Viêm amidan cấp ở trẻ em cần được điều trị sớm. Nếu tình trạng kéo dài, bệnh có thể gây ra biến chứng nặng nề cho sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng trẻ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm các thông tin về chứng bệnh này.
Viêm amidan cấp ở trẻ em là gì?
Amidan là một bộ phận quan trọng trong khoang họng, có nhiệm vụ bảo vệ cổ họng khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài xâm nhập vào. Amidan vốn là tổ chức lympho, cấu tạo gồm có: amidan khẩu cái, vòm họng, vòi, đáy lưỡi. Cơ chế hoạt động của cơ quan này là tiết ra kháng thể chặn đứng sự xâm nhập của các tác nhân gây hại.
Tình trạng viêm amidan ở trẻ em được chia thành hai dạng cấp và mãn tính. Bệnh xuất hiện khi “hàng rào bảo vệ” bị quá tải do sự tấn công quá mạnh của virus, vi khuẩn. Lúc này trẻ có thể bị viêm amidan cấp tính. Quan sát bên trong cổ họng trẻ có thể thấy được amidan bị sưng, viêm, phù nề,…Điều này khiến cho trẻ nuốt khó khăn, cổ họng đau rát khó chịu.
Nguyên nhân khiến trẻ em bị viêm amidan cấp
Đa phần, trẻ em đều mắc phải bệnh viêm amidan ít nhất 1 lần trong đời. Trường hợp viêm amidan cấp tính thường kéo dài trong khoảng 10 ngày, có khi ít hơn. Một số yếu tố gây viêm amidan cấp tính ở trẻ em như:
Viêm amidan cấp do virus
Theo thống kê có đến 70% trẻ em bị viêm amidan là do virus gây ra. Các loại như rhode virus, coronavirus, adenovirus. Một số trường hợp nhiễm bệnh do virus cúm, enterovirus, virus herpes,…Tuy nhiên những loại này sẽ ít phổ biến hơn các loại đã kể trước đó.
Ngoài các ra, một dạng virus khác gây nên bệnh bạch cầu đơn nhân, tên là epstein barr cũng khiến trẻ bị viêm amidan. Thông thường, sau một thời gian bệnh cũng có thể tự khỏi do virus thường là loại lành tính. Thời gian tự phục hồi từ vài ngày cho đến 1 tuần.
Viêm amidan cấp do vi khuẩn
Miệng là nơi chứa nhiều vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, đặc biệt nhất là ở amidan. Các mầm bệnh này có thể sống cộng sinh trong cơ thể con người. Chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi chúng mới sinh sôi và phát triển gây hại.
Theo nghiên cứu, các chuyên gia chỉ ra trong amidan của trẻ và người lớn bị amidan có tới 100 loại vi khuẩn. Trong đó, streptococcus pneumoniae là dạng gây ra triệu chứng nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, cũng có 5% người mắc bệnh viêm amidan nhiễm vi khuẩn này nhưng không có nhiều triệu chứng đáng lo ngại.
Những trường hợp như thế, vi khuẩn được xếp vào dạng mầm bệnh lành mạnh. Mặc dù vậy, mầm bệnh có thể lây nhiễm từ người bệnh sang trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Lúc này, sức đề kháng của trẻ không chống lại được các tác động bất lợi của vi khuẩn khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề. Tình trạng xấu có thể dẫn đến các hệ lụy không mong muốn.
Các nguyên nhân khác gây viêm amidan cấp ở trẻ em
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, một số yếu tố khác dưới đây khiến cho bệnh viêm amidan cấp khởi phát ở trẻ em:
- Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể trẻ chưa thích nghi. Đặc biệt là khi trời chuyển mùa, thời tiết lạnh đột ngột.
- Môi trường sống nhiều khói bụi, ô nhiễm, có nhiều hóa chất độc hại, không đảm bảo vệ sinh.
- Cơ địa dễ bị dị ứng, sức đề kháng yếu khiến cho tác nhân xâm nhập gây hại.
- Trẻ bị mắc một số bệnh liên quan đến đường hô hấp, viêm lợi, răng,…khiến viêm nhiễm lây lan sang amidan.
Viêm amidan cấp ở trẻ em có triệu chứng gì?
Theo thống kê, số trẻ em bị viêm amidan cấp do virus và thay đổi thời tiết chiếm tỷ lệ 80%, số còn lại sẽ rơi vào các nguyên nhân khác. Những biểu hiện của bệnh viêm amidan tương đối giống với cảm cúm thông thường. Do đó, phụ huynh thường hay nhầm lẫn hai căn bệnh này.
