Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Ung Thư Dạ Dày [2019] Nguyên Nhân Dấu Hiệu Điều Trị A-Z

Có lẽ bạn chưa biết, có khoảng 28.000 ca mắc bệnh ung thư dạ dày mới trong năm 2017. Và tại Hoa Kỳ, những bệnh nhân mắc bệnh ung thư dạ dày trường hợp mới chiếm đến 1,7%.

Trường hợp ung thư dạ dày được đánh giá là một trong những trường hợp hiếm gặp so với những bệnh ung thư khác.

Tuy nhiên, nó lại mang đến những mối nguy hiểm không thể ngờ trong việc chẩn đoán và điều trị.

Vậy để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bạn hãy cùng với chúng tôi theo dõi phần chia sẻ được các chuyên gia dưới đây.

Ung thư dạ dày là gì

Bệnh ung thư dạ dày là tình trạng phát triển của khối u ác tính trong dạ dày.

Bệnh bắt đầu xuất hiện khi các tế bào trong dạ dày phát triển quá mức dẫn đến việc hình thành các khối u.

Và đặc biệt, bệnh ung thư dạ dày là một căn bệnh thường gặp và rất dễ di căn đến các bộ phận khác.

Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Các giai đoạn ung thư dạ dày

Hiện tại bệnh được chia ra làm 4 giai đoạn khác nhau:

Có khoảng 28.000 ca mắc bệnh ung thư dạ dày mới trong năm 2017. Bệnh ung thư dạ dày căn bệnh nguy hiểm thứ 2 thế giới

Giai đoạn 0

Giai đoạn 0 là tình trạng ung thư dạ dày giai đoạn đầu.

Ở giai đoạn này người ta còn gọi là ung thư biểu mô, bởi các tế bào ung thư nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.

Giai đoạn 1

Các tế bào ung thư sẽ tiến hành xâm lấn vào lớp thứ hai của dạ dày.

Giai đoạn này bệnh vẫn chưa có những chuyển biến nguy hiểm và cũng chưa có khả năng lây lan sang các bộ phận khác.

Giai đoạn 2

Là giai đoạn mà các tế bào ung thư đã tiến hành xâm lấn qua lớp niêm mạc.

Giai đoạn này được gọi là giai đoạn ung thư dưới cơ.

Giai đoạn 3

Tế bào ung thư đã bắt đầu lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan ở xa.

Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 được gọi là giai đoạn ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

Các tế bào ung thư đã lan ra khắp cơ thể. Và ở giai đoạn này cơ hội sống sót của bệnh nhân là rất ít.

Dấu hiệu ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày.

Và nó có khả năng lây lan khắp dạ dày cho đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Vì vậy mà bạn cần phải nắm được những dấu hiệu của bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời:

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Những dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày

Chán ăn

Một trong những biểu hiện đầu tiên thường thấy của bạn đó chính là tình trạng chán ăn.

Cảm giác thèm ăn sẽ không còn nữa, thậm chí bệnh nhân còn cảm thấy đói, nhưng lại vẫn chán ăn và không muốn ăn gì.

Ợ hơi, khó tiêu

Theo các chuyên gia cho biết, các dấu hiệu của vấn đề tiêu hóa như: khó tiêu, ợ hơi, chán ăn,… là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư dạ dày.

Sụt cân đột ngột

Đối với những bệnh nhân tuy không thực hiện chế độ ăn kiêng mà vẫn xảy ra tình trạng sụt cân thì cũng nên chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình.

Đây rất có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày.

Tiêu chảy, táo bón, đầy bụng

Sự phát triển của khối u trong dạ dày sẽ khiến cho bệnh nhân có cảm giác đầy bụng.

Những khối u này sẽ làm cho nhu động ruột bị rối loạn, làm cho chức năng tiêu hóa của dạ dày không ổn định. Từ đó, nó gây nên tình trạng tiêu chảy, táo bón.

Nôn hoặc đi ngoài có máu

Tình trạng nôn và buồn nôn là một trong những tình trạng xảy ra do dạ dày bị kích thích.

