Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Ợ nóng là dấu hiệu gì? Cách nhận biết và điều trị

Ợ nóng là hiện tượng thường gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và là dấu hiệu của một số vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Bài viết này sẽ giúp bạn xác định ợ nóng là dấu hiệu gì, cách nhận biết và điều trị hiệu quả.

Ợ nóng là gì?

Ợ nóng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi nhưng phổ biến là ở trẻ sơ sinh, người trung niên và người cao tuổi

Ợ nóng hay trào ngược acid, trào ngược dạ dày là cảm giác khó chịu nóng rát vùng thượng vị, vùng giữa ngực, ngay phía sau xương ức. Ợ nóng có thể gây khó chịu nhất thời hoặc gây đau đớn cho người bệnh. Cảm giác nóng rát, khó chịu này thường xuất phát từ cơ trơn thực quản rồi lan dần lên cổ họng và lan ra sau mang tai.

Ợ nóng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi nhưng phổ biến là ở trẻ sơ sinh, người trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay ợ nóng đang có xu hướng xuất hiện nhiều ở người trẻ do chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp. Ợ nóng đa phần do chế độ ăn uống không phù hợp, hệ tiêu hóa suy giảm chức năng khiến thức ăn tồn đọng sinh hơi. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người chủ quan khi gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết rằng, ợ nóng có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn trong cơ thể. 

Nguyên nhân gây ợ nóng

Tình trạng ợ nóng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến như:

Triệu chứng ợ nóng thường gặp?

Người bệnh cũng có thể thấy nóng ở trong cổ họng

Nếu tình trạng ợ nóng không liên quan đến bệnh lý, các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu buồn nôn có thể kéo dài từ 1 – 3 ngày hoặc 1 tuần. Nhưng nếu có liên quan đến bệnh lý có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

Ợ nóng là bệnh gì?

Như đã đề cập, ợ nóng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu không kịp thời điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh. Một số bệnh lý có triệu chứng này có thể kể đến như:

1. Trào ngược dạ dày thực quản

Theo thống kê tại các bệnh viện lớn, có đến 90%  các trường hợp mắc chứng ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn có liên quan đến các bệnh lý về dạ dày. Trong đó trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh phổ biến mà nhiều người dễ gặp phải nhất.

Triệu chứng thường gặp:

2. Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là một chứng bệnh điển hình của đau dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là một chứng bệnh điển hình của đau dạ dày. Đay là hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày với độ tổn thương và kích thước vết loét lớn hơn hoặc bằng 0,5cm. Nếu không được kịp thời điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, ung thư dạ dày.

Triệu chứng thường gặp:

3. Đau tim

Đau tim là tình trạng xảy ra khi một động mạch vành bị tắc nghẽn thường do cục máu đông khiến một vùng mô tim mất nguồn cung cấp máu. Đau tim cũng là một nguyên nhân gây ợ nóng thường gặp. Tuy nhiên đau tim thường gây nên cảm giác co thắt ngực, đau hàm hoặc lưng và lan san các vùng khác. 

Triệu chứng thường gặp:

Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng khác như đổ mồ hôi lạnh, người mệt mỏi, khó thở, choáng váng, chóng mặt. 

4. Sỏi mật

Sỏi mật hình thành chủ yếu do sự mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật gây ra hiện tượng kết tụ cholesterol. Sỏi mật là bệnh có tính chất di truyền, thường xuất hiện ở người thừa cân, béo phì, giảm hoạt động túi mật, ăn uống quá nhiều cholesterol.

Triệu chứng thường gặp:

Cách trị ợ nóng liên tục và thường xuyên

Khi chứng ợ nóng mới xuất hiện hoặc không liên quan đến bệnh lý, người bệnh có thể cải thiện bằng các phương pháp sau đây:

1. Sử dụng baking soda

Baking soda có thể cải thiện triệu chứng ợ nóng hiệu quả

Baking soda hay natri bicacbonat hoặc thuốc muối là một loại nguyên liệu thường dùng trong ngành thực phẩm, dược phẩm có dạng bột mịn màu trắng, hơi mặn, tính kiềm, hút ẩm cao. Khi bị ợ nóng, có thể dùng 1 thìa cà phê baking soda, chúng sẽ phản ứng với acid clohydric trong dạ dày biến chúng thành natri clorua. 

Lưu ý: Chỉ nên sử dụng với một lượng vừa đủ trong thời gian ngắn. Lạm dụng baking soda trong thời gian dài có thể gây rách, thủng niêm mạc dạ dày.

2. Trà cam thảo

Cam thảo vị ngọt, tính bình, không độc, là vị thuốc quý trong Đông y có công dụng ích khí, hóa đờm, bổ tỳ, giải độc. Cam thảo còn có các chất kích thích niêm mạc dạ dày kháng tiết dịch vị, cải thiện các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ nóng, ăn không tiêu, viêm thực quản. 

Cách thực hiện:

3. Trà gừng

Gừng vị cay, tính ấm, có tác dụng kích thích tăng cường khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm lạnh bụng. Gừng cũng thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị khi cơ thể gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa.

Cách thực hiện: 

Lưu ý: Không dùng gừng vào buổi tối, không sử dụng cho người ho hoặc tiểu ra máu, chảy máu chân răng, rong huyết, phụ nữ mang thai, người bị cảm nắng, sốt cao không rét…

4. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc giúp xoa dịu các kích thích ở dạ dày hiệu quả

Có tác dụng an thần, giảm co thắt dạ dày, giảm hội chứng ruột kích thích. Cải thiện hệ tiêu hóa, thanh nhiệt, giải độc. Trà hoa cũng còn giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả.

Cách thực hiện:

5. Phương pháp khác

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp hỗ trợ trên, để cải thiện tình trạng ợ nóng, người bệnh cần thực hiện song song với các biện pháp sau:

Người bị ợ nóng nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ợ nóng chính là do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp. Do đó, để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể:

Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Thăm khám bác sĩ khi tình trạng này kéo dài

Nếu tình trạng ợ nóng kéo dài hoặc có các triệu chứng sau đây, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp:

Trên đây là một số thông tin về chứng ợ nóng, các dấu hiệu nhận biết, bệnh lý liên quan và cách điều trị. Hiện tượng này thường xảy ra ở người thừa cân, phụ nữ mang thai, người thường xuyên hút thuốc lá, ăn các loại thức ăn đồ uống nóng, có nguy cơ gây thừa acid. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng này để có cách phòng ngừa và xử lý phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

  • Ợ hơi nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Hướng dẫn cách chữa
  • Ợ chua là gì? Cách nhận biết và điều trị ợ chua liên tục

Xem thêm: Bất ngờ với 10+ lợi ích mà quan hệ tình dục mang lại

Rate this post
Exit mobile version