Vảy nến á sừng là khái niệm bệnh ngoài da khá phổ biến ở nước ta. Đây là tình trạng viêm da cơ địa mãn tính có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Bệnh tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không được nhận biết và điều trị sớm, đúng cách, bệnh có thể dai dẳng suốt đời, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin bạn nên biết về chứng bệnh ngoài da thường gặp này.
Bệnh vẩy nến á sừng là gì? Một số hình ảnh thường thấy
Vảy nến á sừng là tên thường gọi của 2 loại bệnh hoàn toàn khác nhau, là vảy nến và á sừng. Đây là 2 bệnh ngoài da rất phổ biến ở nước ta, có nhiều điểm chung về nguồn gốc, cách nhận biết và đặc biệt là đều gây tổn thương sâu và rộng cho da.
Vảy nến có thể hiểu là một bệnh viêm da mãn tính, xảy ra do tốc độ tăng sinh tế bào da diễn ra quá nhanh, gấp 10 lần tốc độ thông thường. Các tế bào da cũ chưa kịp chết đi thì tế bào da mới đã hình thành. Chúng tích tụ lại một chỗ tạo thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc.
Các mảng vảy dày có đặc điểm dễ bong tróc, nứt nẻ, gây chảy máu và khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu.
Á sừng cũng có thể coi là một tình trạng viêm da cơ địa do cơ thể chuyển hóa lớp sừng không hoàn toàn, tức là các tế bào còn nhân và nguyên sinh chưa chuyển hóa hết thành sừng. Lớp sừng này được gọi là sừng non, sừng tạp, sừng bở… Chúng trở nên khô ráp, dễ bong tróc, nứt nẻ, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu.
Á sừng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thông thường nhất là ở các đầu ngón tay, chân và gót chân.
Triệu chứng vảy nến á sừng
Vảy nến á sừng có thể nhận biết bởi các dấu hiệu đặc trưng sau:
Triệu chứng nhận biết bệnh vảy nến
Vảy nến thường được nhận biết bởi 2 dấu hiệu đặc trưng cơ bản nhất là:
- Dấu hiệu vảy nến: Trên da xuất hiện những mảng dày, đỏ, được bao phủ bởi các vảy trắng hoặc bạc. Các mảng vảy này có kích thước to nhỏ khác nhau, xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp, rất dễ bong tróc, gây chảy máu.
- Dấu hiệu khác: Tùy vào vị trí xuất hiện và đặc điểm của các tổn thương, các triệu chứng riêng biệt kèm theo sẽ khác nhau. Chẳng hạn, vảy nến móng tay, móng chân thì bề mặt móng xuất hiện nhiều lỗ nhỏ, vết lõm. Vảy nến mảng bám thường xuất hiện những mảng da đỏ ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng. Vảy nến mụn mủ chủ yếu tập trung mụn mủ ở tay và chân. Ngoài ra còn có vảy nến da đầu, vảy nến nếp gấp, vảy nến thể giọt, viêm khớp vảy nến…
Thông thường, vảy nến hay xuất hiện vào mùa đông hoặc khi thời tiết hanh khô. Bệnh có thể khởi phát ở một bộ phận sau đó lan rộng và toàn thân kèm theo sưng đau các khớp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng
Giống như vảy nến, dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh á sừng là sự xuất hiện của các lớp sừng dày, khô quá mức, dẫn đến bong tróc, nứt nẻ và chảy máu. Ban đầu bạn có thể cảm nhận rõ ràng bằng cách sờ vào thấy da sần sùi hơn các vùng da khác. Sau đó, lớp sừng được hình thành trên da và tạo thành các mảnh vảy trắng bong tróc, xù xì.
Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, mệt mỏi, mất ngủ. Nếu thường xuyên chà xát vào phần da bị á sừng có thể gây nhiễm trùng, chảy máu và vết thương lan rộng tới các vùng xung quanh. Đôi khi, da còn xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti, dễ vỡ và gây ngứa dữ dội.
Nguyên nhân vảy nến á sừng
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh vảy nến á sừng. Bệnh được xem là có liên quan mật thiết đến gen và rối loạn miễn dịch ở cơ thể người. Bên cạnh đó, một số yếu dưới đây được coi là nguyên nhân khiến bệnh khởi phát:
- Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền là nguyên nhân thường gặp trong các bệnh da liễu mãn tính. Thống kê cho thấy, bệnh nhân bị vảy nến á sừng thường có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý về da như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, chàm khô, vảy nến. tổ đỉa… Do vậy, nếu như trong gia đình có người mắc bệnh thì khả năng bạn cũng bị bệnh sẽ cao hơn người bình thường.
- Dị ứng: Một số nghiên cứu cho thấy có hiện tượng lắng đọng kháng nguyên ở mao mạch trung bì. Do vậy, các nhà khoa học cho rằng, bệnh lý này có liên quan đến phản ứng dị ứng của cơ thể.