Tuy nhiên nếu trong chất nôn, chất thải có lẫn máu thì đây chính là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày.

Đau bụng trên

Đối với bệnh giai đoạn đầu thì bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn đau bụng trên.

Sau đó những cơn đau sẽ liên tục xuất hiện và ngày càng nặng hơn.

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối thì bệnh nhân sẽ có những biểu hiện dễ nhận biết hơn:

Đau quặn bụng

Ở giai đoạn cuối, bệnh thường có những triệu chứng đau bụng dữ dội khiến cho bệnh nhân toát mồ hôi.

Cơn đau có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, kể cả khi bệnh nhân ăn vừa phải.

Đặc biệt là số lần cơn đau xuất hiện thường xuyên và không có thấy dấu hiệu thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau.

Tình trạng kém ăn, khô miệng

Tình trạng này xảy ra bởi một số yếu tố liên quan đến việc điều trị như là: thuốc an thần, chống trầm cảm,…

Nôn ra máu

Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối, thì bệnh nhân sẽ có hiện tượng nôn ra máu có lẫn trong thức ăn.

Đây là biểu hiện cho thấy khối u ở dạ dày đã phát triển to và bị vỡ ra gây tình trạng viêm loét, chảy máu.

Táo bón, tiêu chảy kéo dài

Tình trạng ít hoạt động, uống ít nước là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón.

Và ngoài ra do sự suy yếu của cơ bụng và sàn chậu đã làm giảm khả năng bài tiết qua trực tràng.

Đi ngoài ra máu đen

Đi ngoài ra máu đen là triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Nguyên nhân là do khối u dạ dày bị vỡ gây chảy máu.

Sau đó lượng máu này sẽ được di chuyển vào hệ tiêu hóa và đưa xuống hậu môn. Vì trải qua quá trình khá dài nên máu chuyển sang màu thâm đen, xuất hiện tình trạng đi ngoài kèm máu đen.

Xuất hiện khối u lớn trong ổ bụng

Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể sờ nắm được khối u trên ổ bụng. Khối u cứng to và sờ nắm thấy khá đau.

Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý những biểu hiện của ung thư dạ dày. Nhiều người thường nhầm lẫn với các căn bệnh khác.

Bởi bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày cũng có những dấu hiệu gần giống.

Nguyên nhân ung thư dạ dày

Một trong những biện pháp phòng và điều trị bệnh ung thư dạ dày tốt nhất đó chính là tránh xa những nguyên nhân gây nên bệnh.

Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh ung thư dạ dày bạn nên biết:

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh ung thư dạ dày bạn nên biết

Do tuổi tác và giới tính

Hầu hết các trường hợp ung thư dạ dày thường gặp nhất ở đối tượng từ 40 tuổi trở lên. Và theo thống kê cho biết, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Do nhiễm khuẩn HP

Có lẽ bạn cũng biết, vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng.

Nó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh ung thư dạ dày phát triển.

Bởi vi khuẩn HP lấy đi lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản sinh ra urease.

Chất này được sản sinh ra nhằm phá hủy thành niêm mạc dạ dày, gây ra những tổn thương và viêm nhiễm mạn tính.

Và theo thống kê cho biết, có đến 70% dân số tại Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP. Và vi khuẩn HP được đánh giá là một loại vi khuẩn có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày rất cao.

Vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng

Do hút thuốc lá

Việc hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh ung thư, trong đó có cả ung thư dạ dày.

Và theo thống kê cho biết, những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp đôi so với người không hút thuốc.

Bởi chất độc hại có trong thuốc sẽ gây tổn thương đến các tế bào trong dạ dày.

Do ăn nhiều muối

Việc ăn nhiều muối và những loại thức ăn giàu chất béo hay những thực phẩm chế biến sẵn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, bệnh ung thư dạ dày có thể xảy ra với một số nguyên nhân dựa vào: tiền sử bệnh gia đình, từng mắc bệnh ung thư, từng phẫu thuật dạ dày,… cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày

Xét nghiệm ung thư dạ dày

Hầu hết, khi bệnh nhân phát hiện mình mắc bệnh ung thư dạ dày thường bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối.