Để có hướng điều trị phù hợp, cha mẹ nên tham khảo các triệu chứng viêm amidan cấp ở trẻ em như sau:
- Sốt: Nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao, thậm chí lên đến 39 – 40 độ. Lúc này, trẻ có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, trẻ sơ sinh sẽ thường xuyên quấy khóc.
- Đau cổ họng: Tình trạng này xuất hiện khi trẻ nuốt nước bọt, thức ăn,…Bởi amidan đang bị viêm nhiễm, sưng nên gây ra ảnh hưởng tiêu cực này. Kéo theo đó, trẻ sẽ khó chịu nên không muốn ăn, bỏ bữa, giao tiếp cũng khó khăn hơn. Đối với trẻ sơ sinh, các bé sẽ quấy khóc, bỏ bú,…
- Amidan sưng tấy, phù nề: Phụ huynh có thể quan sát bằng mắt thường sự thay đổi của amidan. Tình trạng này làm cho trẻ nhỏ khó chịu, thở khó, khò khè.
- Chảy dịch ở mũi và họng: Dịch tiết ra từ mũi, họng có màu trắng, đôi khi vàng. Tùy theo tình trạng bệnh ở mỗi trẻ mà chất dịch lỏng hay đặc. Kèm theo dịch, trẻ có thể bị ho, ho khan hoặc có đờm.
Viêm amidan cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?
Nếu phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp, tình trạng viêm amidan cấp ở trẻ có thể khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không xử lý đúng cách, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bệnh trở nên nặng nề hơn:
- Áp xe quanh amidan: Biến chứng áp xe thường xảy ra ở bệnh nhân viêm amidan bởi vi khuẩn. Biến chứng có thể làm người bệnh bị nghẹt đường thở, nhiễm trùng huyết.
- Áp xe phế quản: Lúc này, đường thở của người bệnh bị tổn thương, động mạch cảnh nguy cơ bị ăn mòn, tĩnh mạch cảnh bị đe dọa nguy hiểm.
- Lan rộng nhiễm trùng: Nếu trẻ không được điều trị theo phương pháp phù hợp, vi khuẩn có thể nhân cơ hội lây lan sang các vùng lân cận. Cụ thể là cổ họng, tai giữa, xoang,…gây ra các bệnh như viêm xoang, viêm tai giữa,…hoặc thậm chí là viêm cân mạc hoại tử.
- Sốt thấp khớp: Biến chứng này khá hiếm gặp. Tuy nhiên, nó vẫn có thể xảy ra nếu viêm amidan ở trẻ em chuyển biến nặng. Nếu không may xảy ra, sốt thấp khớp có thể ảnh hưởng đến tim, trẻ có nguy cơ bị tổn thương tim vĩnh viễn.
Ngoài những biến chứng trên đây, viêm amidan cấp ở trẻ em nếu không điều trị “đến nơi đến chốn” làm nguy cơ viêm cầu thận, sốt tinh hồng nhiệt gia tăng. Những biến chứng này đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Trẻ bị viêm amidan cấp có cần cắt không?
Trẻ bị viêm amidan cấp khi nào nên cắt có thể nói là thắc mắc của nhiều ông bố và bà mẹ. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, amidan có vai trò quan trọng, là “lá chắn” trong hệ thống bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại từ môi trường.
Chính vì thế, khi trẻ bị viêm amidan cấp thì không nên vội vã cắt amidan cho trẻ. Thay vào đó, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị theo lời khuyên của người có chuyên môn. Chỉ tiến hành cắt amidan khi:
- Viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần, từ dạng cấp tính có xu hướng chuyển sang mãn tính. Điều này khiến trẻ bị sốt thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
- Bệnh chuyển nặng, xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng đến tim, van tim, tiểu ra máu, thấp khớp,…
Khi đó, phụ huynh nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế uy tín để kịp thời điều trị. Tránh viêm amidan cấp trở nặng gây ra nhiều hệ lụy cho cuộc sống và sức khỏe của trẻ.
Điều trị viêm amidan cấp cho trẻ em
Viêm amidan cấp ở trẻ em có thể điều trị khắc phục triệu chứng tại nhà. Bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng thực tế để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến:
Cải thiện viêm amidan cấp cho trẻ tại nhà
Nếu trường hợp trẻ bị viêm amidan do virus sẽ không cần phải dùng thuốc can thiệp. Bởi thuốc kháng sinh lúc này sẽ không phát hu
y tác dụng với dạng nhiễm trùng này. Bố mẹ nên chăm sóc và xây dựng cho con chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện nhanh những triệu chứng do bệnh gây ra. Một số lưu ý như:
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt phải đảm bảo giấc ngủ đầy đủ cho trẻ. Tránh để con tham gia các hoạt động vui chơi, la hét.
