U xơ tử cung xuất hiện ở phụ nữ mang thai có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc chẩn đoán u xơ tử cung ở phụ nữ mang thai cũng khó khăn hơn những phụ nữ khác do sự dày lên của cơ tử cung. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm một số thông tin liên quan đến vấn đề u xơ tử cung và thai nghén.
Tổng quan về bệnh u xơ tử cung
U xơ tử cung thường là những khối u ở dạng lành tính, không gây nguy hại tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, khi chúng phát triển kích thước càng to, triệu chứng mà bệnh gây ra khiến phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và đời sống.
Trường hợp khối u lớn, chèn ép lên một vài cơ quan lân cận hoặc biến chứng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Nhất là hiện tượng xuất huyết, rong kinh,…kéo dài khiến cho cơ thể phụ nữ bị thiếu máu, suy nhược trầm trọng.
Bệnh xuất hiện phổ biến ở người trong độ tuổi sinh sản cho đến mãn kinh, sau mãn kinh. Trong đó, người ta thống kê có tới 40% đến 60% bệnh nhân mắc u xơ tử cung ở độ tuổi trên 35. Đồng thời, tỷ lệ lại khá cao ở những phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh (trên 50), ghi nhận hơn 80% trường hợp.
Hiện nay, bệnh càng có xu hướng gia tăng và trở nên phổ biến cả ở phụ nữ đang mang thai. Lúc này, khối u xơ có thể không thay đổi nhiều về kích thước nhưng một số trường hợp chúng lại to dần theo tốc độ phát triển của bào thai, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ.
U xơ tử cung và thai nghén là gì?
U xơ tử cung ở phụ nữ mang thai xuất hiện bởi ảnh hưởng của estrogen. Bệnh có thể gây ra nhiều khó khăn cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt phổ biến ở chị em đã từng thai nghén một lần. Nếu nhận biết ở giai đoạn sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng và có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Trường hợp không can thiệp, khối u lớn dần, biến chứng sẽ gây khó khăn cho vấn đề chữa trị về sau.
Ở phụ nữ mang thai, việc chẩn đoán khối u xơ khó khăn hơn những phụ nữ khác. Nguyên nhân là do cơ tử cung dày hơn bình thường dẫn đến khó quan sát khối u. Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị u xơ tử cung thường không nhận thấy các triệu chứng bất thường.
Nếu có, những triệu chứng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể khiến nhiều người chủ quan. Lâu dần, tình trạng bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu hơn. Lúc này, thai phụ và thai nhi sẽ gặp phải các triệu chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ảnh hưởng của u xơ tử cung và thai nghén
Những ảnh hưởng của u xơ tử cung và thai nghén là gì? Thắc mắc này được nhiều chị em phụ nữ quan tâm hiện nay. Theo đó, các ảnh hưởng thường là:
Ảnh hưởng thai kỳ lên khối u xơ
Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ diễn ra những rối loạn, đặc trưng là về nội tiết tố. Sự mất cân bằng estrogen có thể gây ra một số ảnh hưởng đến tình trạng u xơ tử cung. Tình trạng này về bản chất có thể khiến thay đổi kích thước cũng như mật độ của các khối u xơ. Cụ thể:
- U xơ lúc này sẽ trở nên mềm hơn bình thường. Các khối u thấp sẽ có biểu hiện dẹp lại nhiều hơn những khối u khác. Nhờ vào đó, em bé có thể chào đời dễ dàng hơn mà không bị tác động bởi kích thước u xơ tử cung.
- Quá trình tăng sinh các sợi cơ, tế bào ở thành tử cung có thể khiến u xơ có điều kiện phát triển to hơn. Đây là nguyên nhân nhiều phụ nữ chỉ đến khi mang thai mới phát hiện mình mắc u xơ tử cung. Tuy nhiên, kích thước của chúng sẽ trở về trạng thái cũ ngay sau khi sản phụ sinh con.
- Bên cạnh đó, đối với phụ nữ mang thai, cuống u xơ sẽ thường được đẩy cao hơn bình thườn
g đi đến ổ bụng. Một số trường hợp khác, dưới ảnh hưởng của bào thai, cuống u xơ chui vào túi douglas, sau đó mắc hoặc xoắn lại trong túi douglas.
Ảnh hưởng của u xơ đối với thai kỳ
Thai kỳ tác động lên khối u, khối u cũng có những ảnh hưởng đến thai kỳ. Đó là:
Ảnh hưởng trong thời gian mang thai: Dưới sự phát triển của khối u, thai phụ có thể gặp phải những tình huống như:
- Sảy thai sớm: Phôi thai có thể làm tổ trên thành tử cung bình thường trong thời gian đầu. Tuy nhiên, khi u xơ ngày càng phát triển, lớn và chiếm toàn bộ tử cung có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Lâu dần, thai nhi bị kích thích, một số cơn co tử cung dưới sức ép của u xơ có thể tống thai nhi ra ngoài. Tình trạng này thường xuất hiện trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.
