Viêm khớp chân là bệnh không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn thấy xuất hiện ở người trẻ. Tuy nhiên, nhiều người còn chủ quan khi thấy các triệu chứng của bệnh. Hậu quả là dẫn đến các biến chứng phức tạp gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về bệnh, bạn đọc hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Viêm khớp chân là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Khớp chân là một khớp lớn của cơ thể, có nhiệm vụ chính trong việc nâng đỡ trọng lượng và giúp việc di chuyển được linh hoạt. Vậy viêm khớp chân là gì? Đây là tình trạng khớp ở chân bị đau mỏi khi vận động hoặc di chuyển.
Trong trường hợp này, dịch khớp ở chân bị khô dẫn đến hiện tượng các đầu xương chạm với nhau mà không có lớp đệm. Lâu ngày dẫn đến việc tổn thương xương khớp và gây viêm.
Khi khớp chân có dấu hiệu đau do viêm, người bệnh thường bị hạn chế đi lại, vận động để giảm bớt cảm giác đau. Tuy nhiên, việc này khiến cho dịch khớp ở chân của bệnh nhân ngày càng sụt giảm và khiến cho tình trạng viêm ngày một gia tăng. Bệnh viêm khớp chân gây khó khăn trong việc đi lại, vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Theo các bác sĩ, thông thường viêm khớp chân sẽ tiến triển theo 2 giai đoạn kế tiếp nhau:
- Giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát): Bệnh nhân cảm thấy đau nhói và sưng đỏ ở chân. Khi di chuyển, cơn đau tăng dần lên.
- Giai đoạn sau (giai đoạn thứ phát): Bệnh tiến triển mạnh mẽ, bệnh nhân đau dữ dội. Nếu không điều trị thì bệnh tiến triển nặng hơn, dẫn tới các biến chứng phức tạp về xương khớp khác: Viêm sang các vùng khác, viêm đa khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn, mòn xương khớp,…
Trước đây, viêm khớp chân gặp nhiều ở người trung niên và người cao tuổi, do xương khớp đã lão hóa. Nhưng ngày nay, bệnh viêm khớp chân ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Trong đó, hầu hết những người mắc bệnh là nhân viên văn phòng, người làm các công việc bê vác…
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh viêm khớp chân
Viêm khớp chân là tình trạng tổn thương khớp chân do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh cũng có các biểu hiện khác nhau tùy từng giai đoạn và thể trạng của bệnh nhân. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân gây bệnh
Các nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp xương có thể xuất phát từ yếu tố bên ngoài hoặc do chính cơ thể của người bệnh. Sau đây là một số lý do có thể gây nên viêm khớp chân mà bạn đọc nên chú ý:
Do quá trình lão hóa
Theo thời gian, các xương khớp trên cơ thể của con người có xu hướng lão hóa dần. Đặc biệt là các khớp lớn, thường xuyên phải gánh cả trọng lượng cơ thể trong quá trình đi đứng, sinh hoạt, vận động hàng ngày như khớp chân.
Quá trình lão hóa khiến cho khối lượng dịch khớp giảm đi, làm các đầu xương thường xuyên tiếp xúc với nhau, gây va chạm, mòn xương và viêm khớp.
Do chấn thương
Chấn thương xảy ra trong lúc con người thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày, hoặc trong lúc lao động gắng sức hay khi đang chơi thể thao… Việc vận động cần di chuyển các khớp, nếu có bất kỳ sai sót nào đều dẫn đến trật khớp, sưng khớp và viêm các khớp.
Do tăng cân, béo phì
Việc kiểm soát cân nặng không tốt khiến cho trọng lượng cơ thể tăng cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về xương khớp. Khớp chân là vị trí chịu trọng lượng cơ thể nhiều, cho nên khi cơ thể có tình trạng thừa cân, béo phì thì gánh nặng đè lên các khớp chân cũng tăng cao. Chính vì vậy, khớp chân dễ dàng bị tổn thương và nguy cơ bị viêm nhiễm cao hơn.
Do lười vận động
Đối với những nhóm người bình thường ít vận động như người làm công việc văn phòng công sở thì các khớp xương thường có xu hướng yếu hơn.
Nguyên nhân là các khớp
ít được di chuyển lâu dần khả năng điều tiết dịch trơn ở các khớp cũng suy giảm. Hậu quả là khớp dễ bị tổn thương ngay khi thực hiện một hoạt động nhỏ hay bị chấn thương nhẹ và dẫn tới viêm khớp.
