Đau họng khạc ra máu là một biểu hiện đặc trưng của nhiều bệnh lý hô hấp khác nhau. Để điều trị dứt điểm, người bệnh cần xác định được nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Để hiểu rõ về các triệu chứng, nguyên nhân gây tình trạng này, người đọc theo dõi trong bài viết chi tiết dưới đây.
Đau họng khạc ra máu nguyên nhân do đâu?
Họng có vị trí khá đặc biệt, nơi lưu thông giữa đường hô hấp và đường tiêu hóa. Do đó, khi xuất hiện dấu hiệu đau họng khạc ra máu sẽ có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe của cả hai khu vực này. Cần xác định rõ ràng nguyên nhân có thể gây tổn thương vùng hầu họng để điều trị tận gốc.
Biểu hiện đau nhức cổ họng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, không nên nóng vội kết luận vì còn rất nhiều biểu hiện đi kèm khác. Cụ thể, người bệnh bị đau họng và khạc ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý sau đây:
Giãn phế quản
Giãn phế quản là một tình trạng bệnh lý hô hấp chủ yếu gặp ở những người có tiền sử bệnh phế quản – phổi. Có thể hiểu, đây là tình trạng giãn nở phế quản khiến dư thừa chất tiết, dịch nhầy và đẩy ngược từ đường hô hấp dưới lên trên gây các biểu hiện đặc trưng như:
- Ho nhiều, ho liên tục
- Ho có đờm, trong đờm có lẫn máu, hoặc thậm chí ho ra máu tươi
- Cảm giác quặn thắt ở ngực, đau tức ngực
- Khó thở, thở rít
- Dày da móng chân, móng tay
- Sụt cân không có nguyên nhân
Theo các chuyên gia y tế đánh giá, bệnh này không thể điều trị dứt điểm mà chỉ có thể dùng các biện pháp cải thiện triệu chứng, ngăn chặn bệnh tái phát.
Bệnh lao phổi – đặc trưng với bệnh đau họng khạc ra máu
Bị đau họng khạc ra máu cũng có thể là biểu hiện của bệnh lao phổi. Lao phổi là một bệnh lý hô hấp có tính chất truyền nhiễm và thường được phát hiện ở những giai đoạn muộn nên việc điều trị tương đối phức tạp.
Ở giai đoạn mới khởi phát, các triệu chứng thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý nếu thấy dấu hiệu sau:
- Ho kéo dài, cơn ho có thể liên tục nhiều tuần, người bệnh luôn có cảm giác ngứa cổ, muốn ho (mặc dù không bị đau họng như tình trạng viêm nhiễm khác)
- Khạc đờm, trong đờm có lẫn máu tươi
- Khó thở, tức ngực (đặc biệt khi ho)
- Xuất hiện các c
ơn sốt nhẹ vào chiều tối - Người luôn mệt mỏi, không muốn ăn uống nên cân sụt giảm nhanh chóng
Thời gian điều trị với bệnh lao phổi phải kéo dài tối thiểu 6 tháng hoặc có thể lâu hơn nếu mức độ bệnh nặng. Đây là bệnh có tính chất truyền nhiễm trong cộng đồng nên người bệnh cần hết sức chú ý và có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.
Bệnh nhiễm trùng hô hấp
Nhiễm trùng hô hấp là từ ngữ dùng để chỉ các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Khi đó, chứng nhiễm trùng đường hô hấp phải kể đến như sau:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Gồm các chứng bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa, cảm cúm thông thường,…
- Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Gồm các chứng bệnh liên quan đến phế quản – phổi và phổ biến nhất là bệnh viêm phế quản, viêm phổi
Đau họng khạc ra máu là biểu hiện thường gặp ở giai đoạn nghiêm trọng của các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp. Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần quá lo lắng mà chỉ cần điều trị từ sớm với phương pháp thích hợp sẽ trị dứt điểm, không để lại biến chứng.