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Những người bị thiếu hụt vitamin A, C, D, E… có khả năng bị vảy nến á sừng á sừng cao hơn người bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thiếu hụt các chất này khiến quá trình tái tạo và sừng hóa của da diễn ra bất thường/
- Bệnh tật: Các bệnh lý thông thường như viêm họng, viêm amidan hay nhiễm HIV cũng có thể là nguyên nhân bùng phát bệnh.
- Nhiễm trùng, nhiễm độc: Da thường xuyên bị chấn thương, nhiễm trùng, nhiễm độc cũng sẽ làm tăng khả năng bị vảy nến á sừng.
- Các yếu tố khách quan: Các yếu tố như dị nguyên, thời tiết, thay đổi cảm xúc, thay đổi nội tiết hoặc dị ứng thuốc … cũng được xem là nguyên nhân bùng phát bệnh. Rượu và thuốc lá cũng có thể làm nặng thêm tình trạng vảy nến á sừng.
Bệnh vảy nến á sừng có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Vảy nến á sừng được xem là tình trạng viêm da lành tính, không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Nhưng điều đó không có nghĩa là chứng bệnh này không nguy hiểm. Nếu không được điều trị tích cực sớm và đúng cách, bệnh có thể lan rộng và gây ra nhiều tác hại như:
- Nhiễm trùng: Ngứa ngáy dữ dội khiến người bệnh khó chịu, cào gãi liên tục, gây trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng máu có thể là một hệ lụy nguy hiểm của tình trạng này nếu vi khuẩn từ các ổ nhiễm khuẩn da đi vào máu.
- Ảnh hưởng tâm lý: Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, đặc biệt là các vùng da hở như tay chân, đầu, mặt cổ… gây mất thẩm mỹ, khiến người ngoài xa lánh, người mắc cảm thấy tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp.
- Ảnh hưởng sức khỏe: Mất ngủ thường xuyên do ngứa ngáy, đau rát kèm theo tâm trạng mặc cảm, stress có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Theo Ths.Bs. lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, vảy nến á sừng thường dễ tái phát, diễn ra dai dẳng, kéo dài. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi được dứt điểm nếu điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải thực hiện các quá trình kiêng khem đầy đủ và hạn chế tiếp xúc với các chất tẩy rửa, dị nguyên gây bệnh. Bởi nếu không kiêng khem, bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào và tình trạng sẽ nặng nề, khó chữa hơn.
Cách chữa bệnh vảy nến á sừng
Mục tiêu của việc điều trị bệnh vảy nến á sừng là kiểm soát tổn thương da, cải thiện mức độ ảnh hưởng và ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Các biện pháp điều trị cụ thể sẽ được áp dụng tùy thuộc vào tình trạng, mức độ nặng nhẹ của bệnh, khả năng đáp ứng và độ tuổi của từng cá nhân.
Trong đó, các phương pháp thường được áp dụng điều trị gồm:
Chữa vảy nến á sừng bằng thuốc Tây
Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc mỡ, kem bôi, dung dịch có tác dụng bong vảy, bạt sừng, hạn chế hình thành vảy da như:
- Acid Salicylic dạng bôi chấm ngoài da
- Corticoid dạng kem bôi ngoài da: Betamethasone, Clobetasol…
- Kháng sinh: Dùng trong các trường hợp khởi phát nhiễm trùng
- Corticoid đường uống: Dexamethason, Betamethason,… chỉ dùng liệu trình ngắn với liều trung bình theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc dẫn vitamin D3: Calcitriol, Calcipotriol…
- Nhóm thuốc Retinoid: Sử dụng trong trường hợp bệnh phát triển ở mức độ nghiêm trọng
- Thuốc khác: thuốc giảm đau, vitamin C, dẫn chất D3…
Căn cứ và từng tình trạng cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định những đơn thuốc phù hợp. Các loại thuốc bôi ngoài da chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng tại thời điểm dùng thuốc, không dùng kéo dài khi không có hướng dẫn điều trị.
Thuốc uống nhằm mục đích hỗ trợ cải thiện triệu chứng, điều hòa chức năng miễn dịch, kiểm soát tình trạng bệnh. Các nhóm thuốc kháng sinh và corticoid đều có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm trên cơ thể. Vậy nên, người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng.
Ngoài các loại thuốc kể trên, người bệnh còn có thể được sử dụng quang hóa trị liệu, liệu pháp laser hoặc sử dụng thuốc sinh học với mục đích ức chế những thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch của bệnh.
Các mẹo dân gian chữa vảy nến á sừng tại nhà
Bằng cách sử dụng một số thảo dược tự nhiên, người bệnh có thể đẩy lùi các triệu chứng bệnh vảy nến á sừng ngay tại nhà. Một số bài thuốc dân gian được sử dụng phổ biến hiện nay như:
- Chữa vảy nến bằng nha đam: Nhựa nha đam có chứa rất nhiều vitamin A,C,E rất tốt cho làn da đang bị tổn thương. Để chữa bệnh, bạn có thể lấy phần nhựa này bôi trực tiếp lên vùng da bị vảy nến 10 -15 phút mỗi ngày rồi rửa lại với nước.
