Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm khớp mạn tính: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm khớp mạn tính là thuật ngữ đề cập đến các bệnh lý gây tổn thương sụn, xương dưới sụn, các mô bao xung quanh khớp trong thời gian dài và có tính chất dai dẳng. Các bệnh lý này thường xảy ra do ảnh hưởng của tuổi tác, rối loạn chuyển hóa, rối loạn hệ miễn dịch và hầu như không thể điều trị hoàn toàn.

Viêm khớp mạn tính có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khớp và có tính chất dai dẳng

Viêm khớp mạn tính là gì?

Viêm khớp mạn tính (viêm khớp mãn tính) là tình trạng tổn thương mô sụn, xương dưới sụn và các mô bao xung quanh khớp trong thời gian dài. Tổn thương có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp, có tính chất dai dẳng, mãn tính và hầu như không thể điều trị hoàn toàn.

Ngược lại, các bệnh viêm khớp cấp tính (viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp phản ứng,…) có triệu chứng khởi phát đột ngột nhưng đáp ứng tốt với điều trị và có thể chữa trị dứt điểm.

Các loại viêm khớp mãn tính thường gặp:

Ngoài những bệnh lý trên, viêm khớp mãn tính còn bao gồm nhiều dạng tổn thương khớp ít gặp hơn.

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp mãn tính

Triệu chứng của bệnh viêm khớp mãn tính khá đa dạng tùy thuộc vào mức độ tổn thương và loại viêm khớp. Các triệu chứng phổ biến, bao gồm:

Đau nhức khớp, giảm khả năng vận động,… là triệu chứng điển hình của viêm khớp mãn tính

Ngoài những triệu chứng phổ biến, một số bệnh viêm khớp mãn tính còn gây tổn thương da và làm phát sinh các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, chán ăn, lạnh run,…

Nguyên nhân gây viêm khớp mạn tính

Nguyên nhân gây viêm khớp mãn tính phụ thuộc hoàn toàn vào loại viêm khớp. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là ảnh hưởng của quá trình thoái hóa, rối loạn tự miễn và rối loạn chuyển hóa.

Các bệnh xương khớp mãn tính đều có mối liên hệ mật thiết với yếu tố tuổi tác

Các nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp mạn tính:

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp, nguy cơ bị viêm khớp mạn tính có thể tăng lên khi có những yếu tố thuận lợi như:

Viêm khớp mãn tính có nguy hiểm không?

Tương tự như nguyên nhân và triệu chứng, mức độ nguy hiểm của bệnh viêm khớp mạn tính phụ thuộc vào loại viêm khớp. Trong đó, thoái hóa khớp được đánh giá là bệnh lành tính nhất, tiến triển chậm và hầu như không đe dọa đến sức khỏe.

Ngược lại viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, gout và các bệnh viêm khớp do tự miễn, rối loạn chuyển hóa có thể tiến triển nhanh, chuyển biến phức tạp và gây tổn thương lên nhiều cơ quan trong cơ thể.

Các biến chứng của viêm khớp mãn tính:

Ngoài ra, các triệu chứng của viêm khớp mạn tính còn ảnh hưởng đến hiệu suất lao động, giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. Người bị viêm khớp mãn tính còn phải đối mặt với một số vấn đề tâm lý như lo âu, căng thẳng quá mức,…

Các kỹ thuật chẩn đoán viêm khớp mãn tính

Đặc điểm của các bệnh viêm khớp mãn tính có sự khác biệt rõ rệt. Chính vì vậy, bệnh nhân cần thực hiện chẩn đoán trước khi can thiệp điều trị.

Chẩn đoán viêm khớp mãn tính bao gồm thăm khám lâm sàng, xét nghiệm máu và hình ảnh

Các kỹ thuật chẩn đoán viêm khớp mãn tính, bao gồm:

Phương pháp điều trị viêm khớp mãn tính

Như đã đề cập, hầu hết các bệnh viêm khớp mãn tính đều không thể điều trị hoàn toàn. Mục tiêu chính của điều trị là kiểm soát triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh, phục hồi chức năng vận động và nâng cao cuộc sống của bệnh nhân.