Ung thư phế quản – phổi
Người bệnh cần lưu ý rằng, đau họng khạc ra máu cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh ung thư đường hô hấp, trong đó có ung thư phế quản và ung thư phổi. Hai bệnh này đều xảy ra chủ yếu do bản thân người bệnh có thói quen hút thuốc thường xuyên hoặc sự ảnh hưởng từ môi trường (ô nhiễm không khí do khói bụi, hóa chất tại nơi làm việc)
Một số dấu hiệu cần chú ý trong những giai đoạn đầu như sau:
- Ho dai dẳng, cơn ho kéo dài diễn tiến ngày một nghiêm trọng
- Khạc ra đờm có máu, thậm chí ho ra máu tươi
- Khàn tiếng, bị biến đổi giọng nói
- Cổ họng sưng to, nổi hạch
- Khó nuốt thức ăn, nghẹn họng
- Miệng có mùi hôi đặc trưng
Ở giai đoạn ung thư có dấu hiệu di căn, người bệnh có thể kèm theo một số biểu hiện: Đau nhức xương khớp, đau lưng và hông dữ dội, vàng da, phì đại hạch bạch huyết, giảm cân nhanh,….
Với chứng bệnh ung thư nói chung, việc điều trị khỏi hoàn toàn là không thể. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm ở giai đoạn bệnh mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp cải thiện triệu chứng và kéo dài thời gian sống hiệu quả hơn.
Ngoài hai bệnh lý ung thư trên, còn có thể gặp biểu hiện đau họng và khạc ra máu tươi ở một số bệnh ung thư khác như sau: Ung thư vòm họng, ung thư thanh quản,….
Đau họng khạc ra máu có nguy hiểm không?
Ho khạc ra máu thường là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, cho thấy họng hoặc phế phổi có tổn thương nặng nề. Nếu không sớm có biện pháp xử lý, người bệnh dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như: Viêm nhiễm lan tỏa rộng khắp các cơ quan hô hấp, nhiễm trùng máu, áp xe các cơ quan hô hấp, trong trường hợp ảnh hưởng đến phổi có thể bị tử vong.
Do vậy nếu bị ho ra máu kèm theo các biểu hiện của bệnh lý hô hấp, người bệnh cần đi khám ngay để được bác sĩ đánh giá và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Thông qua kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp, giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Với các chứng bệnh ung thư, khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau họng khạc ra máu thì 80% phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đã di căn. Do đó, người bệnh cần đặc biệt cảnh giác, nhất là trong trường hợp gia đình có tiền sử người mắc các bệnh lý ung thư.
Chăm sóc về điều trị khạc đờm ra máu
Khi người bệnh có biểu hiện đau họng khạc ra máu cần đi khám ngay để tiến hành điều trị kịp thời và dứt điểm bệnh. Tùy mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp chữa trị phù hợp nhất. Kết hợp với việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý đến chế độ chăm sóc ở người bệnh để việc chữa trị hiệu quả hơn.
Điều trị bệnh bằng thuốc
Đa số các bệnh lý hô hấp gây đau họng và khạc ra máu có nguyên nhân chính từ các nhóm virus, vi khuẩn. Khi đó, người bệnh phải dùng thuốc điều trị mới có thể dứt điểm hoàn toàn, có thể dùng nhóm thuốc Tây y, thuốc Đông y hoặc chữa trị với mẹo dân gian.
Để đảm bảo an toàn trong điều trị, người bệnh cần đi khám và tuân thủ theo phác đồ mà bác sĩ có chuyên môn đưa ra. Trong các phương pháp điều trị, người bệnh cần lưu ý:
- Áp dụng mẹo dân gian: Các bài thuốc mẹo tại nhà có tác dụng cải thiện triệu chứng đau họng khạc ra máu tại nhà. Tuy nhiên, chỉ nên coi đây là phương pháp hỗ trợ, kết hợp với một trong hai phương pháp chính bên trên. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng bất kỳ mẹo dân gian nào.
- Dùng thuốc Tây y: Phương pháp cải thiện nhanh triệu chứng và chữa trị các tình trạng nhiễm trùng hiệu quả nhất. Tuy nhiên, sử dụng trong thời gian kéo dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ. Do đó, nếu lựa chọn phương pháp này, người bệnh cần cảnh giác nếu thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Thông báo ngay với bác sĩ để có các biện pháp xử lý kịp thời.
