Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không khi bệnh cứ liên tục tái đi tái lại nhiều lần là vấn đề quan tâm của nhiều người bệnh. Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng, trong đó phổ biến nhất là ở trẻ em. Với đặc trưng triệu chứng là nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn tạo nên những vết thâm sẹo gây mất thẩm mỹ.
Bệnh viêm da cơ địa là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm da cơ địa hay còn được gọi là bệnh chàm thể tạng. Đây là một dạng dị ứng mạn tính thường xảy ra do cơ thể bị thiếu hụt chất Filaggrin – là một loại protein tạo nên lớp bảo vệ dưỡng ẩm cho da. Chính vì vậy, khi thiếu hụt chất này sẽ khiến cho da nhạy cảm, trở nên khô ráp, căng cứng, cộng với sự tác động của các yếu tố nguy cơ sẽ gây ra tình trạng dị ứng dẫn đến viêm da cơ địa.
Triệu chứng đặc trưng của viêm da cơ địa là ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, xuất hiện nhiều đốm mụn nước, đóng vảy tiết, trợt da… Những triệu chứng này có đặc tính dai dẳng, tái phát nhiều lần và sẽ tăng dần mức độ nghiêm trọng sau mỗi đợt tái phát. Một số vị trí xuất hiện viêm da cơ địa như mặt, tay, chân, cổ, bụng, lưng, mông, lưng… do những bộ phận này thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng.
Bệnh viêm da cơ địa gây ra những triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, sốt cao… Và nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe tổng thể, suy giảm chất lượng cuộc sống. Theo các chuyên gia, thực tế thì ngoài những ảnh hưởng về sức khỏe hằng ngày thì bệnh viêm da cơ địa còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng da, tăng nguy cơ bội nhiễm, nặng nề nhất là ung thư da
- Viêm mô tế bào da, viêm kết mạc mắt, giảm thị lực, khó thở, nhiễm trùng máu
- Những vết lở loét, tổn thương nặng ở lớp biểu bì không được chăm sóc kỹ lưỡng sẽ tạo thành những vết sẹo vĩnh viễn mất thẩm mỹ khiến người bệnh e ngại trong giao tiếp.
Viêm da cơ địa có chữa khỏi không?
Viêm da cơ địa có chữa khỏi không là vấn đề quan tâm của không ít người bệnh. Theo các chuyên gia da liễu, bệnh viêm da cơ địa xuất phát chủ yếu từ sự rối loạn hệ miễn dịch và cơ địa của từng người. Việc áp dụng các biện pháp điều trị hiện nay chủ yếu nhằm mục đích hạn chế tối đa các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng cũng như phòng ngừa bệnh tái phát càng lâu càng tốt.
Do tính chất của bệnh dai dẳng và mạn tính nên bệnh viêm da cơ địa không thể chữa khỏi vĩnh viễn.Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể được chẩn đoán điều trị tích cực theo phác đồ chuyên sâu của bác sĩ, giúp cho các triệu chứng dù có bùng phát nhưng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Thời gian chữa tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, giai đoạn cấp tính hay mạn tính mà có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng, thậm chỉ là cả một năm điều trị. Bên cạnh việc sử dụng thuốc để rút ngắn thời gian chữa bệnh thì còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến thời gian chữa bệnh như khả năng tiếp nhận thuốc, tình trạng viêm da, có áp dụng các liệu pháp khác trong điều trị hay không…
Một số phương pháp điều trị viêm da cơ địa phổ biến hiện nay
Theo các chuyên gia, để chữa trị viêm da cơ địa có khá nhiều cách, trong đó phương pháp được sử dụng phổ biến nhất có thể kể đến là:
1. Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Tây y
Tùy thuộc theo mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn chỉ định loại thuốc sử dụng cho từng trường hợp như:
Viêm da cơ địa mức độ nhẹ (cấp tính)
Đối với người bệnh viêm da cơ địa trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm và thuốc bôi ngoài da như thuốc điều trị ngứa, hỗ trợ phục hồi làn da. Những loại thuốc bôi viêm da cơ địa được sử dụng ngay sau bước dưỡng ẩm để tăng hiệu quả điều trị.
