Viêm lộ tuyến cổ tử cung (hay viêm cổ tử cung lộ tuyến) là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh có thể tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung (hay viêm cổ tử cung lộ tuyến) là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh có thể tái đi tái lại gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục.
Người mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung có mang thai được không? Triệu chứng bệnh dễ nhận biết nhất là gì?
Viêm lộ tuyến là gì
Viêm lộ tuyến là tên gọi khác của bệnh viêm cổ tử cung lộ tuyến. Đây là tình trạng các tế bào mềm bên trong cổ tử cung phát triển ra bên ngoài và hình thành một mảng đỏ gây viêm.
Nếu viêm nhiễm kéo dài, mầm bệnh có thể lây lan và gây viêm ở các bộ phận khác trong cơ quan sinh sản như buồng trứng, vòi trứng, vùng chậu, các dây chằng, niệu đạo…
Viêm lộ tuyến cổ tử cung có mang thai được không?
Nếu không điều trị dứt điểm, vùng viêm loét có thể lan rộng gây viêm nhiễm tiểu khung, viêm niêm mạc tử cung, chất dịch viêm chảy ra làm môi trường trong âm đạo bị thay đổi làm viêm tắc vòi trứng. Điều này gây khó khăn cho quá trình thụ thai.
Người mắc bệnh cũng thường bị ra nhiều dịch âm đạo, độ pH trong môi trường âm đạo thay đổi làm cho tinh trùng khó tồn tại và di chuyển vào trong để gặp trứng. Viêm nhiễm cũng làm biến đổi, giảm chất lượng và giảm thời gian sống của tinh trùng. Người mắc bệnh viêm lộ tuyển cổ tử cung khó mang thai hơn những phụ nữ khỏe mạnh khác.
Nếu mắc bệnh trong thời gian mang thai, cổ tử cung dễ bị xuất huyết và tổn thương. Điều này làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non hoặc những biến chứng thai kỳ nguy hiểm khác.
Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến tử cung
Một số yếu tố có thể là nguyên nhân gây viêm lộ tuyến tử cung bao gồm:
Thay đổi nội tiết tố
Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể xảy ra do sự dao động của nồng độ hormone phổ biến nhất ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Vì vậy, đây là nhóm phụ nữ thường mắc viêm lộ tuyến. Những người đã mãn kinh hiếm khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Uống thuốc tránh thai ảnh hưởng đến nồng độ hormone và có thể gây ra tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Mang thai
Mang thai cũng có thể gây ra viêm lộ tuyến cổ tử cung do sự thay đổi nồng độ hormone.
Một số nguyên nhân khác gây viêm lộ tuyến có thể là:
Người mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung có mang thai được không? Triệu chứng bệnh dễ nhận biết nhất là gì?
Viêm lộ tuyến là gì
Viêm lộ tuyến là tên gọi khác của bệnh viêm cổ tử cung lộ tuyến. Đây là tình trạng các tế bào mềm bên trong cổ tử cung phát triển ra bên ngoài và hình thành một mảng đỏ gây viêm.
Nếu viêm nhiễm kéo dài, mầm bệnh có thể lây lan và gây viêm ở các bộ phận khác trong cơ quan sinh sản như buồng trứng, vòi trứng, vùng chậu, các dây chằng, niệu đạo…
Viêm lộ tuyến cổ tử cung có mang thai được không?
Nếu không điều trị dứt điểm, vùng viêm loét có thể lan rộng gây viêm nhiễm tiểu khung, viêm niêm mạc tử cung, chất dịch viêm chảy ra làm môi trường trong âm đạo bị thay đổi làm viêm tắc vòi trứng. Điều này gây khó khăn cho quá trình thụ thai.
Người mắc bệnh cũng thường bị ra nhiều dịch âm đạo, độ pH trong môi trường âm đạo thay đổi làm cho tinh trùng khó tồn tại và di chuyển vào trong để gặp trứng. Viêm nhiễm cũng làm biến đổi, giảm chất lượng và giảm thời gian sống của tinh trùng. Người mắc bệnh viêm lộ tuyển cổ tử cung khó mang thai hơn những phụ nữ khỏe mạnh khác.
Nếu mắc bệnh trong thời gian mang thai, cổ tử cung dễ bị xuất huyết và tổn thương. Điều này làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non hoặc những biến chứng thai kỳ nguy hiểm khác.
Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến tử cung
Một số yếu tố có thể là nguyên nhân gây viêm lộ tuyến tử cung bao gồm:
Thay đổi nội tiết tố
Viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể xảy ra do sự dao động của nồng độ hormone phổ biến nhất ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Vì vậy, đây là nhóm phụ nữ thường mắc viêm lộ tuyến. Những người đã mãn kinh hiếm khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Uống thuốc tránh thai ảnh hưởng đến nồng độ hormone và có thể gây ra tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Mang thai
Mang thai cũng có thể gây ra viêm lộ tuyến cổ tử cung do sự thay đổi nồng độ hormone.