- Uống nước ấm là cách giúp trẻ làm dịu cổ họng, đồng thời giúp cơ thể bé tránh tình trạng mất nước, giữ ẩm tốt.
- Đối với các em nhỏ đã biết đánh răng, tập cho con thói quen mỗi ngày súc miệng bằng nước muối 2 lần sáng và tối để diệt vi khuẩn trong miệng.
- Trong nhà, bố mẹ có thể lắp máy điều hòa độ ẩm, tránh thời tiết hanh khô khiến niêm mạc hô hấp bị khô khó chịu.
- Sử dụng viên ngậm cho trẻ từ 4 tuổi trở lên để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, chất hóa học, lông của thú cưng, bụi bẩn,…để đảm bảo các dị nguyên không có điều kiện xâm nhập làm bệnh trở nên trầm trọng.
- Một số sản phẩm xịt họng, súc miệng chứa các thành phần như phenol, benzydamine, chlorhexidine gluconate,…Không cho trẻ sử dụng các loại chứa benzocaine.
- Đối với những trẻ lớn, có thể cho trẻ ngậm chanh mật ong để diệt khuẩn, chống viêm.
Biện pháp hạ sốt, giảm đau cho trẻ em bị viêm amidan cấp
Trường hợp trẻ em bị sốt khi bị viêm amidan cấp, kèm theo đó là xuất hiện các cơn đau. Lúc này, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chỉ định điều trị. Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt sẽ được sử dụng, chẳng hạn như loại acetaminophen, paracetamol. Khi cho trẻ sử dụng, phụ huynh cần lưu ý:
- Acetaminophen có tác dụng từ 4 – 6 tiếng đồng hồ. Trong vòng 1 ngày, phụ huynh không được cho trẻ sử dụng quá 5 lần. Đặc biệt, không tự ý sử dụng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi. Cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Ibuprofen có hiệu quả trong 6 tiếng đồng hồ. Loại này không sử dụng cho những em bé dưới 6 tháng tuổi. Liều dùng được chỉ định dựa trên cân nặng của mỗi bé.
- Chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt trong những trường hợp thật sự cần thiết. Khi cơ thể trẻ đã có dấu hiệu hạ sốt, cần ngưng sử dụng.
Trường hợp sau khi sử dụng thuốc nhưng trẻ vẫn còn tình trạng sốt, không cải thiện rất có thể là do trẻ bị nhiễm vi khuẩn. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh.
Việc dùng aspirin cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, chỉ sử dụng đối với một số bệnh nhất định, thật sự cần thiết. Còn các trường hợp khác, trẻ em và thanh thiếu niên nên hạn chế sử dụng. Bởi vì, nếu không áp dụng đúng liều lượng, đúng cách một số tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Nhất là tăng nguy cơ mắc hội chứng reye nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng trẻ.
Một số phương pháp dân gian có tác dụng hạ sốt, phụ huynh có thể tham khảo:
- Lau người trẻ bằng nước ấm, cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thuấn mát.
- Buộc vào bắp chân trẻ khăn ấm, việc này có thể giúp trẻ nhanh hạ sốt hơn.
- Sử dụng cỏ mực, rửa sạch sau đó giã nhuyễn. Chắc lấy nước cốt pha với 1 ít muối và nước ấm rồi cho trẻ uống. Bã của cây cỏ mực vừa giã có thể tận dụng để đắp lên trán, nách, bẹn,…
- Bên cạnh đó, phụ huynh có thể sử dụng lá diếp cá, xay hoặc giã nhuyễn với muối, nước ấm. Lấy nước cốt để cho trẻ uống. Có thể áp dụng biện pháp này nhiều lần trong ngày, đến khi trẻ hạ sốt.
Sử dụng thuốc điều trị viêm amidan cấp cho trẻ em
Dựa theo tình trạng bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh của mỗi trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng. Thông thường, nếu viêm amidan cấp hình thành do vi khuẩn, trẻ sẽ được kê toa điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thời gian sử dụng thường kéo dài trong khoảng 10 ngày theo đường uống. Một số loại phổ biến như penicillin, clindamycin, cephalosporin.
Bố mẹ nên tuân thủ thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Cho con uống đủ liều, đúng thuốc, đủ ngày. Đặc biệt, không tự ý cho con ngưng sử dụng khi chưa đủ liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ cho trẻ nhỏ như đau dạ dày, tiêu chảy, đau đầu,…
Điều trị viêm amidan cấp ở trẻ em bằng Đông y
Ngoài những biện pháp điều trị kể trên, phương pháp Đông y cũng là sự lựa chọn của nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên, không phải em bé nào cũng có thể chịu sử dụng điều trị viêm amidan với các bài thuốc Đông y. Bởi vì, đa phần các bài thuốc đều khá đắng và cho hiệu quả tương đối chậm.