Một số loại kem bôi được sử dụng phổ biến như thuốc ức chế Calcineurin như Tacrolimus, Pimecrolimus…. Tuy nhiên, lưu ý phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, không lạm dụng thuốc vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như làm khô da, mỏng da… Ngoài ra, cần lưu ý không sử dụng nhóm thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong quá trình sử dụng thuốc.
Viêm da cơ địa mức độ nặng (mạn tính)
Việc điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc trong giai đoạn này thường rất khó khăn và tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Thậm chí, dù có điều trị thì cũng chỉ làm giảm triệu chứng, người bệnh vẫn phải sống chung với bệnh cả đời.
Một số loại thuốc được chỉ định sử dụng trong trường hợp này như:
- Thuốc chống nhiễm trùng: Đây là một dạng kháng sinh dạng kem bôi được chỉ định sử dụng trong trường hợp trên làn da của người bệnh xuất hiện một số biến chứng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn trên nền vết thương hở.
- Thuốc chống viêm: Hầu hết những trường hợp mắc bệnh nặng đều được chỉ định sử dụng loại thuốc này, chủ yếu là thuốc corticosteroid dạng uống. Thuốc được đánh giá là hiệu quả cao nhưng dễ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Thuốc điều trị chính: Đây là loại thuốc đặc trị dành cho những trường hợp bị viêm da cơ địa nặng được tổ chức FDA cấp phép sử dụng gần đây có tên là dupilumab dạng thuốc sinh học đường tiêm. Thuốc được chỉ định sử dụng trong những trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với những loại thuốc thông thường khác.
Một số liệu pháp khác
Ngoài dùng thuốc Tây y thì trong y học hiện đại cũng có nhiều liệu pháp giúp cai3thie65n triệu chứng bệnh hiệu quả được áp dụng phổ biến như:
- Liệu pháp ánh sáng: Phương pháp này được chỉ định áp dụng dành cho những người bệnh không đáp ứng điều trị bằng các biện pháp điều trị tại chỗ, triệu chứng bệnh tái phát thường xuyên. Liệu pháp ánh sáng hay còn được gọi là quang trị liệu sử dụng tia năng lượng UV nhân tạo (UVA hoặc UVB) để tác động và cải thiện các triệu chứng bệnh. Liệu pháp này có thể áp dụng đơn độc hoặc kết hợp với các loại thuốc hỗ trợ.
- Băng ướt: Đây cũng là phương pháp được áp dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa hiệu quả. Người bệnh sẽ được quấn băng ướt được thấm thuốc lên vùng da đã được sát khuẩn và bôi corticoid. Cách này thường được chỉ định cho những trường hợp người bệnh có vùng da bị tổn thương lan rộng.
2. Chữa viêm da cơ địa bằng các bài thuốc Đông y
Bên cạnh Tây y thì các bài thuốc Đông y cũng được đông đảo người bệnh tin tưởng chọn lựa và áp dụng. Bên cạnh công dụng hỗ trợ giảm sưng viêm, giảm ngứa, phù nề hiệu quả thì những bài thuốc Đông y còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, cải thiện chức năng gan thông qua việc đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Gợi ý một số bài thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa hiệu quả như:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị các loại dược liệu gồm kim ngân hoa, bồ công anh, sài đất, cam thảo, thương nhĩ tử mỗi loại 10g. Cho vào siêu thuốc sắc cùng 700 – 800ml nước cho đến khi nước thuốc cạn còn khoảng 200ml thì tắt bếp. Lọc lấy phần nước thuốc chia làm hai phần nhỏ uống hết trong ngày.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị trúc diệp, kim ngân hoa, rau má, sài đất, mạch đông, đan sâm và liên kiều với lượng bằng nhau. Cho vào siêu thuốc sắc cùng nước rồi lọc lấy phần nước thuốc uống mỗi ngày. Kiên trì áp dụng hằng ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị đầy đủ các loại dược liệu gồm sài hồ, chỉ xác, độc hoạt, bạch tiên bì, khương hoạt, cát cánh, phòng phong, thuyền thoái, kim ngân hoa, phục linh, bồ công anh và sắc lấy nước uống hằng ngày. Lưu ý nên uống khi nước còn ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
3. Chữa viêm da cơ địa bằng các bài thuốc dân gian
Mặc dù bệnh viêm da cơ địa không thể chữa khỏi hoàn toàn do tính chất di truyền hoặc cơ địa dễ dị ứng với các tác nhân. Và không chỉ có các loại thuốc Tây y hoặc bài thuốc Đông y mới làm được điều này, một số bài thuốc dân gian sử dụng các loại thảo dược trong tự nhiên cũng đem lại hiệu quả rõ rệt nếu dùng đúng người, đúng bệnh.