- Sảy thai muộn: Ngoài tình trạng bị sảy thai sớm, thai phụ có thể gặp sự cố vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, tức là 3 tháng giữa thai kỳ. Khi đó, dưới sức ép của khối u, thai nhi có thể bị kích thích sau đó bị tống ra ngoài. Tình trạng này gọi là hiện tượng sảy thai muộn.
- Sinh non: Ngoài hai hiện tượng trên, thai nhi vẫn có thể phát triển song song với khối u xơ. Tuy nhiên, khi thai đã có kích thước lớn, sức ép của tử cung cũng tăng lên khiến cho em bé có thể chào đời sớm hơn bình thường. Thông thường, tình trạng sinh non ở phụ nữ mang thai bị u xơ tử cung rơi vào tháng thứ 7 trở đi.
- Xoắn cuống nhân xơ: U xơ tử cung dưới phúc mạc thường xảy ra tình trạng xoắn cuống nhân sơ. Thai phụ lúc này cũng có khả năng cao bị sảy thai hoặc sinh non trước sự tác động của khối u cơ. Trường hợp khẩn cấp, thai phụ phải cấp cứu để tránh nguy cơ cho mẹ và bé.
- Một số trường hợp khác: U xơ tử cung và thai nghén gây ra một số biến chứng như ngăn cản quá trình chuyển dạ của thai phụ, thai nhi nằm ngang, trục xuất nhau thai,…Bên cạnh đó, trường hợp em bé nằm gần với khối u có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng khiến em bé nhẹ cân hơn so với những em bé bình thường khác.
Ảnh hưởng khi chuyển dạ, sau sinh: Một số vấn đề khác có thể xảy ra cho bà bầu và thai nhi khi sinh và sau sinh như sau:
- Cơ thắt tử cung bị rối loạn: Khối u xơ làm cản trở quá trình dẫn truyền các dấu hiệu chuyển dạ, cụ thể là các cơn co thắt. Điều này có nguy cơ làm cho cơn chuyển dạ kéo dài, gây suy thai nguy hiểm.
- Khối u tiền đạo: Một trong những ảnh hưởng của bệnh lên thai nhi và bà bầu là tình trạng khối u tiền đạo. Lúc này, các khối u xơ có cuống dài hoặc những khối u nằm ở eo tử cung bị rơi, gây ra tình trạng u tiền đạo. Thai nhi bị chậm phát triển, gây khó khăn cho thai phụ khi sinh con.
- Cản trở bong rau: Những rối loạn trong tử cung khiến cho rau bong sót.
- Xuất huyết: Tình trạng này có thể xảy ra trong khi rau bong hoặc khi rau sổ. Nguyên nhân là do cơ tử cung co thắt không bình thường gây ra.
- Hoại tử hoặc nhiễm khuẩn: Khối u ở dưới niêm mạc có thể bị hoại tử, xảy ra phổ biến là khi thai phụ đã sinh con.
Trên đây là những tác động qua lại giữa u xơ tử cung và thai nghén. Một số trường hợp, khối u xơ có thể tự nhỏ lại trở về kích thước ban đầu khi em bé chào đời và không gây biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh.
Mặc dù vậy, đa số các trường hợp bị u xơ tử cung khi mang thai đều gây ra một số vấn đề sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là các trường hợp bệnh nhân có u xơ dưới lớp niêm mạc, u xơ cuống. Do đó, thai phụ nên thăm khám thai và theo dõi tình trạng sức khỏe xuyên suốt trong thời gian mang thai để kịp thời xử lý các vấn đề không mong muốn.
Điều trị u xơ tử cung và thai nghén
U xơ tử cung nhỏ thường không cần can thiệp điều trị quá chuyên sâu. Tuy nhiên, khi kích thước khối u đã quá lớn, để phòng ngừa biến chứng người bệnh phải chấp nhận điều trị ngay. Cụ thể:
Trong giai đoạn thai nghén
Điều trị u xơ tử cung khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho mẹ và thai nhi. Do đó, thường bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp nhằm kiểm soát phát triển khối u và ngăn ngừa các triệu chứng cho người bệnh như sử dụng thuốc giảm đau, cho người bệnh nghỉ ngơi tại giường, cung cấp nước,…
Trong trường hợp cấp thiết, người bệnh có thể được tiến hành loại bỏ khối u. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng khi thai phụ bước vào giai đoạn nửa sau thai kỳ. Khối u được loại bỏ nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên tử cung của phụ nữ.
Tùy theo trường hợp của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị cho phù hợp:
- Xoắn cuống nhân sơ: Tiến hành phẫu thuật ngoại khoa cắt bỏ nhân xơ tử cung bị xoắn. Sau đó, người bệnh phải dùng thuốc để giảm sự co thắt của tử cung trước và sau phẫu thuật từ 7 ngày trở lên. Thời gian này tránh những va chạm ở tử cung để không gây kích thích khiến cơ quan này co bóp.