Do có các bệnh lý nền
Theo thống kê trên thực tế, tỉ lệ mắc bệnh viêm khớp chân ở nhóm người mang sẵn bệnh lý nền thường cao hơn các nhóm khác tới 20%, đặc biệt là những người mắc bệnh mạn tính.
Các bệnh lý nền thường dẫn đến khả năng mắc viêm khớp là: viêm gân, loãng xương, mòn xương, bệnh tiểu đường, bệnh tăng huyết áp,…
Do nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, các nguy cơ dẫn đến viêm khớp chân còn có thể do thói quen sinh hoạt hàng ngày của mọi người.
Ví dụ như thói quen đi giày cao gót ở phụ nữ là nguyên nhân phổ biến gây nên các bệnh về xương khớp chân. Ngoài ra, tỉ lệ mắc bệnh viêm khớp chân thường cao hơn ở người có tình trạng căng thẳng cao độ kéo dài và người có các dị tật bẩm sinh về xương khớp…
Triệu chứng điển hình nhất
Bệnh viêm khớp chân có biểu hiện rõ ràng ở người mắc ở từng giai đoạn khác nhau, cụ thể các triệu chứng thường gặp là:
Đau nhói nặng khi cổ chân vận động
Viêm khớp chân thường gây đau đột ngột, không báo trước. Đau thường xuất hiện khi người bệnh tham gia các hoạt động như thể dục thể thao hoặc lao động, mang vác nặng.
Cơn đau nhói có xu hướng giảm khi người bệnh nghỉ ngơi, tuy nhiên, sẽ không hết đau hoàn toàn. Đặc biệt khi thay đổi thời tiết, cơn đau nhức sẽ càng dữ dội hơn.
Hiện tượng cứng khớp vào sáng sớm
Sau khi tỉnh dậy từ giấc ngủ dài, các khớp thường co cứng, khó đi lại do một thời gian không di chuyển. Điều này gây khó khăn cho bệnh nhân trong các hoạt động vào sáng sớm.
Sưng tấy cổ chân
Viêm khớp chân sẽ có biểu hiện sưng và tấy đỏ vùng cổ chân. Nguyên nhân có thể là do các xương va chạm trực tiếp với nhau và gây tổn thương khớp. Hoặc cũng có thể gây ra tổn thương da ở vùng viêm khớp. Nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời thì vùng viêm sẽ còn lây lan ra đến mắt cá chân.
Có tiếng lục khục, lạo xạo lúc đi lại
Bình thường, ở các đầu xương thường có một lớp dịch khớp. Nhưng khi bị viêm khớp, lớp dịch này biến mất. Do đó, khi cử động, các đầu xương tiếp xúc và va chạm trực tiếp với nhau. Vì vậy người viêm khớp chân thường có hiện tượng có tiếng lạo xạo khi đi lại.
Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp chân
Viêm khớp chân có các triệu chứng khá điển hình như đã trình bày ở trên. Dựa vào đó có thể chẩn đoán xác định bệnh nhanh chóng. Từ đó các bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị hiệu quả.
Chẩn đoán viêm khớp chân
Viêm khớp chân là tình trạng khá phổ biến trong các bệnh lý về xương khớp. Bác sĩ có thể chẩn đoán xác định giai đoạn của bệnh dựa vào các kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng như:
Lâm sàng
Khi người bệnh đến cơ sở y tế để khám bệnh, người bệnh thường được hỏi về các thông tin cá nhân và tiền sử bệnh. Sau đó, các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Các thói quen sinh hoạt, công việc của người bệnh cũng được hỏi kỹ càng. Từ đó bác sĩ có thể sơ lược đưa ra chẩn đoán về bệnh.
Chẩn đoán hình ảnh
Bác sĩ thường thực hiện chụp X quang, cộng hưởng từ…. các khớp xương ở chân bệnh nhân rồi xem xét và đưa ra chẩn đoán về bệnh.
Kết quả hình ảnh cho thấy chính xác vị trí cũng như mức độ tổn thương của khớp chân. Qua đó, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về tình trạng bệnh và các biến chứng mà bệnh nhân gặp phải.
Điều trị bằng các mẹo dân gian
Mẹo dân gian được ứng dụng tương đối nhiều trong việc điều trị viêm khớp chân. Các mẹo dân gian đều sử dụng thành phần có sẵn, tương thích cao với cơ thể con người. Tuy nhiên, nhược điểm là quá cần mất công sức và thời gian chuẩn bị.
Mẹo điều trị viêm khớp chân từ tỏi
Chuẩn bị: Tỏi tươi 40g. Rượu trắng 100ml
Cách tiến hành:
- Lột vỏ tỏi, rửa sạch với nước rồi để ráo.