Và đặc biệt hơn khi bệnh ung thư dạ dày khó chẩn đoán hơn so với những loại bệnh khác.

Vì vậy để đem lại một kết quả chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần phải tiến hành chụp X-quang và nội soi dạ dày.

Bạn cần phải tiến hành chụp X-quang và nội soi dạ dày, để đem lại một kết quả chẩn đoán chính xác

Chụp X-quang dạ dày

Đối với việc chụp X-quang hàng loạt chính là xét nghiệm cổ điển đã có từ khá lâu và cho ra kết quả khác chính xác.

Để thực hiện phương pháp này, thì bạn chỉ cần uống dung dịch barit và nhịn ăn trước khi tiến hành chụp ít nhất 4 giờ.

Bởi khi dạ dày hoàn toàn trống rỗng và trở thành một khuôn. Thì barit sẽ được chuẩn bên trong dạ dày. Nhờ vậy mà hình ảnh dạ dày trên phim được rõ nét và trung thực.

Nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là một phương pháp nội soi tiên tiến, giúp bạn xác định được việc mình có bị ung thư dạ dày hay không.

Để tiến hành phương pháp này, thì các bác sĩ sẽ sử dụng ống soi mềm đưa qua đường miệng hoặc mũi

Qua ống nội soi, bác sĩ sẽ có thể quan sát được những biến đổi bên trong dạ dày.

Nếu vùng nào bị nghi ngờ có ung thư thì sẽ sử dụng ống nội soi để chích một ít mô ở vùng đó đưa ra ngoài.

Người ta gọi là sinh thiết dạ dày. Sau đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành giải phẫu ở kính hiển vi để tìm kiếm tế bào ung thư.

Điều trị ung thư dạ dày

Cũng như các loại bệnh ung thư khác hiện nay, việc điều trị ung thư dạ dày cũng phụ thuộc vào mức độ lan tỏa của khối u. Hiện nay việc điều trị bệnh ung thư dạ dày gồm những biện pháp:

Phẫu thuật

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư dạ dày phổ biến nhất hiện nay

Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay.

Nó được xem là phương pháp duy nhất có thể chữa khỏi bệnh ung thư dạ dày.

Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày tùy vào mức độ, cũng như các hạch bạch huyết xung quanh theo nguyên tắc cơ bản là loại bỏ các mô ung thư.

Đối với những khối u ở nửa dưới của dạ dày thì cần sử dụng phương pháp Billroth I và Billroth II.

Và việc phẫu thuật nội soi để cắt bỏ niêm mạc là phương pháp dùng để điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm.

Phương pháp này nhằm loại bỏ khối u cùng với lớp niêm mạc bao phủ mặt trong của dạ dày bằng vòng dây điện nhờ nội soi.

Hóa trị liệu

Sử dụng hóa trị liệu trong việc điều trị ung thư dạ dày hiện vẫn chưa có tiêu chuẩn điều trị.

Vì hóa trị được dùng trong điều trị triệu chứng để giảm kích cỡ khối u và tăng thời gian sống sót cho bệnh nhân.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp được sử dụng các tia có năng lượng cao nhằm phá hủy tế bào ung thư và ngăn chúng sinh sản.

Phương pháp này được dùng để giảm đau hoặc ngăn chặn sự phát triển của khối u trong điều trị triệu chứng của bệnh.

Phương pháp kết hợp

Trải qua quá trình nghiên cứu của nhóm intergroup 0116 cho thấy, sự kết hợp hóa trị liệu và xạ trị đối với các bệnh nhân chưa bị di căn đã loại bỏ được toàn bộ ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày có chữa được không

Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Vậy bệnh có chữa được không?

Có lẽ bạn cũng biết, ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Có thể nói, bệnh ung thư dạ dày chiếm tỷ lệ tử vong đứng thứ 2 sau căn bệnh ung thư phổi.

