Điều trị u xơ tử cung bằng ngoại khoa chỉ được thực hiện khi điều trị nội khoa thất bại

Các kỹ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị u xơ tử cung bao gồm:

Bóc nhân xơ tử cung:

Bóc nhân xơ tử cung được thực hiện đối với trường hợp chưa đủ con hoặc có mong muốn giữ tử cung. Để bóc nhân xơ, bác sĩ có thể mở bụng (u dưới thanh mạc và ở cơ), nội soi buồng tử cung (u xơ dưới niêm mạc) và cắt đường âm đạo (u xơ thoái hóa và sa xuống âm đạo).

Kỹ thuật này giúp loại bỏ khối u và bảo tồn tử cung. Tuy nhiên bất lợi lớn nhất của bóc nhân xơ tử cung là nguy cơ tái phát khá cao.

Cắt tử cung:

Cắt tử cung được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại, nữ giới đã có đủ con và mắc đồng thời u buồng trứng, tăng sinh nội mạc tử cung và lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, phương pháp này cũng được thực hiện đối với những trường hợp có triệu chứng nặng và mong muốn điều trị bệnh triệt để.

Cắt bỏ tử cung giúp cải thiện triệu chứng và hạn chế tình trạng tái phát vĩnh viễn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra rủi ro đối với trường hợp u xơ dưới niêm mạc, u dưới thanh mạc hoặc u có cuống.

Thuyên tắc động mạch tử cung:

Thuyên tắc động mạch tử cung là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu nhằm giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng, khiến khối u hoại tử và teo dần theo thời gian. Phương pháp này được thực hiện đối với nữ giới mong muốn bảo tồn tử cung, không có ý định sinh con trong tương lai, nhân xơ tái phát sau khi mổ bóc nhân xơ, chống chỉ định với gây mê toàn thân và u xơ tử cung lớn phát triển từ 12 – 16 tuần.

Chống chỉ định thuyên tắc động mạch tử cung với người có rối loạn đông máu, nghi ngờ bệnh lý ác tính, u xơ tử cung có cuống, u dưới niêm mạc và khối u có kích thước quá lớn (>24 tuần), còn ý định sinh con, tiền căn cột động mạch hạ vị, đang sử dụng GRnH.

Điều trị ngoại khoa giúp kiểm soát triệu chứng hiệu quả hơn so với điều trị nội khoa. Tuy nhiên hầu hết các phương pháp xâm lấn đều có rủi ro và biến chứng hậu phẫu. Do đó chỉ nên can thiệp ngoại khoa trong những trường hợp cần thiết.

Phòng ngừa u xơ tử cung bằng cách nào?

Do chưa xác định được nguyên nhân cụ thể nên không có phương pháp phòng ngừa u xơ tử cung hoàn toàn. Tuy nhiên nữ giới có thể giảm nguy cơ mắc bệnh lý này với những biện pháp sau:

Nữ giới nên tập thể dục thường xuyên, sinh hoạt và ăn uống điều độ để phòng ngừa u xơ tử cung

U xơ tử cung là bệnh lý thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Mặc dù là khối u lành tính nhưng u xơ có thể chèn ép vùng chậu, giảm khả năng thụ thai, tăng nguy vô sinh, sảy thai,… Vì vậy nữ giới nên chủ động thăm khám phụ khoa đều đặn để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.

Tham khảo thêm: Viêm cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Nguồn: https://ihs.org.vn/u-xo-tu-cung-16958.html

Xem thêm: Bệnh đau vai gáy là gì? Triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Rate this post
Exit mobile version