Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm họng hạt là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Viêm họng hạt là một trường hợp thường gặp của bệnh viêm họng mãn tính, bên cạnh thể teo và thể xuất tiết. Bệnh lý đặc trưng bởi hoạt động tăng sản lành tính của các nang lympho và xuất hiện những hạt nhỏ có màu đỏ, hồng, nổi cộm không gây ngứa và đau ở thành sau họng.

Viêm họng hạt là gì?

Viêm họng hạt hay viêm họng mạn tính quá phát là thuật ngữ đề cập đến tình trạng nhiễm trùng hầu họng kéo dài khiến vùng niêm mạc bị sưng đỏ, dày lên và phù nề tạo thành các trụ giả. Bên cạnh đó, những hạch lympho ở niêm mạc có xu hướng tăng sản lành tính, từ đó hình thành các hạt nhỏ có màu hồng, đỏ, nổi cộm, không gây ngứa hoặc đau ở thành họng.

Viêm họng hạt là một trường hợp thường gặp của bệnh viêm họng mãn tính, bên cạnh thể teo và thể xuất tiết

Các biểu hiện bệnh viêm họng hạt có thể khởi phát đơn độc hay đi kèm với một số vấn đề hô hấp mãn tính như viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi. Do đó, việc điều trị bệnh đòi hỏi kết hợp cả điều trị nguyên nhân và triệu chứng.

Do nguyên nhân khởi phát phức tạp nên bệnh lý có đặc tính kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và rất dễ tái phát. Mặc dù bệnh viêm họng hạt không khởi phát đột ngột, ồ ạt và diễn tiến nhanh như viêm họng cấp nhưng về lâu dài, bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề, tác động tiêu cực đến chức năng hô hấp cũng như sức khoẻ tổng thể.

Nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt

Thông thường, bệnh viêm họng cấp khởi phát chủ yếu do nhiễm trùng (nấm men, vi khuẩn, virus). Tuy nhiên, viêm họng mãn tính, bao gồm viêm họng hạt có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Một số trường hợp, bệnh lý có thể là hệ quả của nhiều nguyên nhân, yếu tố cộng hưởng.

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm họng hạt:

Các triệu chứng nhận biết bệnh lý

Các biểu hiện viêm họng hạt thường ở mức độ nhẹ, khởi phát chậm và khó nhận biết hơn so với bệnh viêm họng cấp tính. Tuy nhiên, bệnh lý có các triệu chứng thực thể điển hình, rõ rệt hơn so với giai đoạn cấp.

Dịch đờm dính dẻo, đặc, không loãng và trong suốt

Một số triệu chứng cơ năng của bệnh lý, bao gồm:

Bên cạnh các triệu chứng cơ năng, người bệnh có thể nhận biết bệnh viêm họng hạt qua một số triệu chứng thực thế như sau:

Viêm họng hạt nguy hiểm không?

Các biểu hiện bệnh viêm họng hạt không bùng phát đột ngột, ồ ạt như viêm họng ở giai đoạn cấp. Do đó, nhiều người bệnh có tâm lý chủ quan, không tiến hành thăm khám và điều trị đúng cách.

Tình trạng viêm họng hạt kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp

Mặc dù không diễn tiến nhanh như bệnh viêm họng cấp nhưng về lâu dài, bệnh lý có thể tiến triển nặng nề và gây ra một số biến chứng như:

Phương pháp điều trị viêm họng hạt

Bệnh viêm họng nói chung và viêm họng hạt nói riêng có thể được điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, do bệnh khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có đặc tính kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát nên đòi hỏi người bệnh phối hợp điều trị nguyên nhân và triệu chứng. Bên cạnh đó, kết hợp chế độ chăm sóc đúng cách để hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất, đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát.

1. Điều trị nguyên nhân

Thực tế cho thấy, các triệu chứng bệnh lý có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, người bệnh cần tiến hành thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán nguyên nhân cụ thể, từ đó áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Với trường hợp viêm họng hạt do lệch vách ngăn, polyp mũi,… bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định phẫu thuật

Căn cứ vào nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp điều trị như:

2. Điều trị tại chỗ

Song song với các phương pháp điều trị nguyên nhân, người bệnh cần phối hợp biện pháp điều trị tại chỗ nhằm loại bỏ virus, vi khuẩn, nấm, dị nguyên và làm giảm các triệu chứng khó chịu ở hầu họng.

Việc sử dụng thuốc và đốt viêm họng hạt là các phương pháp được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhưng lại có một số hạn chế nhất định. Lạm dụng thuốc Tây có thể phát sinh nhiều tác dụng phụ như suy gan thận, nhờn thuốc, đau viêm dạ dày,… Trong khi đó, đốt hạt chỉ có thể xử lý những hạt to và có thể khiến thành họng bị tổn thương sâu, hình thành sẹo xơ cứng hoặc viêm nhiễm sau phẫu thuật. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Cách phòng ngừa viêm họng hạt hiệu quả

Viêm họng hạt cũng như các thể bệnh viêm họng mãn tính thường có xu hướng tiến triển dai dẳng, dễ tái phát gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ăn uống, giao tiếp hàng ngày. Nghiêm trọng hơn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Chải răng đều đặn mỗi ngày 2 lần và súc miệng với nước muối sinh lý hoặc dung dịch kiềm để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng

Do đó, sau điều trị bạn cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa tái phát như sau:

Viêm họng hạt là bệnh hô hấp phổ biến ở nhiều đối tượng. Mặc dù không đe dọa nghiêm trọng đến sức khoẻ tổng thể nhưng bệnh lý có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám, điều trị và áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh lý tái phát.

Xem thêm: Ung thư vú ER dương tính: Loại ung thư đáng được quan tâm

Rate this post
Exit mobile version