- Cho tỏi vào lọ thủy tinh sạch, đổ rượu trắng vào ngập hết tỏi.
- Đậy lọ thật chặt để ngâm. Lọ được đặt ở nơi khô ráo.
- Khi nước chuyển sang vàng có thể dùng được ngay. Trước khi dùng cần lắc đều lọ.
- Bôi nước rượu tỏi lên vùng khớp chân bị viêm sưng, rồi mát xa nhẹ nhàng.
- Tiến hành làm 2 lần một ngày để đạt hiệu quả tốt.
Mẹo điều trị viêm khớp chân từ sầu riêng
Chuẩn bị: Vỏ sầu riêng
Cách tiến hành:
- Vỏ sầu riêng được rửa sạch, phơi dưới ánh mặt trời đến khô. Có thể tiến hành sấy khô nếu có điều kiện.
- Thái vỏ sầu riêng khô thành từng miếng. Cho vào túi nilon buộc kín.
- Mỗi ngày lấy một phần vỏ sầu riêng ra để sắc với nước. Uống nước từ vỏ sầu riêng để điều trị viêm khớp chân.
Chú ý, các mẹo này cần được tiến hành hằng ngày để nhanh đem lại kết quả. Đồng thời, cần tiến hành trong thời gian dài, kể cả khi các biểu hiện của bệnh đã có chuyển biến tốt.
Các bài thuốc Đông y chữa viêm khớp chân
Theo Đông y, đau viêm vùng khớp thuộc chứng bệnh tý, nghĩa là khí huyết bị tắc lại. Khí của cơ thể không đủ, kết hợp với tà khí từ môi trường bên ngoài xâm nhập gây bệnh.
Từ xưa đến nay, có rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền để điều trị bệnh viêm khớp chân. Các dược liệu trong bài thuốc đều gần gũi, quen thuộc và an toàn, lành tính cho người dùng. Tuy nhiên bạn cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài mới mang lại hiệu quả.
Bài thuốc số 1
Thành phần (1 thang thuốc): Dây chìa vôi 50g. Ngoài ra còn có các vị như Ngưu tất 40g, Xuyên khung 10g. Đương quy và cẩu tích mỗi vị 20g.
Cách tiến hành:
- Các nguyên liệu trên sau khi rửa sạch được cho vào bình lớn.
- Thêm vào bình khoảng 1 lít rượu trắng, đổ sao cho toàn bộ bề mặt dược liệu đều ngâm rượu.
- Đậy nắp bình thật chặt, tránh bay hơi rượu.
- Ngâm bình trong khoảng nửa tháng thì có thể sử dụng.
- Mỗi ngày nên dùng từ 2-3 ly nhỏ (khoảng 5 ml). Không được uống nhiều hơn vì có thể gây ngộ độc do quá liều.
- Không dùng cho phụ nữ đang mang thai vì gây nguy hiểm cho thai nhi.
- Nên sắc thuốc uống hằng ngày để đem lại kết quả tốt nhất.
Bài thuốc số 2
Thành phần (1 thang thuốc): Mộc qua và ngưu tất 20g. Thiên niên kiện 10g.
Cách tiến hành:
- Rửa sạch các thành phần trên, để ráo nước.
- Cho dược liệu vào ấm, thêm khoảng 400ml nước vào rồi sắc.
- Khi nước trong ấm chỉ còn lại nửa thì dừng lại.
- Chia thang thuốc thành 2 phần để uống trong ngày.
Các bài thuốc Đông y không chỉ an toàn vì ít gây tác dụng phụ, mà còn tiết kiệm do dược liệu có sẵn và dễ kiếm. Trong trường hợp bệnh nhân muốn sử dụng kết hợp với thuốc Tây y, cần thông báo với bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp nhất về điều trị viêm khớp chân theo phương pháp Đông Tây y kết hợp.
Chữa bệnh bằng Tây y
Chữa bệnh bằng cách sử dụng biện pháp Tây y hiện nay được ưu tiên sử dụng. Nguyên nhân là do việc sử dụng thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy các triệu chứng thuyên giảm đi rõ rệt.
Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc hay tình trạng sử dụng thuốc tùy tiện hiện nay lại là nhược điểm lớn cần phải khắc phục của phương pháp này.
Trong các phác đồ điều trị viêm khớp chân, các bác sĩ thường xuyên sử dụng các thuốc sau:
- Thuốc giảm đau thông thường: paracetamol, codein, diclofenac, panadol,…
- Corticoid: Prednisolon, Cortisol, hydrocortison,..