Tuy nhiên tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà chúng ta có để nhận định được về việc bệnh ung thư dạ dày có điều trị được không.

Nếu bệnh đang ở giai đoạn đầu và được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời thì tỷ lệ thành công cho bệnh nhân có thể sống thêm khoảng 5 năm chiếm đến 90%.

Và những bệnh nhân có thể sống trên 10 năm chiếm 70%.

Vì vậy mà việc phát hiện sớm căn bệnh ung thư này đóng một vai trò rất quan trọng.

Ở giai đoạn 0 và giai đoạn 1, bác sĩ có thể điều trị bằng cách cắt phần bị ung thư qua nội soi, loại bỏ khối u.

Sau đó kết hợp với việc điều trị bằng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Đối với giai đoạn nặng hơn thì sẽ áp dụng điều trị bằng cách: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Tuy nhiên vì bệnh đã chuyển sang giai đoạn khá nặng nên tỷ lệ kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân chỉ chiếm khoảng 17%.

Ung thư dạ dày sống được bao lâu

Những người bị ung thư dạ dày có thể sống thêm được bao lâu sau điều trị

Theo các bác sĩ cho biết, bệnh ung thư dạ dày hiện nay là một trong những căn bệnh khá nguy hiểm.

Vì vậy khi có những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày, bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị. Bởi nó sẽ rất dễ chuyển sang giai đoạn nặng hơn dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên để biết được việc điều trị ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu thì các bác sĩ cho biết, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ của bệnh.

Nếu như bệnh phát hiện sớm ở giai đoạn đầu thì có thể điều trị dứt điểm lấy lại sức khỏe cho bệnh nhân.

Bệnh nhân có thế sống thêm 5 năm chiếm đến 90%. Và những bệnh nhân có thể sống trên 10 năm chiếm 70%

Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn hơn thì quá trình điều trị sẽ kéo dài.

Và đặc biệt là bệnh nhân chỉ có thể kéo dài tuổi thọ trên 5 năm chiếm khoảng 17%.

Ung thư dạ dày có lây không

Ung thư dạ dày có lây không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Bệnh ung thư dạ dày có lây hay không thì đó là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều bệnh nhân.

Nhưng cho đến hiện nay thì vẫn chưa có bằng chứng chứng minh cụ thể về bệnh ung thư dạ dày có lây từ người này sang người khác hay không.

Nhưng có một lý do đơn giản cho thấy, vi khuẩn HP chính là một trong những nguyên nhân khiến cho bệnh ung thư dạ dày hình thành.

Trong khi đó vi khuẩn HP lại có khả năng lây từ người này sang người khác.

Nhưng, cùng nhiễm một chủng vi khuẩn HP nhưng có người bị ung thư dạ dày nhưng có người lại không.

Do lối sống sinh hoạt lâu dài với bệnh nhân bị ung thư dạ dày cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vì thói quen sinh hoạt, ăn uống chung có thể lây nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày.

Trên này là tất cả những kiến thức bạn cần phải biết về căn bệnh nguy hiểm đứng thứ 2 thế giới này.

Hy vọng bạn có đủ kiến thức để bảo vệ bản thân tránh khỏi cần căn bệnh này. Chúc bạn khỏe mạnh.

  • Xuất Huyết Dạ Dày [2019] Nguyên Nhân Triệu Chứng Điều Trị A-Z
  • Đau Thượng Vị [2019] Triệu Chứng Cách Chữa Chi Tiết A-Z

Nguồn tham khảo:

Ung thư dạ dày – Wikipedia tiếng Việt: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ung_thư_dạ_dày

Stomach Cancer | Gastric Cancer Facts and Information: https://www.cancer.org/cancer/stomach-cancer.html

Stomach cancer – NHS: https://www.nhs.uk/conditions/stomach-cancer/

Nguồn: https://nilp.vn/ung-thu-da-day/

Xem thêm: Top 6 viên uống trắng da của Mỹ an toàn, hiệu quả, tốt nhất trên thị trường

Rate this post
Exit mobile version