Điều trị ưu tiên luôn là các biện pháp bảo tồn như sử dụng thuốc, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu và thay đổi lối sống. Can thiệp ngoại khoa chỉ được thực hiện khi các biện pháp trên không đem lại hiệu quả và ổ khớp bị tổn thương nặng nề.

Các phương pháp điều trị viêm khớp mãn tính phổ biến:

1. Sử dụng thuốc

Thuốc được sử dụng trong điều trị viêm khớp mạn tính với mục đích kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ làm chậm tiến triển của bệnh.

Tùy theo loại viêm khớp mãn tính, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc tương ứng

Các loại thuốc thường được sử dụng:

Ngoài các loại thuốc uống, bệnh nhân còn có thể được chỉ định thuốc tiêm:

Trên thực tế, các loại thuốc được sử dụng còn phụ thuộc vào độ tuổi, khả năng đáp ứng và mức độ tổn thương khớp. Hầu hết các loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm khớp mạn tính đều đi kèm nhiều rủi ro và tác dụng không mong muốn. Do đó, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng.

2. Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng

Song song với sử dụng thuốc, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động, giảm đau nhức và cải thiện các triệu chứng của bệnh. Mặc dù có tác dụng chậm nhưng phương pháp này có độ an toàn cao, đem lại hiệu quả lâu dài và có thể giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh.

Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ và phục hồi chức năng vận động

Các kỹ thuật vật lý trị liệu được áp dụng cho bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính:

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng trong điều trị viêm khớp mãn tính. Phương pháp này được chỉ định khi điều trị bảo tồn thất bại, ổ khớp bị tổn thương nghiêm trọng, biến dạng và không thể vận động. Phẫu thuật được thực hiện nhằm chỉnh hình cấu trúc ổ khớp và thay thế các cơ quan tổn thương nặng bằng vật liệu nhân tạo nhằm phục hồi chức năng vận động, giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Tùy thuộc vào loại viêm khớp mãn tính và mức độ thương tổn, bác sĩ có chỉ định các kỹ thuật ngoại khoa như:

4. Các phương pháp điều trị mới

Ngoài những phương pháp điều trị truyền thống, bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính cũng có thể can thiệp các phương pháp mới như:

Sử dụng thuốc sinh học là phương pháp mới trong điều trị viêm khớp mãn tính tự miễn

Các biện pháp điều trị mới có chi phí khá cao và chưa thực sự phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, các phương pháp này đem đến những cải thiện tích cực và giảm thiểu được tác dụng phụ của các phương pháp truyền thống.

Lối sống cho người bị viêm khớp mạn tính

Mặc dù không thể điều trị hoàn toàn nhưng hầu hết các bệnh viêm khớp mãn tính đều có thể kiểm soát qua lối sống lành mạnh. Chế độ chăm sóc khoa học giúp ổ khớp phục hồi nhanh, làm chậm quá trình thoái hóa, đồng thời giảm thiểu cơn đau và các triệu chứng đi kèm. Ngoài ra, xây dựng lối sống lành mạnh còn hạn chế tần suất sử dụng thuốc và giảm thiểu nguy cơ phải can thiệp phẫu thuật.

Bên cạnh các phương pháp điều trị, bệnh nhân nên dành thời gian tập thể dục và ăn uống điều độ

Cách xây dựng lối sống cho người bị viêm khớp mãn tính:

Viêm khớp mãn tính ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng vận động, chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát triệu chứng, tiến triển của bệnh và dự phòng các biến chứng nặng nề. Bên cạnh đó, nên xây dựng chế độ chăm sóc khoa học và giữ tâm lý thoải mái, lạc quan để tác động tích cực đến quá trình điều trị.

Nguồn: https://ihs.org.vn/viem-khop-man-tinh-33325.html

Xem thêm: Cách muối dưa cải ngon: Vừa nhanh vừa dễ ngại gì không thử

Rate this post
Exit mobile version