- Sử dụng kháng sinh nếu xác định chính xác vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm khớp. Các kháng sinh cổ điển thường được sử dụng: penicillin, streptomycin, cephalosporin,….
- Ngoài ra còn bổ sung thực phẩm chức năng như glucosamin.
Điều trị bằng phương pháp khác
Viêm khớp chân dẫn đến đau nhức xương khớp là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp sử dụng thuốc đôi khi tỏ ra không hiệu quả. Lúc này, bệnh nhân có thể cần kết hợp các biện pháp khác để hỗ trợ điều trị bệnh.
Vật lý trị liệu
Thực hiện các bài tập luyện theo chỉ định của bác sĩ và nhân viên y tế. Khi tập luyện, bệnh nhân cần chú ý các thao tác cho đúng, tránh làm tổn thương xương khớp.
Đồng thời, người bệnh cũng nên tuân theo lịch trình tập luyện có sẵn mà bác sĩ đưa ra. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm khối lượng tập luyện. Điều này có thể làm mất hiệu quả của quá trình điều trị.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là giải pháp khi các xương khớp bị tổn thương nặng mà các biện pháp thông thường không cho hiệu quả điều trị cao. Ở đây, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ bộ phận bị tổn thương không thể phục hồi được.
Có thể thay thế khớp cũ bằng các khớp nhân tạo. Sau khi tiến hành phẫu thuật ngoại khoa, bệnh nhân vẫn cần được điều trị bằng thuốc và áp dụng vật lý trị liệu để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Những điều cần lưu ý khi bị viêm khớp chân?
Viêm khớp chân là một bệnh có xu hướng trẻ hóa lứa tuổi mắc bệnh. Nếu không chú ý phòng tránh thì ai cũng có thể mắc bệnh. Vì vậy, bài viết xin đưa ra một vài lưu ý để bạn đọc có thể tham khảo, giúp phòng tránh mắc bệnh cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Về chế độ ăn uống
Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng là biện pháp giúp cơ thể tăng cường sức khỏe để tránh được nhiều nguy cơ bệnh tật. Với người bị viêm khớp chân, chế độ ăn cần chú ý:
- Tăng cường rau xanh, đặc biệt các loại rau xanh đậm như: súp lơ, rau cải ngọt, cải bó xôi, rau ngót,…
- Sử dụng nhiều thực phẩm có chứa các chất béo tốt cho cơ thể như cá biển, dầu oliu, quả bơ,…
- Trong mỗi bữa ăn thì cần phải có đầy đủ 3 nhóm chất chính là tinh bột (gạo nếp, gạo tẻ, khoai lang…), chất đạm (cá, tôm, thịt lợn, thịt ức gà…) và chất béo (dầu, mỡ dễ chuyển hóa).
- Uống nhiều nước mỗi ngày hạn chế tình trạng khô dịch khớp.
- Bổ sung vitamin D và canxi, các vi chất như kẽm, sắt,….
Luyện tập thể thao
Tăng cường tập luyện cũng là biện pháp hiệu quả trong việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp chân. Các môn thể thao nhẹ nhàng có thể vừa giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ cho việc phóng và điều trị viêm khớp chân như:
- Yoga: Các bài tập yoga thường kết hợp giữa hít thở nhẹ nhàng, tư thế chính xác và dẻo dai. Từ đó làm khớp linh hoạt hơn, giúp giảm các triệu chứng viêm đau nhức.
- Chạy bộ: Bệnh nhân nên chạy bộ mỗi ngày để tăng cường sức khỏe. Chạy bộ trong thời gian dài đem lại hiệu quả tốt nhất cho cơ thể.
- Tập aerobic: Nhiều bệnh nhân được khuyến nghị nên tập aerobic hằng ngày. Đây là các bài tập nhẹ nhàng giúp các cơ giãn ra, tinh thần thư giãn.
- Bơi lội: Khi bơi, nước chịu phần lớn lực của cơ thể, làm giảm tải trọng lên các khớp chân. Ngoài ra bơi lội còn làm tăng cường tuần hoàn lưu thông máu. Do đó, làm giảm các cơn đau hiệu quả..
Bài viết đã nêu ra các thông tin cơ bản nhất về bệnh viêm khớp chân. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng để có thể phòng tránh tốt nhất cho bản thân mình. Đồng thời, khi có dấu hiệu của bệnh, mỗi người không nên chủ quan mà cần phải đến cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán và có biện pháp tốt nhất.