- Chữa á sừng bằng dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng dưỡng da và cải thiện triệu chứng viêm da rất hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy dầu dừa xoa đều và massage nhẹ nhàng vùng da bị bệnh từ 10 -15 phút mỗi ngày.
- Chữa bệnh vảy nến á sừng bằng lá trầu không: Với công dụng kháng khuẩn, chống viêm tốt, bạn có thể sử dụng lá trầu không để chữa bệnh vảy nến á sừng bằng 3 cách: đun nước uống, tắm nước lá trầu hoặc giã nhỏ lá trầu và đắp lên vùng da bị bệnh.
- Chữa bệnh vảy nến á sừng bằng lá lốt: Lá lốt có tác dụng sát khuẩn, giảm đau, thúc đẩy liền vết thương hiệu quả. Cũng giống như lá trầu không, bạn có thể sử dụng lá lốt để chữa vảy nến á sừng bằng cách uống nước lá lốt, tắm nước lá lốt hoặc giã nhỏ lá lốt và đắp lên vùng da bệnh.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng cây vòi voi, muồng trâu, lược vàng, nghệ tươi… Đây đều là những nguyên liệu lành tính, dễ kiếm tại nhà. Người bệnh có thể tìm kiếm và lựa chọn áp dụng những mẹo dân gian này tại nhà để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ. Trường hợp vảy nến, á sừng đã phát triển nghiêm trọng, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả hơn.
Chữa vảy nến á sừng bằng đông y
Đông y quan niệm vảy nến á sừng sinh ra do rối loạn điều hòa khí huyết và suy giảm chức năng tiêu độc của gan. Do vậy, các bài thuốc Đông y chủ yếu sử dụng những thảo dược tự nhiên, tập trung lấy lại sự cân bằng khí huyết, điều hòa nội tiết, tăng cường giải độc gan, giải quyết tình trạng rối loạn miễn dịch. Từ đó, mang lại hiệu quả điều trị từ trong ra ngoài.
Phương pháp Đông y sử dụng các thảo dược tự nhiên nên được đánh giá cao bởi sự an toàn và lành tính. Thuốc có tác dụng loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ bên trong. Khi nội lực đã được cải thiện, các triệu chứng bên ngoài dẫn cải thiện và biến mất, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Do tác động từ từ, từ gốc đến ngọn nên phương pháp Đông y cần thời gian điều trị khá dài, đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ đúng nguyên tắc và phác đồ của bác sĩ.
Một số bài thuốc Đông y thường được sử dụng để điều trị vảy nến, á sừng:
- Bài thuốc 1: Tang bạch bì, sinh địa, kim ngân hoa, rau má, hỏa ma nhân, diệp hạ châu, bồ công anh…. Ngày 1 thang chia làm 3 lần, uống đều đặn.
- Bài thuốc 2: Hổ phục linh, khô phàn, xuyên tiêu, ké đầu ngựa, huyền sâm, mần trầu,… Ngày 1 thang chia làm 3 lần, uống đều đặn.
Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc và điều trị
Để nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn ngừa tái phát, người bệnh cần chú ý:
- Tuân thủ nghiêm chỉnh các hướng dẫn điều trị của bác sĩ điều trị
- Không tự ý mua thuốc, ngừng thuốc, đổi thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Một số thuốc như corticoid, thuốc sinh học… người bệnh cần uống đúng thời gian quy định để tránh ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý của cơ thể.
- Luôn dưỡng ẩm cho da, hạn chế khô, nứt nẻ, bong tróc.
- Không chọc các mụn nước, bóc da, chà xát, kỳ cọ mạnh lên vùng da bị tổn thương.
- Không ngâm rửa tay chân với nước muối.
- Không để vùng da cần điều trị tiếp xúc với hóa chất độc hại, xà phòng, chất tẩy rửa và các yếu tố tác nhân khác.
- Xây dựng thực đơn dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước, tránh xa rượu bia và các chất kích thích.
Phòng bệnh vảy nến á sừng như thế nào?
Để không bị vảy nến á sừng “làm phiền”, bạn cần có các biện pháp phòng tránh hiệu quả như:
- Uống đủ nước: Bổ sung từ 2 – 2,5l nước mỗi ngày để giữ ẩm, thải độc và tăng cường bảo vệ da.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Tăng cường rau củ để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho da.
- Tránh làm tổn thương da: Hạn chế tối đa các nguyên nhân có thể khiến da bị tổn thương hở, trầy xước, nhiễm khuẩn, nhiễm độc…
- Tắm nắng thường xuyên trong khung giờ từ 6 – 9h sáng.
- Ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ và luyện tập đều đặn nhằm nâng cao thể trạng và chức năng miễn dịch.
Vảy nến á sừng không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình, thẩm mỹ và tâm lý. Phần lớn các trường hợp bệnh đều lành tính và thuyên giảm sau khi được điều trị sớm, tích cực, đúng cách. Tuy nhiên, bệnh có thể dễ dàng tái phát, dai dẳng, khó dứt. Vậy nên, mỗi người chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh, từ đó có kế hoạch phòng ngừa thích hợp.
Xem thêm: Trổ tài làm các món tráng miệng cực ngon từ việt quất