- Phương pháp Đông y: Phương pháp này lành tính hơn, chủ yếu là thuốc thảo dược tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài, cho nhiều đối tượng mà không gây tác dụng phụ. Mặc dù phải kiên trì sử dụng lâu hơn thuốc Tây y nhưng thuốc Đông y có thể mang lại hiệu quả tận gốc và ngăn ngừa nguy cơ tái phát rất hiệu quả.
Một trong những bài thuốc mang lại hiệu quả cao trong điều trị ho ra máu, nhất là khi triệu chứng này liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp là Thanh Hầu Bổ Phế Thang. Bài thuốc tuân theo cơ chế BỔ CHÍNH – KHU TÀ. Hoạt chất thuốc dễ dàng quy kinh, giúp bồi bổ, nâng cao chức năng tạng phủ. Từ đó bài thuốc nâng cao chính khí, tạo lực nội sinh chống lại viêm nhiêm, tiêu diệt tà khí cùng các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Bên cạnh đó, bài thuốc còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, điều hòa khí huyết, lập lại thế cân bằng âm dương cho người bệnh. Vì vậy bệnh nhân có đủ sức khỏe, khả năng đề kháng để chống lại nguy cơ bệnh tật.
Điểm nổi bật của bài thuốc nằm ở thành phần thảo dược lên tới 32 vị thuốc khác nhau. Các vị thảo dược này được các bác sĩ, chuyên gia của bệnh viện sàng lọc và chọn lựa kỹ lưỡng từ 133 bài thuốc cổ phương có trong dân gian.
Trong số đó có nhiều vị thuốc vừa giúp tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh, vừa bồi bổ cơ thể, phục hồi sức đề kháng. Tiêu biểu phải kể tới tang diệp, tang ký sinh là các vị thuốc có chứa hoạt chất giúp tác dụng sơ can, thanh nhiệt, lương huyết, chữa cảm mạo, giảm sốt, tiêu đờm, an thần, điều trị ho có đờm, ho lâu ngày, phù thũng… đồng thời giúp người bệnh phòng chống nhiều bệnh lý nội khoa nguy hiểm như tim mạch, huyết áp, gan,… Đặc biệt, đây cũng là hai vị thuốc có khả năng chống ung thư nhờ giàu chất chống oxy hóa, các axit hữu cơ.
Bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang được nghiên cứu kỹ càng, chú ý đến yếu tố cơ địa của người bệnh. Nhờ đó thuốc đáp ứng và phát huy tác dụng tốt trên đa số cơ địa người Việt. Thuốc được kê đơn, gia giảm, điều phối thành phần dựa
trên thể trạng, cơ địa của từng người bệnh nên mang lại hiệu quả cao trên từng người bệnh.
Đặc biệt, toàn bộ thành phần bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang đều được thu hái từ các vườn thảo dược sạch, đảm bảo tiêu chuẩn GACP-WHO do bệnh viện xây dựng và phát triển. Thảo dược được nuôi trồng theo công nghệ sinh học đồng thời được sơ chế và bảo quản bằng công nghệ bất hoạt enzyme phân hủy và công nghệ sấy hồng ngoại giúp loại bỏ tạp chất hiệu quả. Việc chủ động tự cung tự cấp nguồn dược liệu cho bài thuốc cũng giúp Thanh Hầu Bổ phế Thang đảm bảo an toàn, không chứa hóa chất, tạp chất gây hại cho người dùng.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, các bác sĩ của Bệnh viện Quân dân 102 còn xây dựng liệu trình điều trị viêm họng bằng Thanh Hầu Bổ Phế Thang theo 3 giai đoạn cụ thể gồm:
Với liệu trình chữa viêm họng Quân dân 102 người bệnh đồng thời được giải quyết triệu chứng bệnh vừa được đẩy lùi căn nguyên và phục hồi cơ thể, ngăn bệnh tái phát. Liệu trình này của bệnh viện cũng được bệnh viện xây dựng theo cơ địa và tình trạng của từng người bệnh vì thế nó phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân và mang tới hiệu quả tối ưu hơn.
Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng điều trị của bài thuốc, Bệnh viện Quân dân 102 còn ứng dụng phương pháp Đông y có biện chứng vào điều trị. Phương pháp này vừa kết hợp thành tựu của YHHĐ lẫn YHCT, trong đó YHHĐ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng viêm nhiễm bên trong từ đó đưa ra liệu trình bằng YHCT phù hợp nhất. Để tìm hiểu thêm phương pháp này, bạn đọc có thể theo dõi phóng sự của VTV2 Social:
Trong nhiều năm được ứng dụng điều trị viêm họng, bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang đã giúp hàng chục nghìn bệnh nhân thoát khỏi bệnh tật. Để được tư vấn cụ thể về bài thuốc và liệu trình điều trị phù hợp, bạn có thể liên hệ theo thông tin hotline 0888.598.102 – 0974.026.239 hoặc Fanpage Bệnh viện YHCT Tai mũi họng Quân Dân 102.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng một phần tới việc điều trị các chứng bệnh hô hấp nói chung và triệu chứng đau họng khạc ra máu nói riêng. Cụ thể, cần lưu ý thay đổi và bổ sung một số thực phẩm sau trong chế độ ăn hàng ngày:
- Ưu tiên sử dụng nhóm thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh,… Kết hợp các nguyên liệu dinh dưỡng để chế biến món ăn cho người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe
- Tăng cường sử dụng nhóm thực phẩm giàu vitamin C, E như rau củ quả, hoa quả tươi (dưới dạng món ăn mặn hoặc nước ép). Sức đề kháng của người bệnh được cải thiện và nâng cao, việc điều trị bệnh sẽ hiệu quả hơn
- Hạn chế dùng đồ ăn chế biến sẵn hoặc chế biến nhiều gia vị, đặc biệt là nhiều muối, nhiều hạt tiêu hoặc ớt cay.
- Hạn chế uống nước đá lạnh trong thời gian chữa các chứng bệnh hô hấp
- Hạn chế nhóm đồ ăn nhiều đường, giàu chất béo như socola, cacao,…vì có thể khiến cổ họng bị kích thích, sản sinh nhiều chất nhầy hơn
Thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý
Để việc điều trị được hiệu quả và dứt điểm nhanh chóng, người bệnh nên chú ý đến chế độ sinh hoạt. Thay đổi một vài thói quen sinh hoạt sẽ giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát và diễn tiến nghiêm trọng. Cụ thể, cần lưu ý:
- Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày (tối thiểu 2 lít nước). Tạo thói quen uống nước liên tục, không để cổ họng bị khô
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày (tối thiểu 2 lần). Lựa chọn loại bàn chải phù hợp và không chà xát mạnh gây tổn thương niêm mạc hầu họng
- Vệ sinh tai mũi họng với nước muối sinh lý. Hạn chế khạc nhổ mạnh gây tổn thương vùng cổ họng bị viêm nhiễm
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ điều chỉnh không khí cũng như giúp việc hít thở khi ngủ dễ dàng hơn, ngủ sâu và đảm bảo chất lượng giấc ngủ
- Vận động hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường khả năng phòng chống các bệnh lý hô hấp
Đau họng khạc ra máu – dấu hiệu nguy hiểm của nhiều bệnh lý hô hấp nghiêm trọng. Để chữa trị nhanh chóng và dứt điểm hoàn toàn, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ đưa ra chỉ định phù hợp. Đồng thời, người bệnh nên chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt và ăn uống để hỗ trợ chữa trị hiệu quả.
Click đọc ngay:
- Viêm họng phù nề: Dấu hiệu cần biết phòng tránh ung thư vòm họng
- Cách chữa viêm họng nhanh nhất bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng
- TOP 11 thuốc chữa viêm họng phổ biến và lưu ý khi sử dụng
Xem thêm: Khối u ác tính