Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội có tốc độ lan truyền chóng mặt, có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể nhất là những vùng có niêm mạc da mỏng. Mặc dù không quá phổ biến nhưng sùi mào gà ở môi là có xảy ra. Nếu không kịp thời điều trị bệnh không chỉ gây lở loét trên môi khiến người bệnh khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng và tác hại nghiêm trọng khác.
Sùi mào gà ở môi là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, sùi mào gà ở môi là bệnh do virus HPV gây ra. Hiện nay, sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm hàng đầu, được cảnh báo là chỉ đứng sau HIV. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người lớn, đặc biệt là những người đã phát sinh quan hệ tình dục hay nói cách khác là đang trong độ tuổi sinh sản.
Đa phần các trường hợp bị sùi mào gà ở môi thường cho rằng mình chỉ mắc dị ứng ngoài da hoặc bị nhiệt miệng thông thường. Tuy nhiên, khi các mụn sùi mào gà bắt đầu mọc thành từng chùm với nhau như hoa lơ hoặc hoa mào gà thì mới tá hỏa biết mình mắc bệnh tình dục. Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà ở môi tương đối dài. Phải sau từ 2 – 9 tháng thì các triệu chứng bệnh mới bắt đầu xuất hiện rõ nét và có thể nhận biết bằng mắt thường.
Nguyên nhân gây sùi mào gà ở môi
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở môi, có thể kể đến như:
- Quan hệ tình dục bằng miệng là nguyên nhân chính dẫn đến lây nhiễm bệnh sùi mào gà ở miệng do nhiều người cho rằng việc quan hệ bằng miệng dễ đạt được khoái cảm.
- Do thân mật với người mắc sùi mào gà ở miệng đặc biệt là khi bạn có các vết thương hở ở khoang miệng
- Do dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc sùi mào gà như bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm… Làm phát tán bệnh sang cá thể mới, nhất là khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu.
- Do trẻ sinh ra từ âm đạo của người mẹ mắc sùi mào gà khiến bé mắc bệnh bẩm sinh ở các vùng da như mắt, môi, họng…
Triệu chứng sùi mào gà ở môi
Sau 2 – 9 tháng ủ bệnh, bệnh nhân mắc sùi mào gà ở môi thường xuất hiện những triệu chứng cơ bản như sau:
- Bắt đầu xuất hiện những mảng đỏ hoặc trắng ở khoang miệng và viền môi
- Miệng, họng, môi bỗng dưng nổi những mụn nhỏ li ti không ngứa, không đau mọc một cách độc lập với bờ trơn nhẵn, màu hồng, sờ vào thấy mềm.
- Sau một thời gian, các mụn này tụ lại với nhau thành mảng lớn có bề mặt trông giống hoa cà hoặc hoa mào gà.
- Các mụn sùi mào gà dễ vỡ do tác động bên ngoài, khi ăn uống hoặc vô tình ma sát nhẹ có thể khiến chúng tiết mủ, chảy máu, dễ lây lan.
- Vùng da môi tổn thương thường sưng đỏ, dễ viêm loét gây đau đớn khó chịu.
- Chỉ cần virus HPV trên vùng da mắc bệnh tiếp xúc với các vùng da kh
ác có thể lây bệnh và gây sùi mào gà ở lưỡi, mắt…
Phân biệt sùi mào gà ở môi với nhiệt miệng
Như đã đề cập bệnh sùi mào gà giai đoạn đầu thường dễ nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng. Bệnh gây ra các triệu chứng như sưng họng, đau họng khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống, khá giống với bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên, bệnh nhiệt miệng có những triệu chứng riêng biệt như sau:
- Nhiệt miệng, lở miệng là tình trạng viêm loét có bờ đỏ ở khoang miệng
- Thường gây ra đau khi ăn uống, đau sưng đỏ ở hàm
- Xuất hiện các vết loét nhỏ ở môi, sàn miệng, lưỡi, nướu răng hoặc trong miệng
- Đau khi nuốt nước bọt, thường chỉ kéo dài trong 2 tuần, sau đó tự lành mà không để lại sẹo.
Bệnh sùi mào gà ở môi có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia đầu ngành, sùi mào gà là một bệnh có tốc độ lây lan cao, khó kiểm soát nếu người bệnh không tích cực điều trị. Khi không điều trị kịp thời, các mụn sùi sẽ vỡ ra gây một số biến chứng sau:
- Viêm loét diện rộng ở môi, miệng thậm chí lây nhiễm ở họng gây vướng víu khó chịu và vô cùng đau đớn khi ăn uống giao tiếp.
- Gây mất thẩm mỹ, khiến người đối diện có tâm lý e ngại, né tránh. Đồng thời còn khiến người bệnh có tâm lý tự ti, mặc cảm, ngại ra ngoài ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống.
- Có khả năng lây nhiễm cho người khác cao, ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng
- Nghiêm trọng nhất, bệnh có thể gây ra ung thư vòm họng, ung thư trực tràng đặc biệt là khi mắc phải virus HPV type 16 hoặc type 18.
Chẩn đoán sùi mào gà
Khi có các triệu chứng của bệnh sùi mào gà, người bệnh nên sớm thăm khám để được chẩn đoán chính xác tránh nhầm lẫn với các triệu chứng của các bệnh lý khác. Các phương pháp chẩn đoán bệnh sùi mào gà thường là:
- Kiểm tra bằng acid acetic: Bôi dung dịch acid acetic lên vùng bệnh nghi nhiễm sùi mào gà trong khoảng 2 – 5 phút. Tiến hành quan sát sự thay đổi của Protein và acid acetic, các tế bào nhiễm virus sùi mào gà tăng sinh và các tế bào bình thường phản ứng với dung dịch này không giống nhau. Những tế bào nhiễm dung dịch sẽ có phản ứng và chuyển sang màu trắng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là cho kết quả dương tính giả với vết thương ngoài da.