Một số nguyên nhân khác gây viêm lộ tuyến có thể là:
- Bẩm sinh
- Vệ sinh vùng kín sai cách, thường xuyên mặc đồ lót chật hoặc ẩm ướt
- Từng bị viêm nhiễm phụ khoa nhưng không điều trị tận gốc
- Phụ nữ từng bị sinh non, sẩy thai, tổn thương vùng kín nhưng không được chăm sóc đúng cách
- Lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, làm mất cân bằng pH cũng gây viêm nhiễm.
Triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung
Triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung được chia thành 3 cấp độ tùy theo tình trạng tổn thương.
Cấp độ 1
Khi bệnh ở giai đoạn này, các tế bào tuyến trong ống cổ tử cung bắt đầu phát triển dần ra bên ngoài, biến cổ tử cung thành nơi tập trung vi khuẩn và tạo điều kiện cho chúng phát triển mạnh mẽ.
Ở mức độ 1, tình trạng tổn thương ở cổ tử cung khoảng 30%. Lúc này, dấu hiệu viêm lộ tuyến vẫn chưa rõ ràng. Người bệnh có thể bị ngứa hoặc xuất hiện dịch nhầy khác thường ở vùng kín. Khi được phát hiện ở giai đoạn này, bệnh rất dễ chữa khỏi.
Cấp độ 2
Mức độ tổn thương ở cấp độ này nằm trong khoảng 50 – 70% diện tích cổ tử cung. Ngoài những triệu chứng giống cấp độ 1, dấu hiệu viêm lộ tuyến ở giai đoạn này còn bao gồm đau rát âm hộ và chảy máu khi quan hệ tình dục.
Cấp độ 3
Cấp độ 3 là mức độ viêm nhiễm nặng nhất của bệnh, vùng bị viêm chiếm trên 70% diện tích cổ tử cung. Triệu chứng bệnh cũng nghiêm trọng hơn, bao gồm
– Chảy máu khi quan hệ tình dục
– Khí hư ra nhiều, có mùi hôi và màu sắc lạ
– Âm đạo ra máu bất thường
– Đau quặn vùng bụng dưới (giống như đau bụng kinh dù không có kinh)
– Tiểu tiện khó, tiểu nhiều, tiểu buốt
– Giảm ham muốn tình dục, rối loạn kinh nguyệt, người mệt mỏi,…
Cách chữa viêm lộ tuyến
- Bẩm sinh
- Vệ sinh vùng kín sai cách, thường xuyên mặc đồ lót chật hoặc ẩm ướt
- Từng bị viêm nhiễm phụ khoa nhưng không điều trị tận gốc
- Phụ nữ từng bị sinh non, sẩy thai, tổn thương vùng kín nhưng không được chăm sóc đúng cách
- Lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, làm mất cân bằng pH cũng gây viêm nhiễm.
Triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung
Triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung được chia thành 3 cấp độ tùy theo tình trạng tổn thương.
Cấp độ 1
Khi bệnh ở giai đoạn này, các tế bào tuyến trong ống cổ tử cung bắt đầu phát triển dần ra bên ngoài, biến cổ tử cung thành nơi tập trung vi khuẩn và tạo điều kiện cho chúng phát triển mạnh mẽ.
Ở mức độ 1, tình trạng tổn thương ở cổ tử cung khoảng 30%. Lúc này, dấu hiệu viêm lộ tuyến vẫn chưa rõ ràng. Người bệnh có thể bị ngứa hoặc xuất hiện dịch nhầy khác thường ở vùng kín. Khi được phát hiện ở giai đoạn này, bệnh rất dễ chữa khỏi.
Cấp độ 2
Mức độ tổn thương ở cấp độ này nằm trong khoảng 50 – 70% diện tích cổ tử cung. Ngoài những triệu chứng giống cấp độ 1, dấu hiệu viêm lộ tuyến ở giai đoạn này còn bao gồm đau rát âm hộ và chảy máu khi quan hệ tình dục.
Cấp độ 3
Cấp độ 3 là mức độ viêm nhiễm nặng nhất của bệnh, vùng bị viêm chiếm trên 70% diện tích cổ tử cung. Triệu chứng bệnh cũng nghiêm trọng hơn, bao gồm
– Chảy máu khi quan hệ tình dục
– Khí hư ra nhiều, có mùi hôi và màu sắc lạ
– Âm đạo ra máu bất thường
– Đau quặn vùng bụng dưới (giống như đau bụng kinh dù không có kinh)
– Tiểu tiện khó, tiểu nhiều, tiểu buốt
– Giảm ham muốn tình dục, rối loạn kinh nguyệt, người mệt mỏi,…
Cách chữa viêm lộ tuyến
Một số ít trường hợp tự khỏi bệnh mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp khác cần được bác sĩ hướng dẫn cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bài bản. Những phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
Đặt thuốc
Thông thường, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, các bác sĩ chỉ định thuốc chống viêm tại chỗ. Thuốc thường được đưa đặt vào vị trí bị viêm để trực tiếp đẩy lùi triệu chứng.
