Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Thắc mắc này đang được nhiều người bệnh quan tâm. Nếu sớm nhận biết và thăm khám điều trị đúng cách, bệnh có thể được kiểm soát dễ dàng, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trường hợp bệnh lâu ngày, nguy cơ biến chứng cao, khi đó việc chữa khỏi bệnh hoàn toàn trở thành thách thức lớn cho các bác sĩ điều trị.
Viêm loét dạ dày có chữa khỏi hẳn được không?
Viêm loét dạ dày hay còn gọi là viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý về hệ thống tiêu hóa, xuất hiện phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do tình trạng tăng axit dạ dày quá mức khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị bào mòn, viêm loét.
Thông thường, đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này là người có chế độ dinh dưỡng không điều độ, thường xuyên căng thẳng thần kinh, lao động vất vả, hút nhiều thuốc lá, nghiện rượu,….Người bệnh sẽ đối mặt với các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, bụng cồn cào, đầy chướng, ăn không ngon,…
Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng triệu chứng bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề cho cuộc sống. Đặc biệt, trường hợp không điều trị, viêm loét dạ dày biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Vậy, liệu rằng viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Theo bác sĩ, nếu sớm phát hiện và điều trị thì có thể chữa dứt điểm căn bệnh về hệ tiêu hóa này.
Ở giai đoạn viêm dạ dày cấp tính, những triệu chứng xuất hiện đột ngột, bùng phát nhanh chóng nhưng áp dụng đúng phương pháp điều trị, kết hợp duy trì chế độ chăm sóc tốt có thể chữa khỏi chỉ sau một khoảng thời gian ngắn.
Mặc dù vậy, nếu người bệnh mắc viêm loét dạ dày mãn tính, các triệu chứng thường tiến triển khá chậm, bên cạnh đó còn dai dẳng, gây khó khăn cho việc điều trị. Chính vì thế, khi mắc viêm dạ dày mãn tính, người bệnh không chỉ kết hợp điều trị theo phác đồ mà còn điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp.
Thông qua đó, cơ thể có thể kiểm soát tốt vết loét, tránh nguy cơ bệnh tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, cũng phải đề cập, theo các chuyên gia, việc điều trị viêm loét dạ dày cũng gặp nhiều khó khăn do nguyên nhân gây bệnh rộng, cơ thể chịu nhiều tác động bên ngoài.
Cụ thể như việc sử dụng thuốc điều trị bệnh, chế độ dinh dưỡng trước độ, sinh hoạt và tâm lý. Bởi vì thế mà khi áp dụng phương án chữa bệnh theo bác sĩ muốn đạt kết quả cao nhất phải kết hợp đồng thời điều trị và chăm sóc. Nhờ đó để tránh tình trạng bệnh tiến triển dai dẳng, gây triệu chứng nguy hiểm.
Viêm loét dạ dày biến chứng nguy hiểm như thế nào?
Như đã đề cập, bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không sớm điều trị. Dưới đây là một vài trường hợp bệnh lý cụ thể:
- Dẫn đến xuất huyết tiêu hóa: Đây là biến chứng thường gặp, có tới 15% – 20% người bệnh gặp phải biến chứng này. Theo đó, các dấu hiệu nhận biết là bệnh nhân bị nôn ra máu, đi ngoài phân đen, có nhiều dấu hiệu thiếu máu…Người già thường gặp tình trạng xuất huyết tiêu hóa nhiều hơn người trẻ.
- Thủng loét dạ dày: Khi vết loét ăn càng sâu vào bên trong sẽ khiến cho thành tá tràng bị lủng. Sau xuất huyết tiêu hóa, có thể nói đây là biến chứng phổ biến có thể xuất hiện ở bệnh nhân nam và bệnh nhân nữ. Trong đó đàn ông nhiều hơn phụ nữ. Các triệu chứng cơ bản khi bị thủng dạ dày là đau như có dao đâm, viêm phúc mạc, nhiễm trùng,…
- Loét ảnh hưởng cơ quan gần dạ dày: Thông thường, các vị trí bị ảnh hưởng sẽ là tụy, mạc nối nhỏ, đường mật, gan,…chúng bị loét ở mặt sau và có đường cong hơi lớn. B
ệnh nhân có nhiều vết loét càng đau dữ dội thì việc điều trị sẽ ít đáp ứng hơn. - Hẹp môn vị: Nếu ổ loét nằm gần môn vị có thể dẫn đến biến chứng này. Vị trí loét sẽ xuất hiện hiện tượng phù nề khiến môn vị bị hẹp. Triệu chứng nhận biết của người bệnh là đau bụng sau khi ăn, nôn thức ăn, dạ dày nghe óc ách, cơ thể gầy mất nước,…
- Ung thư dạ dày: Có đến 5% – 10% người bệnh bị ung thư dạ dày khi mắc bệnh loét dạ dày trên 10 năm. Tuy nhiên, hiện nay, người ta cho rằng viêm loét đại tràng gây ung thư tương đối hiếm.
Để phòng tránh những biến chứng không mong muốn, người bệnh nên sớm thăm khám và can thiệp điều trị dứt điểm bệnh càng sớm càng tốt.