- Kiểm tra tổ chức miễn dịch: Được thực hiện nhằm phát hiện sự tồn tại của virus sùi mào gà, nếu kết quả dương tính thì các mụn có ở tế bào biểu mô trên da sẽ có phản ứng.
- Kiểm tra hóa học tế bào: Lấy một lượng nhỏ tế bào ở vùng tổn thương kiểm tra sự tồn tại của virus sùi mào gà bằng cách sử dụng kháng thể đặc biệt. Nếu dương tính, kháng nguyên Peroxidase chống peroxidase có trong xét nghiệm sẽ chuyển thành màu đỏ.
- Kiểm tra bệnh lý: Là một trong những phương pháp đặc trưng, qua quá trình phân tich các biểu bì có tăng sinh, sẽ giúp tìm ra các tế bào mang virus sùi mào gà.
Cách điều trị sùi mào gà
Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà dài hơn các bệnh khác rất nhiều, trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện cụ thể. Do đó, khi có các dấu hiệu lạ trên môi nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín làm xét nghiệm lâm sàng để có xác định bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, sùi mào gà ở môi thường được điều trị bằng:
Dùng thuốc
Với trường hợp nhẹ, sùi mào gà thường được chỉ định điều trị bằng thuốc bôi hoặc thuốc chấm dung dịch. Việc sử dụng loại thuốc nào, liều lượng ra sao, thời gian dùng như thế nào cần chỉ định cụ thể của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng hoặc dùng sai liều lượng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tính đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc đặc trị chữa dứt điểm bệnh sùi mào gà. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, bệnh vẫn tái phát như thường.
Một số thuốc chữa bệnh sùi mào gà thường được bác sĩ chỉ kê đơn là:
- Thuốc Trichloactic acid: Là thuốc được bệnh viện Da liễu TP.HCM pha chế với tên biệt dược là AT, sử dụng mỗi ngày một lần lên vùng da bị sùi mào gà cho đến khi sùi trắng ra.
- Thuốc Podophylline nồng độ 20 – 25%: Là thuốc có xuất xứ từ Thái Lan có tác dụng phá hủy, làm hoại tử các nốt sùi mào gà. Không sử dụng cho người mang thai, nếu thấy phản ứng thì ngưng sử dụng hoặc dùng ngắt quãng.
- Thuốc Imiquimod: Là nhóm thuốc phản ứng miễn dịch, dùng ngoài da với liều lượng nhất định. Thường được chỉ định bôi 3 lần/tuần, dùng liên tục trong 16 tuần.
Dùng phương pháp dân gian
Các phương pháp dân gian thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng chỉ có tác dụng làm giảm cải thiện triệu chứng mà không thể điều trị tận gốc. Thường dùng là:
- Lá trầu không: Lấy lá trầu không rửa sạch, giã nát, bôi vào vùng tổn thương sẽ giúp se miệng vết thương, kháng khuẩn
- Giấm táo: Lấy bông gòn thấm giấm táo, bôi lên vùng nhiễm bệnh để qua đêm rồi rửa sạch vào sáng hôm sau.
- Tỏi: Dùng 2 – 3 nhánh tỏi tươi, bóc vỏ, giã nát, đắp vào những vị trí tổn thương rồi cố định lại bằng băng gạc, chỉ đắp trong 20 – 30 phút.
- Vỏ chuối: Có thể dùng vỏ chuối chà xát vào vùng niêm mạc chứa virus sùi mào gà.
Các phương pháp khác
Bệnh sùi mào gà ở môi còn có thể được điều trị bằng một số phương pháp dưới đây:
- Đốt điện, đốt laze, áp lạnh: Thường được áp dụng để làm giảm triệu chứng của bệnh sùi mào gà. Thế nhưng, phương pháp này có nhược điểm khó hồi phục và dễ để lại sẹo.
- Liệu pháp IRA: Còn có tên gọi khác là quang động IRA là phương pháp điều trị an toàn mang lại hiệu quả cao do loại bỏ được các nốt sùi và tiêu diệt triệt để mầm mống bệnh và ngăn ngừa tái phát.
Sùi mào gà hiện chủ yếu được điều trị bằng thuốc kháng sinh với trường hợp nhẹ. Các phương pháp can thiệp hầu như chỉ có tác dụng làm giảm và ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Phòng ngừa sùi mào gà ở môi, miệng
Để phòng ngừa bệnh sùi mào gà, có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, đây là biện pháp ngăn chặn các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung và sùi mào gà nói riêng.
- Không quan hệ tình dục bằng miệng hoặc các phương pháp không an toàn khác
- Để giảm nguy cơ mắc bệnh về đường tình dục xuống mức thấp nhất nên chung thủy duy nhất với một bạn tình, không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, son môi, bàn chải đánh răng với người khác…
Trên đây là một số thông tin về bệnh sùi mào gà ở môi và cách điều trị. Sùi mào gà là căn bệnh có tốc độ lây nhiễm cao, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ là nhiễm bệnh thì nên nhanh chóng thăm khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh sùi mào gà là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị
- Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà
Xem thêm: THÔNG TIN về bệnh ung thư tuyến tiền liệt mà nam giới không nên bỏ qua