Đốt tế bào viêm (thực hiện sau khi chữa khỏi viêm)
Liệu pháp đốt tế bào có thể giải quyết các triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung. Tuy nhiên người bệnh cần phải lặp lại liệu pháp nếu các triệu chứng tái phát. Hiện nay có 3 liệu pháp đốt tế bào phổ biến:
- Liệu pháp thấu nhiệt (Diathermy): Sử dụng nhiệt để làm tổn thương khu vực bị ảnh hưởng.
- Liệu pháp áp lạnh (Cryotherapy): Phương pháp này sử dụng carbon dioxide cực lạnh để đóng băng khu vực bị ảnh hưởng.
- Bạc nitrat: Đây là một phương pháp khác để làm tổn thương các tế bào tuyến đã viêm mạn tính.
Dù mang lại hiệu quả chữa bệnh khá cao nhưng phương pháp này không được bác sĩ khuyến khích, đặc biệt với phụ nữ chưa có con vì có thể gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
Khi đốt diệt tuyến ở cổ tử cung, nếu đốt quá sâu, cổ tử cung sẽ có sẹo xơ cứng, lỗ cổ tử cung bị chít hẹp, gây ứ đọng máu kinh, đau và có thể cản trở sự thụ thai. Đến khi chuyển dạ đẻ, sẹo xơ cứng ở cổ tử cung sau đốt có thể làm tử cung khó mở để đẩy thai ra ngoài.
Tiểu phẫu loại bỏ tế bào viêm
Phương pháp này được áp dụng với những trường hợp người bệnh có triệu chứng thái quá như đau hoặc chảy máu có thể cần phẫu thuật nhằm loại bỏ các tế bào viêm ở bên ngoài cổ tử cung.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung không phải bệnh khó điều trị song nếu kéo dài, bệnh sẽ lan lan sang các phần xung quanh, làm giảm khoái cảm khi quan hệ tình dục và khó có con. Khám phụ khoa định kỳ hoặc ngay khi nhận thấy những triệu chứng bất thường giúp bạn sớm phát hiện và tăng cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Một số ít trường hợp tự khỏi bệnh mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp khác cần được bác sĩ hướng dẫn cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bài bản. Những phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
Đặt thuốc
Thông thường, khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, các bác sĩ chỉ định thuốc chống viêm tại chỗ. Thuốc thường được đưa đặt vào vị trí bị viêm để trực tiếp đẩy lùi triệu chứng.
Đốt tế bào viêm (thực hiện sau khi chữa khỏi viêm)
Liệu pháp đốt tế bào có thể giải quyết các triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung. Tuy nhiên người bệnh cần phải lặp lại liệu pháp nếu các triệu chứng tái phát. Hiện nay có 3 liệu pháp đốt tế bào phổ biến:
- Liệu pháp thấu nhiệt (Diathermy): Sử dụng nhiệt để làm tổn thương khu vực bị ảnh hưởng.
- Liệu pháp áp lạnh (Cryotherapy): Phương pháp này sử dụng carbon dioxide cực lạnh để đóng băng khu vực bị ảnh hưởng.
- Bạc nitrat: Đây là một phương pháp khác để làm tổn thương các tế bào tuyến đã viêm mạn tính.
Dù mang lại hiệu quả chữa bệnh khá cao nhưng phương pháp này không được bác sĩ khuyến khích, đặc biệt với phụ nữ chưa có con vì có thể gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
Khi đốt diệt tuyến ở cổ tử cung, nếu đốt quá sâu, cổ tử cung sẽ có sẹo xơ cứng, lỗ cổ tử cung bị chít hẹp, gây ứ đọng máu kinh, đau và có thể cản trở sự thụ thai. Đến khi chuyển dạ đẻ, sẹo xơ cứng ở cổ tử cung sau đốt có thể làm tử cung khó mở để đẩy thai ra ngoài.
Tiểu phẫu loại bỏ tế bào viêm
Phương pháp này được áp dụng với những trường hợp người bệnh có triệu chứng thái quá như đau hoặc chảy máu có thể cần phẫu thuật nhằm loại bỏ các tế bào viêm ở bên ngoài cổ tử cung.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung không phải bệnh khó điều trị song nếu kéo dài, bệnh sẽ lan lan sang các phần xung quanh, làm giảm khoái cảm khi quan hệ tình dục và khó có con. Khám phụ khoa định kỳ hoặc ngay khi nhận thấy những triệu chứng bất thường giúp bạn sớm phát hiện và tăng cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
28
7
Xem thêm: Mẹ bầu có nên nhuộm tóc khi mang thai?