Mặc dù vậy, biện pháp này có độ lành tính, an toàn hơn sử dụng thuốc tân dược. Không chỉ khắc phục bệnh hiệu quả mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể cho trẻ nhỏ. Các thảo dược mang lại tác dụng tác động sâu vào căn nguyên của bệnh, tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho người bệnh.
Bố mẹ nên lựa chọn cơ sở thăm khám Đông y uy tín, chất lượng. Thầy thuốc sẽ dựa vào tình trạng thực tế của mỗi bé mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Trẻ bị viêm amidan cấp cần lưu ý những gì?
Để việc điều trị viêm amidan cấp ở trẻ em diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và an toàn, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Đối với chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có vai trò quan trọng đối quá trình trị bệnh. Nguồn thực phẩm nạp vào cơ thể sẽ giúp hỗ trợ thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể trẻ. Mẹ nên chú ý tập trung bổ sung các thực phẩm tốt như:
- Rau củ chế biến mầm, hầm như. Có thể cho trẻ ăn hoa quả mềm hoặc ép nước, xay sinh tố để trẻ ăn được dễ dàng hơn, giảm thiểu áp lực cho việc nhai nuốt của trẻ.
- Bổ sung trái cây, rau củ tươi giàu vitamin C. Vitamin C giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. Một số loại như chuối, cam, quýt, nho,…
- Cho trẻ ăn sữa chua sẽ cung cấp protein, chất béo tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Chế biến món ăn dưới dạng lỏng giúp trẻ dễ nuốt.
Bên cạnh những loại thực phẩm, cách chế biến thích hợp cho trẻ đang bị viêm amidan cấp. Phụ huynh cũng nên tránh để con ăn những thực phẩm sau đây để hạn chế tình trạng bệnh chuyển biến nặng:
- Thức ăn cứng, giòn như bánh kẹo giòn, vì các góc cạnh của chúng có thể làm tổn thương đến amidan. Trường hợp không may thức ăn mắc kẹt lại trong hốc của amidan có thể gây ra nhiều hệ lụy khó lường.
- Không cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Các thực phẩm chứa arginine cũng nên hạn chế. Một số loại điển hình như socola, đậu phộng,…khiến cho cổ họng gặp nhiều vấn đề. Đặc biệt là khi sử dụng các thực phẩm này, tác nhân gây hại sẽ có điều kiện phát triển hơn.
- Tránh để trẻ sử dụng nước ngọt có gas khiến lớp niêm mạc họng bị kích thích.
Đối với thói quen sinh hoạt
Ngoài chế độ dinh dưỡng, các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng viêm amidan cấp. Do đó, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề như:
- Nhiệt độ môi trường sinh sống, ngủ nghỉ của trẻ cần giữ ở mức ổn định. Đặc biệt điều chỉnh nhiệt độ điều hòa sao cho phù hợp với thân nhiệt của trẻ.
- Giữ vệ sinh môi trường sống, khu vui chơi, sinh hoạt hàng ngày của bé. Việc này có thể hạn chế cơ thể trẻ có thêm nhiều dị nguyên bên ngoài xâm nhập gây hại.
- Tránh sử dụng quạt phả trực tiếp vào cơ thể trẻ, đặc biệt là mặt. Gió có thể làm khô miệng, mũi khiến cho các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trong hơn.
- Tắm nước ấm cho trẻ, không tắm quá 30 phút.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng, tập cho trẻ thói quen đánh răng, súc miệng mỗi ngày.
- Hạn chế để trẻ chơi đùa đổ nhiều mồ hôi, chú ý lau khô hoặc thay quần áo để cơ thể trẻ thông thoáng, sạch sẽ, không bị nhiễm lạnh.
Viêm amidan cấp ở trẻ em tuy không phải là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Phụ huynh không nên chủ quan khi thấy trẻ có những biểu hiện khởi phát của viêm amidan. Ngay lúc đó, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để theo dõi và điều trị cho phù hợp, tránh xuất hiện những biến chứng không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em: Nhận biết và điều trị
- Lác đồng tiền ở trẻ em: Hình ảnh nhận biết và cách trị
- Viêm da cơ địa ở trẻ em – Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị
Xem thêm: TOP 11 bác sĩ chữa viêm họng giỏi nhất hiện nay cần biết