- Hoại tử n
hiễm trùng: Người bệnh phải nghỉ ngơi kết hợp dùng thuốc giảm đau loại cho bà bầu để không gây ảnh hưởng cho thai nhi. Trường hợp bị sốt, bác sĩ có thể cân nhắc cho người bệnh sử dụng thêm thuốc kháng sinh.
Điều trị ngoại khoa cho phụ nữ mang thai cần đặc biệt thận trọng. Chỉ khi cơ thể người bệnh không còn đáp ứng được các phương pháp ngoại khoa thì bác sĩ mới chỉ định mổ u xơ để loại bỏ tình trạng hoại tử, u lớn, ác tính,…
Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp. Để điều trị tốt nhất, bảo vệ an toàn sức khỏe cho mẹ và thai nhi, bạn đọc nên tìm đến cơ sở y tế đáng tin cậy, đảm bảo chất lượng để tiến hành thăm khám và theo dõi diễn sự phát triển của thai nhi. Kịp thời can thiệp với biện pháp phù hợp sẽ giúp thai phụ phòng tránh được nhiều rủi ro.
Điều trị trước khi mang thai
Những trường hợp khác, chị em phát hiện u xơ tử cung trước khi mang thai sẽ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị như:
- Cắt bỏ u xơ: Phương pháp phẫu thuật ngoại khoa loại bỏ u xơ nhanh chóng cho phụ nữ. Cách làm này có thể tiến hành nhanh chóng, sau 3 tháng điều trị phụ nữ có thể mang thai trở lại.
- Uống thuốc tránh thai: Trường hợp không cần can thiệp ngoại khoa, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc tránh thai để giảm các triệu chứng khó chịu như xuất huyết hoặc đau đớn do khối u xơ gây ra. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn để kiểm soát bệnh và không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.
- Đặt vòng tránh thai: Vòng tránh thai giúp giảm triệu chứng u xơ tử cung, kiểm soát và bảo vệ khả năng sinh sản cho chị em phụ nữ.
- Liệu pháp hormone: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc hormone để gắn những thụ thể GnRH ở tuyến yên để kiểm soát quá trình rụng trứng, kinh nguyệt. Do đó, trong thời gian điều trị người bệnh sẽ không thể mang thai. Thuốc giúp thu nhỏ u xơ tử cung.
Người bệnh nên thăm khám tại cơ sở y tế uy tín và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để sớm cải thiện sức khỏe, phòng ngừa biến chứng của u xơ đối tới thời kỳ thai nghén và hậu sản.
Chăm sóc mẹ bầu bị u xơ tử cung như thế nào?
Mẹ bầu bị u xơ tử cung trong thời gian thai nghén hoặc suốt thai kỳ nên lưu ý vấn đề chăm sóc để tránh u xơ biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi:
- Giữ vệ sinh vùng kín, vệ sinh cá nhân nhằm hạn chế những vi khuẩn, nấm ngứa xâm nhập làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, ảnh hưởng đến tình trạng của u xơ và sự phát triển của thai nhi.
- Vấn đề dinh dưỡng cho bà bầu cũng đặc biệt quan trọng, nhất là khi u xơ hình thành song song với quá trình thai nghén. Những thực phẩm nên bổ sung như gạo nếp, dầu thực vật, các loại thịt trắng, vitamin từ rau củ quả, trái cây tươi. Tránh ăn thực phẩm nhiều đường, đậu nành, hạt lanh,…khiến hàm lượng estrogen tăng cao.
- Thai phụ nên uống nhiều nước để tăng tuần hoàn, trao đổi chất trong cơ thể diễn ra tốt hơn.
- Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý giúp sức khỏe sớm cải thiện, thai kỳ được khỏe mạnh.
- Luyện tập, vận động thể dục, thể thao nhẹ nhàng tăng cường đề kháng và nâng cao sức khỏe cho cơ thể.
- Thăm khám thai định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng thai nhi và các khối u xơ. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể tư vấn cho mẹ bầu các biện pháp can thiệp kịp thời, phù hợp và tránh tối đa những hệ lụy ảnh hưởng đến thai kỳ, thai nhi.
U xơ tử cung và thai nghén là vấn đề được nhiều phụ nữ quan tâm, nhất là đối tượng đang trong độ tuổi sinh sản. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về vấn đề này, cũng như nhận biết các mối nguy hiểm và biện pháp điều trị bệnh. Hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.
Có thể bạn quan tâm:
- U xơ tử cung khi mang thai có nguy hiểm? Cần làm gì?
- U xơ tử cung có nguy hiểm không? Biến chứng gì?
- U xơ tử cung có nguy hiểm không? Biến chứng gì?
Xem thêm: Bí quyết giúp nghệ sĩ ưu tú Hương Dung khỏi hẳn mất ngủ, ngủ ngon giấc tự nhiên