Các biện pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày phổ biến
Dưới đây là một số biện pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo:
Điều trị bằng thuốc Tây
Theo kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thực tế của từng bệnh nhân để đưa ra chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, một số dạng thuốc điều trị viêm loét dạ dày như:
- Thuốc kháng sinh, thuốc có công dụng chống nấm, diệt khuẩn gây hại cho dạ dày.
- Thuốc kháng axit dạ dày, trung hòa dịch vị tiêu hóa, giúp người bệnh ổn định khả năng tiêu hóa.
- Thuốc ức chế bơm proton phát huy công dụng ức chế dịch tiết dạ dày.
- Thuốc có công dụng kháng vi khuẩn Hp, bảo vệ ổ loét dạ dày, cân bằng hàm lượng axit.
Những loại thuốc này sẽ giúp cơ thể người bệnh diệt khuẩn, kháng viêm, giảm đau do dạ dày bị tổn thương. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc làm ảnh hưởng đến bệnh, tăng nguy cơ biến chứng.
Điều trị bằng thuốc nam
Bên cạnh sử dụng thuốc tân dược với nguy cơ tác dụng phụ cao, nhiều người viêm loét dạ dày nhẹ đã áp dụng biện pháp chữa bệnh bằng thuốc nam. Thực tế, những vị thuốc được tìm kiếm dễ dàng ở xung quanh nhà, giúp tiết kiệm chi phí, an toàn cho cơ thể, cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày. Tham khảo các cách sau:
- Sử dụng bột nghệ: Nghệ là nguyên liệu vàng phù hợp với dạ dày. Do trong loại củ này chứa nhiều chất chống oxy hóa, với công dụng kháng nấm, chống viêm, tái tạo niêm mạc, kháng khuẩn,…Bên cạnh đó, nghệ còn giúp người bệnh trung hòa dịch vị, bảo vệ dạ dày. Bạn có thể sử dụng bằng cách uống trà nghệ mật ong, vò viên nghệ và mật ong để nhai mỗi ngày,…
- Sử dụng nha đam: Nha đam có tính nhớt, chứa nước và chất khoáng dồi dào giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày. Không những thế, nha đam còn có khả năng xoa dịu ổ viêm, giảm đau, nhuận tràng, ức chế vi khuẩn,…Bạn có thể chế biến món ăn từ nha đam hoặc ăn tươi, nấu nước uống,…
Đây là 2 cách cơ bản, bạn có thể tham khảo nhiều thảo dược khác. Tuy nhiên, vì là thành phần thiên nhiên nên hiệu quả chậm và còn phụ thuộc vào tình trạng, cơ địa của mỗi người. Do đó, bạn nên kiên trì thực hiện, kết hợp chăm sóc cơ thể tốt.
Điều trị bằng Đông y
Ngoài thuốc nam, thuốc đông y cũng được nhiều người tin tưởng. Bạn có thể sử dụng các bài thuốc đông y sắc uống chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Không chỉ tác động lên các triệu chứng lâm sang, thuốc còn giúp cải thiện ngũ tạng, chức năng của tỳ vị, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này cũng khá chậm, người bệnh nên thực hiện kiên trì. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng để bốc thuốc điều trị.
Can thiệp ngoại khoa điều trị
Nếu trường hợp viêm loét dạ dày quá nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành phẫu thuật điều trị. Thông qua đó, các tế bào tổn thương sẽ được loại bỏ, sau đó tiến hành khâu vết thương. Biện pháp này sẽ khiến dạ dày trông nhỏ hơn.
Người bệnh nên thực hiện tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Do sau khi phẫu thuật, một số trường hợp phản ứng phụ có thể xảy đến. Người bệnh nên kết hợp ăn uống lại sức, lựa chọn thực phẩm phù hợp, tránh ăn những món có hại cho dạ dày để sức khỏe sớm được phục hồi.
Phòng ngừa viêm loét dạ dày bằng cách nào?
Viêm loét dạ dày là bệnh có thể xuất hiện ở bất kể đối tượng nào nếu không có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt, ăn uống đầy đủ và khoa học. Bệnh hiện nay đang có xu hướng gia tăng, gây ảnh hưởng sức khỏe mà còn làm cản trở cuộc sống của nhiều người.
Để phòng tránh bệnh bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Ăn uống đầy đủ chất, đúng bữa, tránh bỏ bữa. Hạn chế ăn thực ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ thuốc lá, rượu, bia,…
- Tránh tự ý mua và sử dụng thuốc tây, bởi chúng có thể gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
- Giữ tâm lý thoải mái, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng kéo dài.
- Luyện tập thể dục, thể thao giúp nâng cao sức đề kháng.
- Lựa chọn thức ăn ở dạng mềm, dễ tiêu hóa, không nên ăn quá nhanh, ăn nhiều trong cùng một bữa ăn khiến axit dạ dày tăng cao, ảnh hưởng vết loét,…
Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được vấn đề: “Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?”. Để kết quả đạt được tốt nhất, bạn nên thăm khám sớm khi thấy dạ dày có triệu chứng bất thường, đồng thời tuân thủ theo phác đồ riêng của bác sĩ điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ nhanh khỏi
- 10 cây thuốc nam chữa viêm loét dạ dày hiệu quả – dễ kiếm
- Các loại thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất 2020
Xem thêm: Viêm amidan mãn tính có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?