Ưu điểm của phương pháp chữa bệnh này là sử dụng các loại thảo dược tự nhiên, có thành phần kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, giảm sưng tự nhiên, hiệu quả lành tính và ít gây ra tác dụng phụ. Một số loại thảo dược được sử dụng phổ biến như: lá lốt, lá khế, cây sài đất, lá chè xanh, lá ổi, lá đinh lăng, lá kinh giới… Cách thực hiện cũng rất đơn giản, người bệnh có thể dùng để giã nhuyễn đắp lên vết thương hoặc nấu thành nước tắm, ngâm rửa.
Lưu ý: Những bài thuốc dân gian chỉ phát huy tác dụng đối với người bệnh viêm da cơ địa mức độ nhẹ, triệu chứng vừa khởi phát, chưa có biến chứng nguy hiểm. Phương pháp này không có tác dụng thay thế cho các loại thuốc Tây y đặc trị bệnh.
Những phương pháp phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát hiệu quả
Bên cạnh việc tích cực điều trị bằng các biện pháp trên thì chủ động phòng ngừa cũng là một trong những biện pháp cần được áp dụng song song nhằm tránh bệnh bùng phát nặng nề hơn.
- Không dùng tay hay vật cứng nhọn cào gãi vào vùng da bị tổn thương vì dễ gây trầy xước, chảy máu, hạn chế sự xâm nhập tấn công gây bệnh của các loại vi khuẩn.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể bằng cách tắm rửa kỹ lưỡng hằng ngày. Nên tắm bằng nước ấm vừa phải và ưu tiên sử dụng các loại sữa tắm không chứa hương liệu, dịu nhẹ và có khả năng dưỡng ẩm.
- Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, không bó sát, chất liệu thấm hút mồ hôi và mềm mịn, không dùng chất liệu len, dạ, vải xô…
- Chế độ ăn uống hằng ngày của người bệnh viêm da cơ địa nên loại bỏ những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản (tôm, cua, ghẹ, ốc…), thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đậu phộng, thịt bò… Thay vào đó, nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu dưỡng chất, nhiều vitamin khoáng chất như ngũ cốc, rau xanh, trái cây tươi…
- Vận động, tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch giúp phòng ngừa bệnh một cách tự nhiên.
- Đồng thời, giữ một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá mức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để tránh khởi phát bệnh viêm da cơ địa trở lại.
Bệnh viêm da cơ địa là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng lại có tính chất dai dẳng, dễ tái phát nên gần như không thể chữa khỏi dứt điểm được. Việc điều trị chủ yếu nhằm cải thiện triệu chứng và phòng ngừa tái phát. Người bệnh nên thăm khám, chẩn đoán và điều trị tại những bệnh viện lớn, uy tín để đạt được hiệu quả khắc phục tối đa.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?
- Viêm da cơ địa tắm lá gì tốt? 9 loại lá giúp bệnh thuyên giảm
- 10 Cách chữa viêm da cơ địa dân gian tại nhà chia sẻ nhiều nhất
- Chữa viêm da cơ địa bằng Đông y: Giải pháp an toàn hiệu quả
Xem thêm: Bầu mất ngủ cả đêm: Làm thế nào để điều trị hiệu quả, an toàn?